Xu hướng giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trên thế giới

Một phần của tài liệu Giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam (Trang 116)

3.1.1.1. Bi cnh kinh tế toàn cu và nh hưởng ca nn kinh tế ti th trường bo him phi nhân th

Trong những năm qua, nền kinh tế thế giới đang trải qua nhiều biến chuyển. Các nước phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do sự mất ổn định về kinh tế và chính trị. Khủng hoảng nợ công tại khu vực đồng Euro diễn biến căng thẳng, khó khăn của Mỹ trong việc thoát khỏi trần nợ công, tình hình chính trị tại Trung Đông và Bắc Phi,.. Kinh tế toàn cầu vẫn mong manh và rủi ro xảy ra suy thoái vẫn tồn tại. Rủi ro mới chồng chất rủi ro cũ, bao gồm suy thoái kinh tế gia tăng tại các nền kinh tế mới nổi có thể xảy ra. Cùng với đó, khả năng phục hồi kinh tế chậm tại các nước tiên tiến dẫn

đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu liên tục mờ nhạt. Trong khi đó, những bất ổn của chính sách tài khóa và tiền tệ của Mỹ đã mang thêm nhiều rủi ro cho nền kinh tế thế

giới. Theo Báo cáo về triển vọng kinh tế thế giới tháng 10/2013 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm nhẹ còn 2,9% vào năm 2013 (năm 2012 là 3,2%) và tăng nhẹ vào năm 2014, đạt mức 3,6%.

Suy thoái kinh tế tại khu vực Châu Âu được dựđoán sẽ còn tiếp diễn do cầu thấp, niềm tin bị sụt giảmvà tình trạng tài chính yếu kém. Khu vực này sẽ phục hồi kinh tế

chậm chạp do những trì hoãn trong triển khai các chính sách tại một số khu vực trọng

điểm. Hơn nữa mức độ tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ có khả năng còn tiến chậm hơn do chính sách tài khóa thắt chặt và giảm điều tiết bằng chính sách tiền tệ. Việc kết hợp

đẩy mạnh điều tiết bằng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ thắt chặt tại Mỹ có thể gây ra những điều chỉnh từ phía thị trường, những khu vực tài chính và nhiều tổn hại mang tính hệ thống.

Trái lại với bối cảnh kinh tế toàn cầu, tăng trưởng GDP của khu vực Đông Nam Á đạt 5,7% vào năm 2012. Tuy nhiên, các nền kinh tế ASEAN không hoàn toàn thoát khỏi suy thoái của nền kinh tế toàn cầu. Ba nền kinh tế lớn nhất đã bị ảnh hưởng, nguyên do chủ yếu là nhu cầu bên ngoài yếu và biến động vốn. Thị trường xuất khẩu

và đầu tư không mấy sáng sủa đã làm giảm tăng trưởng tại Indonesia, Thái Lan, Malaysia và dự báo GDP của khu vực này năm 2013 chỉ tăng trưởng ở mức 4,9% (Theo ADB, tháng 10/2013).

Tăng trưởng kinh tế khu vực ASEAN vẫn dựa vào tiêu dùng và đầu tư trong nước. Kể từ cuối năm 2011, tiêu dùng cá nhân đã đóng vai trò quan trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Mức độ đóng góp của đầu tư vào tăng trường kinh tế giảm nhẹ

trong năm 2013. Khả năng phục hồi kinh tế cũng rất rõ rệt trong các nền kinh tế nhỏ

hơn như Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam. ADB dự báo các nền kinh tế này vẫn tăng trưởng được trong 2 năm tới.

Suy thoái kinh tế trong các nền kinh tế phát triển đã ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm và đặt ra một số thách thức đối với các công ty bảo hiểm toàn cầu. Môi trường lãi suất thấp từ năm 2011 tiếp tục gây nguy cơ giảm lợi nhuận đối với các công ty bảo hiểm, tuy nhiên nó lại làm tăng giá tại thị trường cổ phiếu. Tăng trưởng toàn cầu yếu làm suy yếu nhu cầu mua bảo hiểm và làm giảm tỷ suất hoàn vốn (investment returns) do lãi suất thấp.

Mặc dù kinh tế toàn cầu bất ổn, tổng phí bảo hiểm thực thu toàn cầu (cả nhân thọ

và phi nhân thọ) tăng trưởng 2,4 % và đạt mức 4612,5 tỷ USD trong năm 2012 dù năm 2011 mức phí chỉ tăng ở mức 1,1%. Phí bảo hiểm phi nhân thọ toàn cầu tiếp tục tăng nhẹ 2,6% trong năm 2012 và đạt 1.992 tỷ USD. Bảo hiểm phi nhân thọ tại các nền kinh tế tiên tiến đã nhích lên một chút, tăng 1,5% năm 2012 so với mức 0,9% trong năm 2011 có thể do sự tăng trưởng tại một số thị trường tiên tiến khu vực Châu Á ví dụ như

Hàn Quốc (14%), Hồng Kông (8,2%) và Nhật Bản (tiếp tục tăng trưởng ở mức 3%). Doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ tại các nền kinh tế mới nổi tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, tăng từ 8,1% năm 2011 lên 8,6% năm 2012. Tốc độ tăng trưởng được cải thiện ở cả thị trường tiên tiến (1,8%) và thị trường mới nổi (4,9%) trong năm 2012.

Châu Mỹ Latinh là khu vực tăng trưởng nhanh thứ 2 trên thế giới với tốc độ tăng trưởng 7,8% năm 2012 và doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ khu vực Trung Đông năm 2012 tăng trưởng 7%. Các nền kinh tế mới nổi được dựđoán sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2013 và 2014 nhờ tình trạng ổn định hơn và phục hồi kinh tế tại các thị

trường tiên tiến.

Tốc độ tăng trưởng tại các nền kinh tế mới nổi khu vực Châu Á tiếp tục tăng cao

một số thị trường chủ chốt trong khu vực như Trung Quốc (13,6%), Thái Lan (21,2%), và Indonesia (10,3%).

Với những cải thiện tại thị trường Trung Quốc và tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ

tại ASEAN, thị trường bảo hiểm Châu Á khởi sắc trong cả hai lĩnh vực nhân thọ và phi nhân thọ. Xét về chỉ tiêu khả năng sinh lời đối với lĩnh vực phi nhân thọ, mặc dù các tổn thất năm 2012 là các tổn thất do thảm họa được bảo hiểm lớn thứ 3 kể từ năm 2005, kết quả kinh doanh tốt hơn do bồi thường thấp. Tỷ lệ tăng trưởng và dự phòng vẫn tăng nhiều hơn mức tăng của lợi nhuận trong lĩnh vực phi nhân thọ. Tuy nhiên, lãi suất thấp vẫn làm giảm lợi nhuận đầu tư trên toàn cầu, khiến tổng thu nhập trung bình từđầu tư

giảm. Phí bảo hiểm bình quân trên đầu người toàn cầu giảm nhẹ từ 661 USD năm 2011 xuống còn 655,7 USD năm 2012. Các nền kinh tế mới nổi đã có sự tăng trưởng tích cực (2%), đặc biệt là 6 nước khu vực ASEAN (Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam) tăng trưởng 10,2% và đạt mức 134,4 USD bình quân đầu người. Phí bảo hiểm phi nhân thọ bình quân đầu người của 6 nước ASEAN là 46 USD lại hơi thấp hơn của thị trường mới nổi, nhưng vẫn cao hơn một thị trường mới nổi tại Châu Á. Tỷ

lệđóng góp vào GDP của ngành bảo hiểm toàn cầu năm 2012 giảm còn 6,5%, với mức giảm nhẹ tại các thị trường mới nổi từ 2.73% GDP năm 2011 còn 2,65% GDP trong năm 2012 và tỷ lệ này tại các nền kinh tế tiên tiến vẫn là 8,6%. Chỉ tiêu này tại 6 nước ASEAN cũng tăng từ 3% GDP năm 2011 lên 3,2% năm 2012. Nhìn chung, môi trường kinh tế toàn cầu và thị trường tài chính còn nhiều thách thức và có tác động không nhỏ đến ngành bảo hiểm trên toàn thế giới, đặc biệt là về nhu cầu bảo hiểm và lợi nhuận của các công ty bảo hiểm.

Do môi trường kinh tế yếu kém của nền kinh tế toàn cầu, lợi nhuận của các DNBH vẫn ở mức thấp trong năm 2013. Do tác động của lãi suất thấp và những thay

đổi trong quy định dẫn đến yêu cầu cao về vốn. Tuy nhiên, triển vọng bảo hiểm trong năm 2014 lạc quan hơn với sự phục hồi dần dần của nền kinh tế, lợi nhuận đầu tư tăng, khả năng sinh lời tốt hơn. Tuy nhiên, thị trường khu vực vẫn còn nhiều thách thức. Vấn

đề tỷ lệ thâm nhập của bảo hiểm trong ASEAN vẫn là vấn đềđáng quan tâm chủ yếu. Mặc dù nhìn chung tỷ lệ này tăng trong năm 2012, nhưng con số này vẫn còn nhỏ ở

nhiều thị trường. Bên cạnh đó, năm 2012 và 2013 trở thành năm thử thách cho các DNBH do môi trường kinh tế kém, tỷ lệ lãi suất tiếp tục duy trì ở mức thấp, thiệt hại tăng cao do thảm hoạ tự nhiên và thắt chặt biên thanh toán.

Chính sách tài khóa thắt chặt vẫn tiếp tục được thực hiện ở nhiều nền kinh tế dẫn

đến việc phải có các gói kích thích kinh tế để duy trì tăng trưởng ở các nền kinh tế, nhưng tỷ lệ lãi suất thấp sẽ tạo áp lực đối với lợi nhuận đầu tư của các DNBH. Với tỷ lệ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lãi suất thấp trong dài hạn, lợi nhuận đầu tư sẽ giảm. Nhìn chung, với những bất ổn của nền kinh tế, điều quan trọng là các DNBH thích ứng được với thay đổi của thị trường, có những chiến lược mới và có các giải pháp thay thế và tìm kiếm cơ hội đểđảm bảo lợi nhuận, đồng thời có thểđứng vững trước khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hiện nay, điều quan trọng đối với các DNBH là tìm kiếm chiến lược mới và những biện pháp đểđảm bảo lợi nhuận. Mua bán và sáp nhập (M&A) gia tăng trở thành một trong những biện pháp để quản lý chi phí trong khi

đó giữ vững hiệu quả hoạt động đối với các DNBH địa phương và khu vực ở Châu Á. Gần đây, xuất hiện cơ hội tăng trưởng trong lĩnh vực bảo hiểm sức khoẻ và hưu trí. Về

cơ hội đối với bảo hiểm sức khỏe, năm 2012, ASEAN cam kết xây dựng một mạng lưới bảo hiểm sức khỏe thống nhất trong ASEAN + 3 (bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc) trong quá trình xây dựng năng lực quốc gia và khu vực cho một hệ thống hiệu quả hỗ trợ cho bảo hiểm sức khỏe khu vực. Kết quả là, với sự cải cách trong bảo hiểm y tế, cơ hội được mở ra cho các DNBH trong việc cung cấp cho Chính phủ về

chuyên môn, hệ thống và sản phẩm để hỗ trợ cho sự phát triển chế độ chăm sóc sức khỏe hiệu quả trong khu vực.

Mặc dù kết quả kinh doanh được cải thiện, nhưng thiệt hại do thảm họa vẫn ở

mức cao. Trong năm 2012, có 318 thảm họa đã xảy ra, tổng thiệt hại gây ra cho nền kinh tế là 186 tỷđôla Mỹ. Những thảm họa tự nhiên này đã gây thiệt hại 71 tỷđôla Mỹ

cho các DNBH, trong khi đó số tiền bồi thường từ những rủi ro do con người gây ra là 6 tỷ đôla Mỹ. Lũ lụt ở Indonesia, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam, bão ở Philippin

ảnh hưởng chủ yếu bởi thảm họa tự nhiên. Những thiệt hại từ siêu bão Hải Yến, siêu bão Bopha đổ bộ vào vùng biển phía Đông ởđảo Minadanao Philippine với thiệt hại

ước tính khoảng 0,9 tỷđô la Mỹ. Những thiệt hại này đang thách thức các DNBH phi nhân thọ trong việc giữ vững lợi nhuận. Xem xét những thách thức này, cơ quan bảo hiểm có xu hướng hợp tác với khu vực tư nhân trong việc phát triển một cơ chế quản lý rủi ro bảo hiểm và quản lý thảm họa. Ở cấp độ khu vực, ASEAN đã nhận thức được tác

động của thiên tai ngày một nghiêm trọng do sự thay đổi của khí hậu tác động về mặt kinh tế, vật lý, xã hội và môi trường tại các nước thành viên ASEAN. Ví dụ, từ năm

2009 Hiệp định ASEAN về Quản lý thiên tai và ứng cứu khẩn cấp (AADMER) đã có hiệu lực và các hành động đã được thực thi đểđảm bảo AADMER sẽđóng vai trò là một cơ chế quản lý thiên tai quan trọng trong khu vực.

3.1.1.2. Xu hướng giám sát th trường bo him phi nhân th trên thế gii

Theo dự báo của IMF tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong những năm tới vẫn còn tăng trưởng chậm. Bên cạnh mức độ tăng trưởng của nền kinh tế ảnh hưởng nhất định

đến tốc độ tăng trưởng của hoạt động bảo hiểm thì các tác động của biến đổi khí hậu và thảm họa tự nhiên, mức độ tinh vi trong trục lợi bảo hiểm,.. cũng ảnh hưởng tới hoạt

động bảo hiểm. Hướng tới một thị trường bảo hiểm phát triển bền vững trong một thế

giới thay đổi là chủ đề của Hội nghị IAIS 20 (diễn ra từ ngày 16-19/10/2013 tại Đài Loan) cũng chính là điều mà các cơ quan bảo hiểm các nước quan tâm. Để thực hiện

điều đó, công tác giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ của các nước trong thời gian tới đòi hỏi phải có những chuyển biến phù hợp. Cơ quan giám sát tại các thị trường mới nổi sẽ tiếp tục hoàn thiện các chế độ, chính sách về giám sát, tập trung vào các chuẩn mực giám sát và thông qua phương thức giám sát trên cơ sở rủi ro. Tại các thị trường mới nổi ở Mỹ-la-tinh và Châu Á đã bắt đầu áp dụng phương pháp tính vốn trên cơ sở rủi ro (RBC). Tại các nước thành viên EU ở khu vực Trung và Đông Âu sẽ hoãn việc sử

dụng Solvency II cho tới 2015 hoặc 2016. IAIS khuyến cáo các nước nhất là các nước ở

thị trường mới nổi chuyển sang phương thức giám sát trên cơ sở rủi ro để tăng cường mức độ dự đoán và phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra đối với các DNBH, giúp thị

trường phát triển bền vững. Tại hội nghị IAIS 20 đã tập trung thảo luận nhiều về vai trò giám sát bảo hiểm cũng như các biện pháp chính sách đối với các vấn đề rủi ro toàn cầu.

Đối với các nước ASEAN, cơ quan quản lý bảo hiểm các nước ASEAN sẽ cần phải rà soát các quy định của mình phù hợp với thông lệ quốc tế. Dưới áp lực tài chính hiện nay, cơ quan quản lý ở nhiều quốc gia đã bắt đầu cải cách, phát triển và thực hiện các quy định tài chính mới đểđảm bảo ổn định tài chính. Với những thay đổi này trong lĩnh vực tài chính theo hướng thắt chặt các quy định về khả năng thanh toán, tăng cường trong việc tính toán trách nhiệm bảo hiểm và vốn. Thị trường ASEAN cũng cần phải chú trọng hơn đến bảo lãnh phát hành chuyên nghiệp và chặt chẽđểđược hưởng lợi từ triển vọng kinh tế bền vững (Theo báo cáo của Swiss Re năm 2013).

Mục tiêu Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) năm 2015 đang tới gần, tự do hóa khu vực bảo hiểm sẽđược hỗ trợ hơn nữa. Dưới dòng chảy tự do của ngành dịch vụ,

dịch vụ bảo hiểm là một trong những lĩnh vực mục tiêu. Hội nhập sâu hơn với thỏa thuận khung Tự do hóa dịch vụ tài chính (FSL) sẽ giúp tăng tỷ lệ thâm nhập của bảo hiểm trong khu vực. Tuy nhiên, cạnh tranh sẽ có thể trở nên căng thẳng do tư nhân hóa và các DNBH nước ngoài gia nhập thị trường nhiều hơn.

Một điểm đáng chú ý là sự phát triển của ngành bảo hiểm trong khu vực rất khác nhau. Thị trường bảo hiểm ở một số nền kinh tế so về mặt bằng chung quốc tế vẫn còn non trẻ và giản đơn, không có sựđa dạng về sản phẩm. Trong khi đó, một đất nước như

Singapore có hầu hết các dịch vụ bảo hiểm tiên tiến nhất và trở thành một trong những trung tâm quan trọng đối với bảo hiểm trong nước và các DNBH nước ngoài. Để giảm những chênh lệch phát triển này, những nỗ lực trong khu vực là hướng tới hội nhập trong lĩnh vực bảo hiểm thông qua đề xuất thành lập Nhóm công tác Kỹ thuật về phi ngân hàng theo thỏa thuận Tự do hóa dịch vụ Tài chính ASEAN (FSL). Ổn định và tăng cường năng lực tài chính thông qua xây dựng năng lực tài chính đối với các nước thành viên ASEAN mới. Trên hết, những cam kết mạnh mẽ hơn từ các nước thành viên ASEAN đối với Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và Hội nhập Tài chính ASEAN là yêu cầu bắt buộc cho sự phát triển trong tương lai của thị trường bảo hiểm ASEAN.

Do đặc thù riêng, quy định trong lĩnh vực bảo hiểm của ASEAN không áp dụng

đầy đủ mô hình của Châu Âu; tuy nhiên, các nhà quản lý ASEAN đang hướng tới phương thức giám sát trên cơ sở rủi ro, phát triển tìm kiếm các quy định tương ứng với Solvency II. Một số thị trường ASEAN có những yếu tố tương đồng với Solvency II, chủ

yếu là các quy định hiện hành, đối với bảo hiểm, quy định về thẩm định tại chỗ ở

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam (Trang 116)