Sản phẩm của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam

Một phần của tài liệu Giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam (Trang 69)

2.1.3.1. Hàng hóa, dch v trên th trường

Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam đã triển khai 11 nghiệp vụ bảo hiểm: BH sức khoẻ và tai nạn con người; BH tài sản và BH thiệt hại; BH hàng hoá vận chuyển; BH hàng không; BH xe cơ giới; BH cháy, nổ; BH thân tàu và TNDS chủ tàu; BH trách nhiệm; BH tín dụng và rủi ro tài chính; BH thiệt hại kinh doanh; BH nông nghiệp. Đối với từng nghiệp vụ, các DNBH thiết kế các điều khoản cụ thể theo từng DNBH hình thành các sản phẩm bảo hiểm khác nhau. Đến nay,

đã có gần 800 sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọđược cung cấp trên thị trường, đáp ứng nhu cầu phong phú của khách hàng bảo hiểm. Các DNBH đã chú ý tới nâng cao chất lượng sản phẩm như mở rộng phạm vi hoặc quyền lợi bảo hiểm của khách hàng, sản phẩm được bổ sung thêm quyền lợi cho các khách hàng tham gia bảo hiểm. Phí bảo hiểm tương ứng với mức trách nhiệm, phạm vi bảo hiểm rộng hơn. Quy tắc, điều khoản bảo hiểm được quy định rõ ràng về trách nhiệm và quyền lợi của DNBH, trách nhiệm và quyền lợi của người tham gia bảo hiểm, tạo điều kiện thuận lợi khi triển khai sản phẩm. Doanh nghiệp cũng quan tâm tới việc đổi mới phương thức phục vụ, chăm sóc khách hàng, phát triển hệ thống công nghệ thông tin phục vụ hoạt động kinh doanh, chuẩn hóa các quy trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm. Các dịch vụ bổ

sung như hỗ trợ, cứu trợ tai nạn,… cũng đã bước đầu phát triển. Ngoài ra, các DNBH

đã xây dựng website riêng để quảng bá sản phẩm, hỗ trợ công tác bồi thường cũng như thu nhận và xử lý các thông tin phản hồi từ khách hàng. Về phía cơ quan quản lý,

đã ban hành các quy định về triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Bên cạnh đó, các sản phẩm mới cần thiết cho an sinh xã hội nhưng khi triển khai DNBH gặp khó khăn thì Chính phủ tham gia hỗ trợ như: chính sách triển khai bảo hiểm nông nghiệp

nông nghiệp, đặc biệt là thiên tai; chính sách bảo hiểm tín dụng xuất khẩu giúp đảm bảo an toàn tài chính cho các thương nhân xuất khẩu, từđó góp phần đẩy mạnh xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều loại sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm đã có mặt ở nhiều thị

trường bảo hiểm khác nhưng vẫn chưa xuất hiện trên thị trường bảo hiểm Việt Nam như bảo hiểm bảo lãnh... Nhiều mảng thị trường còn bỏ ngỏ mặc dù thực tế đã phát sinh nhưng chưa có sản phẩm bảo hiểm cho các hoạt động đó như năng lượng hạt nhân nguyên tử, vệ tinh, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp,… chủ yếu các sản phẩm này

đều do nước ngoài cung cấp. Hoặc nhiều sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức như

bảo hiểm chăm sóc y tế, mặc dù đã có văn bản hướng dẫn nhưng việc triển khai sản phẩm này cũng còn gặp nhiều khó khăn. Theo thống kê của Cục quản lý, giám sát bảo hiểm, số lượng sản phẩm nhiều song chủng loại chưa đa dạng. Các sản phẩm mang tính sao chép giữa các DNBH, thậm chí sao chép nguyên sản phẩm của nước ngoài. Doanh nghiệp chưa có nhiều loại sản phẩm cá biệt thích hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng. Bên cạnh đó việc hạ phí một cách phi kỹ thuật để cạnh tranh của các DNBH đã làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm cũng như mang lại rủi ro cao cho thị

trường. Một trong các nguyên nhân chủ yếu là các DNBH vẫn tập trung khai thác sản phẩm truyền thống, các sản phẩm có lãi ngay; địa bàn khai thác chủ yếu tại các tỉnh thành phố lớn; đối tượng khách hàng chủ yếu là các tổ chức sản xuất kinh doanh lớn và bộ phận người dân có thu nhập khá. Công tác phát triển sản phẩm mới còn chưa được chú trọng do đòi hỏi đầu tư lớn về công nghệ nhưng thời gian thu hồi vốn lâu, đặc biệt các sản phẩm phục vụđối tượng có thu nhập thấp sinh sống ở các vùng nông thôn. Các DNBH phi nhân thọ trong nước có quy mô nhỏ chưa thành lập bộ phận nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới độc lập.

2.1.3.2. Cơ cu và doanh thu nghip v bo him phi nhân th

Tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm của các nghiệp vụ vẫn chủ yếu tập trung vào một số nghiệp vụ truyền thống như BH xe cơ giới, BH tài sản và BH thiệt hại, BH sức khỏe và tai nạn con người, BH hàng hoá vận chuyển, BH thân tàu và TNDS chủ tàu, BH cháy nổ. Trong đó, BH xe cơ giới chiếm 28%. Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại chiếm 22%. Các dự án tăng trưởng kinh tế, dầu và khí đốt và các hoạt động liên quan đến xây dựng và kỹ thuật đã giúp kích thích nhu cầu về các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ. Tất cả các nghiệp vụ chính đã có tỉ lệ tăng trưởng mạnh với mức tăng

trưởng trung bình hàng năm từ 25% đến 29%. Bảo hiểm tín dụng chiếm một phần rất nhỏ của thị trường (ít hơn 1% phí bảo hiểm khai thác được) như cho vay tiêu dùng vẫn còn rất thấp.

Biu đồ 2.2: Doanh thu phí bo him gc theo các nghip v bo him phi nhân th năm 2008-2013

(Nguồn: Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013)

Qua hơn 20 năm phát triển, đặc biệt là 5 năm (từ 2008 - 2013) thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể, từng bước đáp

ứng được yêu cầu phát triển và ổn định nền kinh tế. Cấu trúc thị trường, các yếu tố

cấu thành thị trường bảo hiểm ngày càng được bổ sung hoàn chỉnh hơn. Thị trường

đã bước đầu hội nhập với thị trường khu vực và quốc tế thông qua việc gia nhập các tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế.

2.2. THỰC TRẠNG GIÁM SÁT THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ

VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam (Trang 69)