Cơ quan giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam

Một phần của tài liệu Giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam (Trang 79)

Mô hình giám sát thị trường bảo hiểm Việt Nam là mô hình giám sát theo định chế. Theo Nghị định số 178/ CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính, nhiệm vụ giám sát thị

trường bảo hiểm Việt Nam được giao cho Vụ Tài chính Ngân hàng và các tổ chức tài chính. Phòng Quản lý bảo hiểm thuộc Vụ Tài chính Ngân hàng và các tổ chức tài chính được thành lập với 6 cán bộ là tiền thân của cơ quan giám sát thị trường bảo hiểm Việt Nam ngày nay.

Điều 121 Luật Kinh doanh bảo hiểm được ban hành năm 2000 qui định Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về KDBH, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về KDBH. Do vậy, Nghịđịnh số 77/2003/ NĐ- CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ

chức của Bộ Tài chính là văn bản pháp quy đầu tiên qui định về việc hình thành bộ

máy quản lý, giám sát bảo hiểm tương đương cấp Vụ. Theo Nghị định này, Phòng Quản lý bảo hiểm thuộc Vụ Tài chính Ngân hàng và các tổ chức tài chính được nâng lên thành Vụ Bảo hiểm. Quyết định 134/2003/QĐ-BTC ngày 20/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính qui định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Bảo hiểm, trong

đó qui định cơ cấu tổ chức của Vụ Bảo hiểm thực hiện theo chếđộ chuyên viên, không có cấp phòng. Từng chuyên viên thực hiện việc quản lý, giám sát đối với một hoặc vài DNBH. Tuy nhiên, việc kiểm tra, thanh tra vẫn phải thực hiện cùng với Thanh tra Bộ

Tài chính, phối hợp với Thanh tra Bộ trong việc xây dựng kế hoạch và thực hiện thanh tra hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và xu hướng hội nhập, thị trường bảo hiểm Việt Nam cũng ngày một phát triển và hội nhập sâu vào thị trường bảo hiểm khu vực và thế giới đòi hỏi công tác quản lý, giám sát phải phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế. Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của cơ quan quản lý, giám sát

đối với thị trường bảo hiểm, tại Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính

đã cho phép chuyển Vụ Bảo hiểm thành Cục Quản lý giám sát bảo hiểm. Bộ Tài chính

đã có Quyết định số 288/QĐ-BTC ngày 12/2/2009 và hiện nay là Quyết định số

1313/QĐ-BTC ngày 11/6/2014 qui định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ

chức của Cục quản lý, giám sát bảo hiểm trong đó đã qui định:

“Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm là đơn vị thuộc Bộ Tài chính, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm trong phạm vi cả nước; Trực tiếp, quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo qui định của pháp luật”.

Sơđồ 2.1: B máy t chc ca Cc Qun lý, giám sát bo him

(Nguồn: Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm)

Như vậy, chức năng giám sát thị trường bảo hiểm hiện nay được giao cho Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm trực thuộc Bộ Tài chính. Tổ chức bộ máy gồm 1 Cục trưởng một số Phó cục trưởng, 98 cán bộđược chia thành 7 phòng và một trung tâm. Các văn bản pháp lý đã thừa nhận địa vị pháp lý của Cục QLBH, có con dấu và tài khoản riêng, quy định pháp lý cho phép Cục QLBH có đủ quyền lực để thực hiện các quy định giám sát. Ngày 31/7/2009 Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 1853/QĐ-BTC bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Quản lý giám sát bảo hiểm thêm nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về KDBH. Ngày 07/12/2009 Bộ trưởng Bộ

Tài chính ban hành Quyết định 3069/QĐ-BTC qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm. Thanh tra Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm có con dấu và tài khoản riêng. Chánh Thanh tra Cục có quyền quyết định xử phạt hành chính. Tuy nhiên, từ 01/7/2011 thực hiện theo qui

định của Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 và Nghị định 07/2012/NĐ-CP ngày 9/2/2012 qui định về cơ quan được thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành thì Cục QLBH là đơn vị thanh tra chuyên ngành. Cục trưởng Cục QLBH có quyền quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm.

Cơ quan giám sát thị trường bảo hiểm Việt Nam đã đáp ứng được phần nào yêu cầu của nguyên tắc ICP 1: Là một đơn vịđộc lập, có nguồn kinh phí, có đội ngũ cán bộ. Tuy nhiên, mức độđộc lập của cơ quan giám sát là chưa cao, mọi quyết định còn phụ thuộc vào cơ quan cấp trên. Cục QLBH hoạt động chủ yếu dựa vào kinh phí ngân sách nhà nước, với nguồn kinh phí eo hẹp cơ quan giám sát không thể chủ động thuê các chuyên gia giỏi như chuyên gia tính toán hoặc thu hút được nhân tài làm việc trong lĩnh vực này.

Theo sơ đồ về cơ cấu, tổ chức của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Phòng Quản lý, giám sát bảo hiểm phi nhân thọ, Phòng Thanh tra bảo hiểm, Phòng quản lý, giám sát môi giới là các phòng chính thực hiện chức năng giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Ngoài ra còn có các phòng chức năng khác như Văn phòng, Phòng Phát triển thị trường cũng tham gia hỗ trợ vào việc giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ.

Theo qui định tại Quyết định số 23/QĐ-QLBH ngày 27/6/2014 qui định nhiệm vụ của Văn phòng Cục và các phòng thuộc Cục QLBH, Phòng Quản lý giám sát bảo hiểm phi nhân thọ có nhiệm vụ thực hiện quản lý, giám sát toàn bộ hoạt động của DNBH phi nhân thọ và tái bảo hiểm; phân tích, đánh giá tình hình tài chính, tình hình hoạt động của từng DNBH phi nhân thọ, DN tái bảo hiểm theo định kỳ quý, năm hoặc

đột xuất; Phối hợp với phòng Thanh tra xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra và thực hiện kiểm tra, thanh tra DNBH phi nhân thọ và tái bảo hiểm. Đồng thời Phòng Quản lý giám, sát bảo hiểm phi nhân thọ có nhiệm vụ: Chủ trì nghiên cứu, xây dựng và hướng dẫn cơ chế chính sách trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm; Phối hợp với phòng phát triển thị trường xây dựng cơ chế, chính sách chung trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm; Xây dựng quy tắc, điều khoản biểu phí các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ bắt buộc; Phê chuẩn các sản phẩm bảo hiểm khác theo quy định.

Hiện nay Phòng Quản lý, giám sát bảo hiểm phi nhân thọ có 14 công chức, trình độ tương đối đồng đều, được đào tạo cơ bản và có hệ thống. 100% công chức

có trình độ từ đại học trở lên, trong đó 3 cán bộ được đào tạo đúng chuyên ngành bảo hiểm. Phòng có một trưởng phòng và một phó phòng, 12 công chức thực hiện giám sát 29 DNBH.

Với chức năng qui định, Phòng Quản lý, giám sát bảo hiểm phi nhân thọ vừa thực hiện chức năng quản lý “Nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ. Xây dựng quy tắc, điều khoản biểu phí bảo hiểm phi nhân thọ bắt buộc.”, nhưng đồng thời vẫn tham gia vào việc thanh tra, kiểm tra các DNBH phi nhân thọ. Như vậy, chức năng giám sát vẫn chưa hoàn toàn được tách bạch với bộ phận quản lý, dễ dẫn đến tình trạng vừa đá bóng vừa thổi còi, hoặc bản thân cán bộ sẽ khó nhận diện được những điểm còn tồn tại trong cơ chế chính sách do mình ban hành.

Phòng Thanh tra, kiểm tra có nhiệm vụ: chủ trì xây dựng kế hoạch dài hạn và trung hạn về công tác thanh tra chuyên ngành và kế hoạch thanh tra hàng năm; thực hiện thanh tra theo kế hoạch; thanh tra thường xuyên; thanh tra đột xuất khi được Cục trưởng Cục quản lý, giám sát bảo hiểm giao; tổng hợp, đánh giá và báo cáo kết quả

công tác thanh tra chuyên ngành.

Phòng thanh tra hiện nay có 8 công chức trong đó một trưởng phòng và 2 phó phòng, 5 chuyên viên. Các chuyên viên chủ yếu là sinh viên mới tốt nghiệp đại học, chưa có kinh nghiệm quản lý hoặc thanh tra. Phòng Thanh tra thực hiện chủ trì công tác thanh tra của cả thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, nhân thọ và DNMGBH. Trên thực tế với lực lượng cán bộ quá mỏng, Phòng Thanh tra chỉ là đầu mối chủ trì, chưa thực hiện công tác thanh tra một cách độc lập mà vẫn phải phối hợp với phòng quản lý thực hiện thanh tra.

Cùng với quá trình phát triển của thị trường, bộ máy của cơ quan giám sát cũng ngày được hoàn thiện và nâng cấp. Mô hình cơ quan giám sát thị trường theo mô hình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

định chế, phù hợp với trình độ phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ của Việt Nam hiện nay. Trong điều kiện thị trường tài chính chưa phát triển, các sản phẩm tài chính chưa đa dạng, phong phú thì mô hình cơ quan giám sát hiện nay là phù hợp, đảm bảo có tính chuyên sâu về nghiệp vụ, tiết kiệm chi phí, nhân lực, tránh chồng chéo giữa các cơ quan giám sát trong thị trường tài chính. Cơ quan giám sát ngày một phát triển và phát huy vai trò của mình trong hoạt động giám sát thị trường. Kết quả tăng trưởng của thị trường trong những năm vừa qua là một minh chứng cho vai trò của cơ quan giám sát trong việc định hướng cho thị trường phát triển ổn định và lành mạnh.

Bên cạnh đó, thị trường bảo hiểm Việt Nam và thế giới cũng đang có nhiều chuyển biến. Do mới chuyển đổi về mô hình tổ chức, cơ quan giám sát cũng chưa kịp

đáp ứng với những xu hướng biến đổi: chưa tách bạch được chức năng quản lý và chức năng giám sát, lực lượng công chức còn mỏng, chưa có đủ nguồn lực tài chính để giám sát thị trường. Đây là một thách thức đặt ra cho cơ quan giám sát phải chủđộng trong việc nghiên cứu, hoàn thiện về bộ máy, con người, trình độ, chất lượng công việc cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam (Trang 79)