Nguyên nhân của những tồn tại

Một phần của tài liệu Giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam (Trang 111)

- Thể chế giám sát còn những điểm bất cập: các văn bản pháp luật về bảo hiểm đã dần được hoàn thiện tuy nhiên cũng chưa thực sựđồng bộ giữa các văn bản pháp luật về bảo hiểm với các văn bản khác. Các qui định cũng chưa kịp thời, đồng bộ với sự

điều chỉnh như bảo hiểm liên kết qua ngân hàng, bảo hiểm bảo lãnh tín dụng, tiêu chí

đánh giá an toàn tài chính của doanh nghiệp. Các qui định về vốn còn mang tính ước lệ, chưa tính toán dựa trên qui mô và mức độ rủi ro của DNBH. Cách tính vốn, biên khả

năng như hiện nay các DNBH đều đáp ứng được nhưng khả năng tài chính chưa cao, không đảm bảo tính bền vững của thị trường. Các chỉ tiêu giám sát có nhiều điểm chưa phù hợp với sự phát triển của thị trường. Tình trạng trục lợi gia tăng nhưng chưa có văn bản điều chỉnh với mức độ răn đe cao, các hành vi trục lợi chưa được hình sự hóa.

- Cơ quan giám sát đã được nâng cấp nhưng chưa đáp ứng yêu cầu

+ Tính độc lập của cơ quan giám sát: Cục QLBH là tổ chức hoạt động độc lập nhưng nguồn lực dường như chưa đủ để giám sát theo nhu cầu của thị trường. Cách tiếp cận giám sát trên cơ sở rủi ro đòi hỏi cán bộ quản lý giám sát phải có kiến thức ngành và việc đưa ra quyết định mang tính phán xét lớn hơn khi thực thi quyền hạn của mình. Do vậy, nếu cơ quan giám sát muốn hướng tới cách tiếp cận quản lý giám sát dựa trên cơ sở rủi ro thì cần phải có các qui định pháp luật bảo vệ cán bộ khỏi các vụ

kiện khi thực thi nhiệm vụ của mình; có quy định quy tắc ứng xử cụ thể rõ ràng và quy tắc về xung đột lợi ích cho cán bộ.

+ Chưa có sự tách biệt rõ ràng giữa chức năng quản lý và chức năng giám sát, việc này tạo ra cơ chế vừa đá bóng vừa thổi còi dễ làm phát sinh các rủi ro đạo đức của cán bộ quản lý, giám sát. Việc cùng lúc phải chia sẻ nguồn lực vào cả vai trò quản lý và giám sát dẫn đến việc không chuyên môn hóa và giảm thiểu hiệu quả của cả hai mảng công việc quản lý và giám sát. Với cùng một đội ngũ công chức vừa thực hiện xây dựng chính sách, vừa giám sát việc thực thi tuân thủ các chính sách đó thì sẽ khó nhận diện được những bất cập của chính sách một cách khách quan do tâm lý không thừa nhận sai lầm của những người thực thi công vụ do đó sẽ không cho phép sự phản hồi chính sách khách quan từ khâu giám sát đến khâu quản lý.

+ Đội ngũ công chức quản lý giám sát thị trường bảo hiểm còn thiếu về số lượng và chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn: Phần lớn công chức được tuyển dụng từ năm 2008 đến nay là sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn về quản lý, giám sát. Trong khi đó, cơ quan giám sát còn chưa có chuyên gia tính toán để rà soát toàn bộ các vấn đề kỹ thuật liên quan đến cơ sở kỹ thuật, tính toán phí bảo hiểm, trích lập dự phòng nghiệp vụ, khả năng tài chính của DNBH. Sự thiếu hụt đội ngũ công chức có trình độ cao và kinh nghiệm thực tiễn, gây nhiều khó khăn cho Cục QLBH

trong việc ổn định tổ chức để nâng cao hiệu quả công tác quản lý giám sát thị trường. Số lượng cán bộ còn thiếu nên tần suất giám sát còn thấp.

+ Cơ sở vật chất kỹ thuật (hệ thống công nghệ thông tin) phục vụ công tác quản lý giám sát còn thô sơ và lạc hậu: Cục QLBH chưa được trang bị cơ sở vật chất kỹ

thuật phục vụ công tác quản lý giám sát, đặc biệt là hệ thống phần mềm quản lý giám sát, hệ thống cảnh báo sớm các rủi ro của DNBH và hệ thống công nghệ thông tin kết nối số liệu với các DNBH, chưa có cơ sở dữ liệu để xác định phí ròng, làm cơ sở

giám sát cạnh tranh và ban hành các qui tắc điều khoản mẫu. Thậm chí Cục QLBH chỉ mới bắt đầu có một trang web riêng để cập nhật thông tin quản lý và thông tin thị

trường từ 9/2013.

+ Cơ chế tài chính còn nhiều bất cập: Cục QLBH có tài khoản và con dấu riêng,

được tự chủ về tài chính nhưng mức chi hoàn toàn thực hiện theo chế độ của đơn vị

hành chính sự nghiệp, do đó Cục QLBH không thể chủ động trong việc tác nghiệp trước những biến động của thị trường do nguồn kinh phí hạn hẹp. Cục QLBH không có cơ chế và cũng không có kinh phí để thuê các chuyên gia tính toán từ bên ngoài phục vụ cho công tác tính phí vì mức lương của các chuyên gia tính toán trên thị trường rất cao (khoảng 100- 200 triệu đ/tháng).

- Hạn chế trong việc áp dụng hệ thống chỉ tiêu, phương thức thực hiện việc giám sát

+ Một trong những công cụ giám sát từ xa là hệ thống chỉ tiêu không mang lại hiệu quả cao do không mang tính cảnh báo sớm. Theo Quyết định 153/2003/QĐ-BTC ngày 22/9/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, có 12 chỉ tiêu giám sát DNBH phi nhân thọ. Các chỉ tiêu này tập trung đánh giá những thay đổi về vốn, quy mô kinh doanh, khả năng tài chính, khả năng thanh toán, việc trích lập dự phòng nghiệp vụ và tính thanh khoản trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá nguy cơ rủi ro và khả năng giải quyết rủi ro của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các chỉ tiêu này được nghiên cứu và học hỏi từ các chỉ tiêu giám sát IRIS của Mỹ, do vậy có một số bất cập như:

• IRIS chỉ là một trong các công cụ phân tích tài chính được sử dụng tại Mỹ. Bên cạnh IRIS, còn sử dụng các chỉ tiêu vốn dựa trên cơ sở rủi ro, chỉ tiêu CAMEL và các tiêu chí chỉ ra nguy cơ DNBH có vấn đề. Đồng thời với việc sử dụng các chỉ tiêu, hệ

thống công nghệ thông tin, các loại báo cáo, sổ tay phân tích và giám sát doanh nghiệp cũng hỗ trợ cán bộ phân tích rất nhiều.

• Nguồn số liệu sử dụng để tính toán IRIS được chiết xuất từ mẫu báo cáo chuẩn của Hiệp hội quốc gia các nhà quản lý bảo hiểm (NAIC) theo chếđộ kế toán dành cho DNBH do cơ quan quản lý bảo hiểm ban hành (không phải hệ thống kế toán chung), do vậy khác với nguồn số liệu mà Việt Nam sử dụng để hướng dẫn cách tính các chỉ tiêu theo Quyết định 153/2003/QĐ-BTC. Hơn nữa, các chỉ tiêu được thực hiện dựa trên số

liệu của Báo cáo tài chính, mà hiện nay hệ thống báo cáo tài chính đã thay đổi theo Thông tư số 232/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính, các chỉ tiêu trên hệ thống báo cáo cũng đã thay đổi, do đó việc lấy số liệu sẽ không chính xác và nhất quán.

• Hàng năm các Uỷ ban của NAIC cùng bàn lại về các chỉ tiêu đểđưa ra ý kiến về từng chỉ tiêu, thông số so sánh chuẩn của ngành. Trong khi đó, chỉ tiêu của Việt Nam chưa có thông số so sánh chuẩn, đang sử dụng thông số tham khảo từ Mỹ, không phù hợp với Việt Nam, và bản thân có một số chỉ tiêu trong đó đã không còn sử dụng tại Mỹ và so sánh chuẩn của họ cũng đã thay đổi.

• Hướng dẫn tính các chỉ tiêu giám sát DNBH ban hành kèm theo Quyết định số

153/2003/QĐ-BTC không nêu ý nghĩa của từng chỉ tiêu dẫn đến việc cán bộ phân tích hiểu không đúng hoặc không đầy đủ, do vậy khả năng vận dụng trong thực tế chưa cao.

Đồng thời, mỗi cán bộ, bộ phận không biết nên kết hợp xem xét giữa các chỉ tiêu để có

đánh giá toàn diện, cũng như cần thiết phải xem xét, bổ sung những chỉ tiêu gì ngoài các chỉ tiêu hiện hành.

• Các chỉ tiêu mang tính học hỏi trên cơ sở số liệu thống kê của mỹ nhưng chưa

đưa ra được biên của từng chỉ tiêu cho phù hợp với Việt Nam. Trong từng ngưỡng đó thì cần có động thái nào của cơ quan giám sát thì chưa chỉ ra được cụ thể. Ví dụ: chỉ

tiêu thay đổi nguồn vốn quỹ (-15% đến +50%). Thực tiễn các DNBHPNT của Việt Nam trong mấy năm vừa qua có chỉ tiêu vượt quá giới hạn thông thường này rất nhiều, chủ yếu do tăng vốn điều lệ. Do đó, giới hạn của các chỉ tiêu không có ý nghĩa thực tế

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Bên cạnh những thành công đã đạt được trong hoạt động giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, với yêu cầu và trình độ phát triển của thị trường bảo hiểm hiện nay cũng như xu thế phát triển trên thế giới thì công tác giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam cũng còn những điểm yếu và tồn tại cần phải khắc phục đểđáp ứng yêu cầu xây dựng một thị trường bảo hiểm ổn định và bền vững.

Trong chương 2 “Thực trạng giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam” đã trình bày khái quát toàn bộ kết quảđạt được của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong thời gian 2008- 2013, với tốc độ tăng trưởng bình quân là 2 con số, qui mô thị trường mở rộng, số lượng sản phẩm trên thị trường ngày càng đa dạng, chất lượng sản phẩm cũng ngày một tốt hơn. Có được kết quảđó một phần là do có sự tác

động của hoạt động giám sát thị trường của cơ quan giám sát trên các mặt nghiệp vụ và tài chính. Bên cạnh đó hoạt động giám sát cũng còn những điểm hạn chế nhất định về

mặt thể chế, phương thức, qui trình giám sát,… làm hạn chế tác động của hoạt động giám sát đến kết quả đạt được của thị trường. Những điểm hạn chế đã được luận án phân tích trong chương 2 làm cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tác giám sát, đảm bảo mục tiêu phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ là an toàn và bền vững.

Chương 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)