Tăng cường công tác phối hợp và chia sẻ thông tin

Một phần của tài liệu Giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam (Trang 143)

3.2.3.1. Phi hp, chia s thông tin gia các cơ quan qun lý, giám sát nhà nước trong các lĩnh vc

Trong thị trường tài chính, mỗi doanh nghiệp đều chịu sự giám sát của cơ quan quản lý riêng tuỳ theo từng lĩnh vực. Một tập đoàn có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực. Vì vậy, để phối hợp chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý nhằm tăng cường việc quản lý, giám sát toàn diện các rủi ro của cả tập đoàn, cần có sự chia sẻ thông tin giữa các cơ quan giám sát các lĩnh vực hoạt động của tập đoàn.

Hành vi mua bán sản phẩm bảo hiểm trên thị trường liên quan đến nhiều cơ quan khác nhau như cơ quan giám sát thị trường, cơ quan giám sát cạnh tranh, cơ quan bảo vệ người tiêu dùng, cơ quan thuế, cơ quan công an, y tế,... để xác định chính xác tổn thất, đền bù đúng cho bên mua bảo hiểm, tránh các hiện tượng trục lợi thì giữa các cơ

quan phải có sự liên hệ, hỗ trợ lẫn nhau, cung cấp thông tin kịp thời chính xác để

DNBH đền bù kịp thời, chính xác cho người mua.

Để thuận lợi trong quá trình giám sát, cần có thỏa thuận giữa cơ quan giám sát thị

trường bảo hiểm với các cơ quan liên quan, nội dung thỏa thuận cần đề cập đến:

- Thống nhất về thủ tục trao đổi thông tin thường xuyên và khẩn cấp giữa cơ quan giám sát thị trường bảo hiểm với các cơ quan có liên quan.

- Thống nhất vai trò, trách nhiệm của từng cơ quan: + Đầu mối tiếp nhận thông tin

+ Tổ chức các cuộc họp với các cơ quan quản lý khác nhằm phối hợp việc trao

đổi thông tin ít nhất 2 lần/năm.

- Cơ chế bảo mật thông tin chia sẻ giữa các cơ quan quản lý: Cơ quan quản lý

điều phối đảm bảo thông tin cung cấp cho các cơ quan quản lý độc lập khác trên cơ sở

trao đổi thông tin hai chiều, không trì hoãn cung cấp thông tin và cung cấp thông tin

đầy đủ, chi tiết. Thông tin chia sẻ giữa các cơ quan chỉ được sử dụng vào mục đích giám sát DNBH.

3.2.3.2. Phi hp, chia s thông tin gia các cơ quan giám sát bo him các nước

Việc thực hiện các cam kết quốc tế về mở cửa thị trường bảo hiểm đã cho phép các DNBH ở nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới và thành lập chi nhánh DNBH phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam (hình thức không có hiện diện

thương mại). Các quy định này sẽ làm tăng mức độ rủi ro và phức tạp trong công tác quản lý, giám sát, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý, giám sát bảo hiểm nước ngoài nơi các doanh nghiệp này đặt trụ sở chính. Nếu không có định hướng, chính sách quản lý tốt có thểảnh hưởng đến tính an toàn, ổn định của thị trường bảo hiểm.

Khi có tranh chấp xảy ra mà một bên là tổ chức tài chính nước ngoài thì việc xử

lý các tổ chức tài chính nước ngoài cần phải có đủ thông tin, bao gồm việc yêu cầu thông tin từ DNBH mẹ hoặc từ cơ quan quản lý, giám sát nước ngoài. Nguồn thông tin và sự hợp tác của các cán bộ giám sát ở cả hai quốc gia giúp chia sẻ gánh nặng giám sát. Điều quan trọng nữa là thu xếp bí mật đểđảm bảo rằng thông tin được chia sẻ sử

dụng cho các mục đích theo quy định.

Để thuận lợi trong quá trình giám sát, cơ quan giám sát Việt Nam cần phải thiết lập các mối quan hệ hợp tác và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan giám sát thị trường bảo hiểm các nước. Mối quan hệ phối hợp chia sẻ thông tin giữa các cơ quan giám sát bảo hiểm các nước được thể hiện trong các Biên bản hợp tác đa phương giữa các nước trong khối ASEAN, ASEM,... hay hợp tác song phương giữa Việt Nam và các nước. Khi DNBH thực hiện cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới phải có được sựđồng ý của cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi DNBH đóng trụ sở chính. Ngay từ khi xem xét một định chế tài chính có công ty mẹở nước ngoài tham gia vào thị trường bảo hiểm Việt Nam cần đưa ra các yêu cầu hỗ trợ từ các cơ quan giám sát nước ngoài nơi công ty mẹ có trụ sở chính. Giữa các cơ quan giám sát cần phải xây dựng cơ chế bảo mật thông tin đểđảm bảo lâu dài và an toàn cho thị trường.

3.2.3.3. Phi hp chia s thông tin gia cơ quan qun lý, giám sát vi các doanh nghip bo him

Để thực hiện phương thức giám sát rủi ro, bản thân cán bộ giám sát phải thực sự

hiểu được hoạt động của doanh nghiệp, có kiến thức đểđánh giá đầy đủ những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong hoạt động kinh doanh. Điều đó chỉ có thể thực hiện được nếu có sự chia sẻ thông tin giữa DNBH với cán bộ giám sát. Trên thực tế các DNBH thường rất muốn giấu thông tin với cơ quan giám sát, điều đó chỉ thực hiện

được nếu có các chế tài hoặc các qui định mang tính bắt buộc trong việc chia sẻ thông tin giữa DNBH với cơ quan giám sát. Việc phối hợp chia sẻ thông tin giữa cơ quan

giám sát với các DNBH thông qua hệ thống báo cáo bắt buộc định kỳ và các báo cáo

đột xuất theo yêu cầu.

Một phần của tài liệu Giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam (Trang 143)