Nguyên tắc giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ

Một phần của tài liệu Giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam (Trang 27)

Hiệp hội các nhà quản lý bảo hiểm quốc tế (IAIS) được thành lập từ năm 1994, có trụ sở chính tại Basel - Thụy Sỹ. Cho đến nay IAIS đã có 148 thành viên là các cơ

quan quản lý bảo hiểm của các nước trên thế giới. Việt Nam trở thành thành viên của IAIS từ năm 2007. Mục tiêu của IAIS là ngày càng hoàn thiện hoạt động giám sát thị

trường bảo hiểm nhằm bảo vệ người tham gia bảo hiểm và góp phần ổn định tài chính toàn cầu.

IAIS ban hành các nguyên tắc giám sát trong lĩnh vực bảo hiểm nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý; thúc đẩy sự ổn định tài chính của các DNBH; bảo vệ

quyền lợi của khách hàng tham gia bảo hiểm và đóng góp vào sự phát triển lành mạnh của thị trường bảo hiểm trong nước và quốc tế. Các nguyên tắc của IAIS được coi là

định hướng và là căn cứ cho việc ban hành quy định pháp luật về bảo hiểm của các nước trong việc thực hiện giám sát thị trường bảo hiểm. Hiện nay, nhiều nước đã thừa nhận và tuân thủ theo nguyên tắc của IAIS.

Hệ thống các nguyên tắc giám sát bảo hiểm của IAIS ban hành từ năm 1994 gồm có 28 nguyên tắc. Đến nay đã được sửa đổi, bổ sung thành 26 nguyên tắc.

Các nguyên tắc mang tính toàn cầu mà IAIS đã đưa ra chủ yếu hướng tới thực hiện giám sát trên cơ sở rủi ro. Ở mỗi nước có phương thức giám sát riêng nên mức độ

Bng 1.1: Danh mc các nguyên tc giám sát bo him do IAIS ban hành

- ICP 1: Mục tiêu, quyền hạn, trách nhiệm của người giám sát - ICP 2: Cơ quan giám sát

- ICP 3: Trao đổi thông tin và các yêu cầu bảo mật - ICP 4: Giấy phép

- ICP 5: Tiêu chuẩn và điều kiện người quản trị, điều hành - ICP 6: Thay đổi quyền kiểm soát và chuyển giao hợp đồng - ICP 7: Quản trị doanh nghiệp

- ICP 8: Quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ - ICP 9: Chế độ báo cáo và giám sát

- ICP 10: Ngăn ngừa và các biện pháp khắc phục - ICP 11: Cưỡng chế và chế tài

- ICP 12: Đóng cửa và rút khỏi thị trường

- ICP 13: Tái bảo hiểm và các hình thức chuyển giao rủi ro khác - ICP 14: Định giá

- ICP 15: Đầu tư

- ICP 16: Quản trị rủi ro doanh nghiệp về khả năng thanh toán - ICP 17: Vốn tương ứng

- ICP 18: Trung gian bảo hiểm - ICP 19: Đạo đức kinh doanh - ICP 20: Công khai

- ICP 21: Gian lận bảo hiểm

- ICP 22: Chống rửa tiền và tài trợ cho các hoạt động khủng bố - ICP 23: Giám sát tập đoàn

- ICP 24: Giám sát vĩ mô thận trọng và giám sát bảo hiểm - ICP25: Hợp tác và phối hợp giám sát

- ICP 26: Quản lý khủng hoảng và hoạt động qua biên giới

(Nguồn: Hiệp hội các nhà quản lý bảo hiểm quốc tế)

Một phần của tài liệu Giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam (Trang 27)