Định hướng giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam

Một phần của tài liệu Giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam (Trang 121)

trong thời gian tới

3.1.2.1. Tình hình kinh tế Vit Nam nh hưởng ti th trường bo him phi nhân th

Do ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam cũng gặp những khó khăn trong vài năm trở lại đây: tăng trưởng kinh tế chậm, năm 2012 GDP tăng trưởng 5,03%, đầu tư toàn xã hội 29,5% GDP, tồn kho nhiều, các doanh nghiệp sản

xuất cầm chừng. Năm 2012, cả nước có đến 55.000 doanh nghiệp giải thể, thị trường chứng khoán ảm đạm, thị trường bất động sản đóng băng,..đã tác động nhiều đến thị

trường bảo hiểm Việt Nam nói chung và thị trường bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng. Cụ thể:

Với chính sách kiềm chế lạm phát, thắt chặt tín dụng, thắt chặt chi tiêu công (kể

cảđầu tư và mua sắm), giảm sút đầu tư toàn xã hội đã ảnh hưởng đến việc hình thành tài sản mới làm giảm doanh thu phí bảo hiểm.

Nhiều cá nhân, tổ chức gặp khó khăn trong vấn đề tài chính, dẫn đến cắt giảm các khoản mua bảo hiểm mặc dù nhận thức được vai trò và sự cần thiết khi mua bảo hiểm.

Để có được doanh thu, các DNBH đã cạnh tranh gay gắt, thậm chí không lành mạnh, bằng cách sẵn sàng hạ phí, mở rộng điều khoản, hạ mức khấu trừ. Tình trạng trục lợi bảo hiểm có nguy cơ gia tăng và tinh vi hơn,.. làm ảnh hưởng đến tính lành mạnh và bền vững của thị trường;

Với những tác động của nền kinh tế, các DNBH đã rất cố gắng có các giải pháp

để tăng trưởng như:

Tái cơ cấu doanh nghiệp, thu hẹp phạm vi hoạt động, phân cấp chi nhánh, thay

đổi người điều hành, sắp xếp lại lực lượng lao động, tăng cường đào tạo cán bộ.

Thu hẹp phạm vi bảo hiểm đối với các nghiệp vụ bảo hiểm không có lãi, giảm qui mô các sản phẩm bị lỗ hoặc không có lãi, tập trung phát triển các sản phẩm mới, phân khúc thị trường.

Cơ cấu tài chính, tận thu công nợ, trích lập dự phòng đểđảm bảo khả năng thanh toán, cơ cấu lại danh mục đầu tư cho hiệu quả, rà soát xây dựng lại qui trình khai thác, giám định, bồi thường, kiểm soát nội bộ,..

Với sự nỗ lực của cơ quan quản lý và DNBH, trong những năm qua thị trường bảo hiểm phi nhân thọđạt mức tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng GDP. Nhưng từ

năm 2011, mức tăng trưởng đã theo chiều hướng đi xuống. Năm 2013 là năm đầu tiên sau 20 năm mở của thị trường, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam tăng trưởng với 1 con số (7%), nhiều DNBH có tăng trưởng âm.

3.1.2.2. Định hướng phát trin và giám sát th trường bo him phi nhân th Vit Nam

Ngày 15/02/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 193/QĐ-TTg về

“Mục tiêu cụ thể:

- Xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách về kinh doanh bảo hiểm đầy đủ, minh bạch, bình đẳng và đồng bộ, tạo thuận lợi cho sự phát triển của thị trường, bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ cam kết quốc tế của Việt Nam.

- Nâng cao tính an toàn hệ thống, hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của các DNBH. Phát triển các DNBH có năng lực tài chính vững mạnh, năng lực quản trị điều hành đạt chuẩn mực quốc tế, hoạt động hiệu quả, có khả năng cạnh tranh tích cực trên thị trường trong nước và khu vực.

- Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm, bảo

đảm đáp ứng nhu cầu bảo hiểm đa dạng của các tổ chức và cá nhân. Tạo thuận lợi cho các tổ chức, các nhân, đặc biệt là các đối tượng có thu nhập thấp được tham gia bảo hiểm.

- Đa dạng và chuyên nghiệp hóa kênh phân phối bảo hiểm, tạo cầu nối hiệu quả

giữa các DNBH và khách hàng.

- Tổ chức công tác quản lý, giám sát thị trường chuyên nghiệp, hiện đại và hiệu quả; phát huy mạnh mẽ vai trò thành viên của cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm tại diễn đàn các cơ quan quản lý bảo hiểm; từng bước tuân thủ các chuẩn mực quản lý, giám sát bảo hiểm do Hiệp hội quốc tế của các cơ quản bảo hiểm ban hành.

Các chỉ tiêu:

- Tổng doanh thu ngành bảo hiểm đến năm 2015 đạt 2%-3% GDP và đến năm 2020 đạt 3-4% GDP.

- Qui mô các quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhằm đáp ứng nghĩa vụ chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm cho khách hàng đến năm 2015 tăng gấp 2 lần và đến năm 2020 tăng gấp 4,5 lần so với năm 2010.

- Tổng nguồn vốn huy động cho nền kinh tế của các DNBH đến năm 2015 tăng gấp 1,7 lần so với năm 2010; đến năm 2020 tăng gấp 3,5 lần so với năm 2010, tương

đương 3-4% GDP.

- Đóng góp vào ngân sách nhà nước của ngành bảo hiểm đến năm 2015 tăng gấp 2 lần và đến năm 2020 tăng gấp 4 lần so với năm 2010.

- Cơ quan quản lý Nhà nước về kinh doanh bảo hiểm phấn đấu đến năm 2015 tuân thủ hoàn toàn 50% các nguyên tắc quản lý, giám sát bảo hiểm do Hiệp hội các nhà quản lý bảo hiểm quốc tế ban hành; đến năm 2020 sẽ tuân thủ hoàn toàn các nguyên tắc quản lý, giám sát bảo hiểm do Hiệp hội các nhà quản lý bảo hiểm quốc tế ban hành.

Tăng tốc độ tăng trưởng nộp ngân sách nhà nước đạt bình quân khoảng 20%/năm cho đến năm 2020”.

Với mục tiêu của Chiến lược phát triển thị trường giai đoạn 2011 - 2020, hoạt

động giám sát thị trường theo định hướng tuân thủ hoàn toàn các nguyên tắc quản lý, giám sát bảo hiểm. Các nguyên tắc này được xây dựng dựa trên phương thức giám sát trên cơ sở rủi ro. Do vậy việc tuân thủ hoàn toàn các nguyên tắc đồng nghĩa với việc phương thức giám sát thị trường của Việt Nam được chuyển dần sang phương thức giám sát trên cơ sở rủi ro và được áp dụng hoàn toàn vào năm 2020.

Một phần của tài liệu Giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam (Trang 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)