Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả họat động của cơ quan giám sát

Một phần của tài liệu Giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam (Trang 137)

3.2.2.1. Tách bit chc năng qun lý và chc năng giám sát

Với mô hình cơ quan quản lý, giám sát hiện nay ở Việt Nam 2 chức năng quản lý và giám sát đang giao cho một chủ thể thực hiện. Phòng quản lý, giám sát bảo hiểm phi nhân thọđang thực hiện cả 2 chức năng đó. Ở nhiều nước chức năng quản lý hay xây dựng chính sách cho thị trường là do một cơ quan độc lập khác với cơ quan giám sát thực hiện như Bộ Tài chính, kho bạc,.. thực hiện. Cơ quan giám sát chỉ ban hành các văn bản liên quan đến công tác giám sát và thực hiện giám sát thị trường. Tuy nhiên, cơ

quan quản lý độc lập phải có bao quát nhất định trong việc ra chính sách, hiểu được thị

trường thì mới thực hiện quản lý được tốt.

Để tách bạch được 2 chức năng này, trong điều kiện hiện nay của Việt Nam nên chia thành 2 giai đoạn:

Giai đon 1:Trong 5 năm tới, hoạt động quản lý và hoạt động giám sát vẫn được giao cho một đơn vị thực hiện là Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm thực hiện thì hai bộ

Phát triển thị trường thực hiện, Phòng Quản lý, giám sát phi nhân thọ chỉ thực hiện chức năng giám sát từ xa.

Giai đon 2: Chức năng quản lý thị trường và chức năng giám sát thị trường nằm

ở hai cơ quan độc lập. Cơ quan giám sát thị trường chỉ thực hiện chức năng giám sát có thể là Cục giám sát thị trường bảo hiểm hoặc Ủy ban giám sát tài chính.

3.2.2.2. Hoàn thin mô hình cơ quan giám sát

Việt Nam đang thực hiện mô hình giám sát theo thể chế, với mô hình này cũng có những ưu điểm nhất định và phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện nay như:

- Cơ quan giám sát nắm bắt được một cách sâu sắc nhất vềđối tượng giám sát, việc giám sát chuyên nghiệp và hiệu quả hơn việc giám sát hai hay nhiều lĩnh vực.

- Hoạt động giám sát diễn ra thường xuyên, gắn liền với việc tổ chức hoạt động kinh doanh.

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở dữ liệu, khung pháp lý cho hoạt động giám sát được tổ

chức và quản lý nhất quán, tạo điều kiện cho hoạt động giám sátc tiếp cận và phối hợp thông tin.

Bên cạnh đó mô hình này cũng có những nhược điểm:

- Do xu hướng xuất hiện tập đoàn tài chính đa ngành làm cho việc quản lý theo thể chế gặp phải những khó khăn như không thống nhất trong việc áp dụng các quy

định của các cơ quan giám sát khác nhau cho cùng một thể chế, hay khó khăn trong việc phối kết hợp quản lý giám sát.

- Với xu hướng phát triển của thời đại, các sản phẩm tài chính ngày càng phát triển theo hướng tích hợp nhiều đặc điểm sản phẩm tài chính hình thành nhiều sản phẩm tài chính mới như assurfinance, bancassurance,.. làm cho việc xác định cơ quan giám sát nào chịu trách nhiệm giám sát là rất khó khăn.

- Chưa tương xứng với các cơ quan giám sát trong thị trường tài chính (ngân hàng, chứng khoán). Mặc dù hiện nay đã có Phòng Thanh tra của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm nhưng lực lượng cán bộ chưa đủ mạnh, công tác thanh tra không thểđáp

ứng được qui mô và trình độ của thị trường.

Trong điều kiện trước mắt, cơ quan giám sát vẫn trực thuộc Bộ Tài chính và thực hiện giám sát theo mô hình giám sát thể chế thì cần phải nâng cấp Cục quản lý, giám sát bảo hiểm thành Tổng cục, các phòng chuyên môn trở thành các Ban chuyên môn. Nhân sự của từng ban được tăng cường và củng cố cả về số lượng và chất lượng để

thực hiện đúng chức năng thanh tra, kiểm tra một cách độc lập, tăng tần suất và chất lượng kiểm tra, thanh tra đối với từng DNBH.

Xu hướng hiện nay, các quốc gia trên thế giới đều cân nhắc việc hợp nhất (một phần hoặc toàn bộ) việc quản lý giám sát các lĩnh vực dịch vụ tài chính thành mô hình giám sát hợp nhất. Cùng với tiến trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế

giới, phù hợp với xu thế chung của các quốc gia, tương lai Việt Nam cũng nên áp dụng mô hình giám sát tài chính hợp nhất. Tuy nhiên, việc xây dựng mô hình giám sát tài chính hợp nhất của Việt Nam phải căn cứ vào những đặc điểm về cấu trúc của thị

trường tài chính, mức độ đa dạng, đan xen của các hoạt động trong khu vực tài chính hiện nay và đặc biệt phải tính đến tính khả thi và hiệu quả của việc áp dụng mô hình

đó. Lựa chọn mô hình giám sát hợp nhất một phần hay toàn bộ cho phù hợp.

3.2.2.3. Nâng cao trình độđội ngũ cán b giám sát th trường bo him

Do mọi động thái của thị trường đều gắn liền với quyền lợi của người tham gia bảo hiểm nên cán bộ quản lý phải có đủ tri thức, giàu kinh nghiệm, có kỹ năng tốt, có

đạo đức và tâm huyết để chủ động xử lý nhanh nhạy, kịp thời các vấn đề vướng mắc của doanh nghiệp. Số lượng cán bộ giám sát cũng phải được củng cố và phát triển phù hợp với số lượng doanh nghiệp quản lý. Nhất là khi thực hiện phương thức giám sát trên cơ sở rủi ro, nhiều đánh giá mang tính định tính đòi hỏi cán bộ giám sát phải có đủ

kinh nghiệm và hiểu biết mới có thể đưa ra những đánh giá chính xác kể cả khi có những hướng dẫn tiêu chuẩn nhất định. Do đó việc nâng cao trình độđội ngũ cán bộ

giám sát là vô cùng cần thiết.

Trong thời gian qua, việc tuyển dụng công chức của Cục QLBH phụ thuộc vào kỳ

tuyển dụng công chức chung của Bộ Tài chính, các công chức chỉ cần đáp ứng yêu cầu chung của công chức chứ chưa có yêu cầu chuyên sâu về lĩnh vực bảo hiểm nói chung và công tác giám sát thị trường bảo hiểm nói riêng, trong khi các yêu cầu này mang tính kỹ

thuật. Do vậy đểđáp ứng được yêu cầu giám sát nói chung và xu hướng giám sát trong tương lai thì nhu cầu đào tạo cho cán bộ giám sát thị trường là một tất yếu.

Để xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giám sát đáp ứng được yêu cầu nêu trên, các cơ quan quản lý cần quan tâm xây dựng và thực thi Chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan quản lý giám sát, bao gồm các quy trình sau:

- Dự báo nhu cầu nhân lực (số lượng và tiêu chí cụ thể) thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ về quản lý, giám sát và kế hoạch đáp ứng nhu cầu nhân lực cho tương lai.

- Đánh giá nhu cầu đào tạo làm cơ sở xây dựng các chương trình đào tạo (chuyên môn và kỹ năng).

- Tổ chức lựa chọn, tuyển dụng các cán bộ tham gia các chương trình đào tạo và bồi dưỡng.

- Thực hiện quy trình đảm bảo chất lượng đào tạo.

- Bồi dưỡng và cập nhật thường xuyên, nâng cao chất lượng nhân lực, trình độ, khả năng làm việc, kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm công tác và đạo đức nghề

nghiệp phù hợp với đòi hỏi của công việc.

- Xây dựng cơ chế tuyển dụng thông thoáng và chếđộđãi ngộ (thu nhập) hợp lý

đối với đội ngũ cán bộ giám sát TTBH, đảm bảo tương xứng với mức trách nhiệm và khối lượng công việc và có sự tương đồng với các cơ quan quản lý nhà nước về thị

trường dịch vụ tài chính khác để thu hút và giữ chân được các cán bộ giỏi, có kinh nghiệm thực tiễn.

Ngoài việc xây dựng Chiến lược phát triển nguồn nhân lực, cơ quan quản lý cũng cần làm rõ chức năng nhiệm vụ của từng công chức giám sát, thường xuyên giám sát, tăng cường đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ giám sát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

3.2.2.4. Ngun tài chính hot động

Để có đủ nguồn lực thực hiện được hiệu quả chức năng nhiệm vụ của mình, các cơ quan giám sát cần có nguồn kinh phí tự chủ. Ngoài các nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thì giải pháp tối ưu là xây dựng cơ chế tự chủ về tài chính cho các cơ quan quản lý giám sát riêng lẻ. Hiện nay, trên thế giới, dù được tổ chức theo mô hình nào hầu hết cơ quan quản lý bảo hiểm các nước đều được giao tự chủ về tài chính, Ngân sách Nhà nước cấp (nếu có) chỉ mang tính hỗ trợ, nguồn thu chính của các cơ quan quản lý bảo hiểm đều là nguồn phí đóng góp của các DNBH dưới hình thức phí giám sát thị trường.

Hiện nay, mặc dù có sự tương đồng về tính chất công tác quản lý giám sát thị

trường dịch vụ tài chính (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm) song cơ chế tài chính áp dụng đối với các cơ quan quản lý Nhà nước về thị trường dịch vụ tài chính còn chưa

đồng bộ, dẫn đến khả năng đáp ứng yêu cầu công tác quản lý giám sát thị trường của các cơ quan này có sự khác biệt rõ rệt. Ngân hàng nhà nước và UBCKNN là các cơ

định trong việc thuê tuyển cán bộ làm công tác quản lý giám sát, tự chủ kinh phí đào tạo nâng cao và chuyên sâu cho công chức cũng như quyết định mức thu nhập của đội ngũ công chức. Còn Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm vẫn là đơn vị dự toán ngân sách chỉ được cấp kinh phí hoạt động thường xuyên như các đơn vị hành chính khác nên chưa thể chủđộng trong công tác này. Vì vậy, cần có một cơ chế tài chính tự chủ cho Cục quản lý, giám sát bảo hiểm với nguồn thu thực hiện từ phí giám sát thị trường tính theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu phí bảo hiểm. Ví dụ nhưở Thái Lan, phí giám sát (chiếm 80% nguồn phí đóng góp)được các DNBH nộp cho Uỷ ban giám sát theo định kỳ hàng quý (trong 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý), mức đóng góp tính trên doanh thu phí bảo hiểm gốc là 0.3% (doanh thu dưới 1 tỷ bạt); 0.25% (doanh thu từ 1 tỷđến 5 tỷ bạt); 0.2% (doanh thu trên 5 tỷ bạt). Ở Singapore, phí quản lý, giám sát được tính căn cứ trên tổng tài sản hoặc doanh thu phí bảo hiểm (đối với các DNBH), nếu doanh thu phí bảo hiểm dưới 100 triệu đô la thì phí giám sát áp dụng với các DNBH phi nhân thọ/tái bảo hiểm lần lượt là 30.000 đô la/60.000 đô la. Nếu doanh thu phí bảo hiểm từ

100 triệu đô la trở lên thì mức thu phí giám sát là 40.000 đô la/80.000 đô la.

Để cơ quan giám sát thị trường có thể tự chủ về kinh phí, trong điều kiện kinh phí ngân sách nhà nước còn eo hẹp, chưa thểđáp ứng đủ cho nhu cầu thì giải pháp thu phí giám sát là hoàn toàn phù hợp, phù hợp với thông lệ chung của các nước.

Khi cơ quan giám sát tự chủđược về kinh phí mới có điều kiện đầu tư về qui mô, qui trình giám sát, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ từđó nâng cáo chất lượng giám sát thị trường.

Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, các DNBH mặc dù có tăng trưởng về doanh thu nhưng việc thu phí giám sát cũng làm tăng chi phí quản lý của DNBH. Do đó mức thu phải được tính toán một cách hợp lý.

Giai đoạn đầu từ 1- 3 năm thực hiện thu phí giám sát khoảng 0,03% doanh thu phí bảo hiểm nhưng vẫn duy trì mức hỗ trợ của ngân sách nhà nước như hiện nay. Với tổng nguồn thu khoảng 10 tỷ mới chỉđủ chi lương cho các cán bộ giám sát bằng mức chi chung của các cơ quan giám sát trên thị trường tài chính và chi phí thường xuyên cho hoạt động giám sát.

Sau giai đoạn thí điểm, không sử dụng hỗ trợ từ ngân sách, toàn bộ nguồn thu từ

phí giám sát thị trường cần tăng lên 0,05% mới đủ chi thường xuyên và chi đầu tư

3.2.2.5. Hin đại hóa cơ s vt cht k thut công ngh thông tin phc v công tác qun lý, giám sát

Thực hiện định hướng nêu tại Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020, trong thời gian tới, phương thức quản lý giám sát thị

trường dịch vụ tài chính sẽ tiếp tục được đổi mới theo hướng hạn chế dần sự can thiệp hành chính của Nhà nước vào hoạt động của doanh nghiệp, tăng quyền tự chủ và trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật kết hợp với việc kiểm tra, giám sát dựa trên các chỉ tiêu tài chính kinh tế khách quan, thận trọng và được công khai hoá. Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, để phục vụ công tác này cần phải xây dựng được phần mềm quản lý giám sát và hệ thống công nghệ thông tin kết nối số liệu với các doanh nghiệp cũng như kết nối thông tin giữa các cơ quan giám sát. Hệ thống công nghệ thông tin này phải đáp ứng các tiêu chí sau:

- Cho phép các cơ quan quản lý giám sát thu thập được thông tin và dữ liệu cần thiết của DNBH, phục vụ cho hoạt động giám sát tại bất kỳ thời điểm nào.

- Có khả năng phân tích báo cáo tựđộng và cảnh báo nhanh nguy cơ rủi ro của các doanh nghiệp, giúp cơ quan quản lý can thiệp kịp thời vào mọi biến động của doanh nghiệp cũng như thị trường.

- Có hệ thống chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý và hệ thống công bố các kết quả giám sát cho công chúng.

Các bước cần thực hiện:

Bước 1: Xây dựng phần mềm quản lý, giám sát

Bước 2: Cập nhật dữ liệu lịch sử của các doanh nghiệp Bước 3: Làm sạch dữ liệu

Bước 3: Yêu cầu các DNBH xây dựng phần mềm quản trị, kế toán của DNBH

đảm bảo kết nối giữa DNBH và cơ quan quản lý theo kết cấu chung.

Đểđầu tư xây dựng và thiết lập hệ thống công nghệ quản lý hiện đại đáp ứng yêu cầu đặt ra, cần sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Cần có sự hợp tác của các DNBH, đảm bảo độ tích hợp và kết nối được giữa các hệ thống công nghệ thông tin của cơ quan giám sát và các DNBH thì hiệu quả mới tối ưu.

Khi phương thức giám sát ngày càng hoàn thiện đặc biệt chuyển sang phương thức giám sát trên cơ sở rủi ro thì đòi hỏi hệ thống công nghệ thông tin ngày càng phải hỗ trợ đắc lực cho hoạt động giám sát thông qua các mô hình kinh tế lượng, cảnh báo sớm,...

Một phần của tài liệu Giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam (Trang 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)