Hoàn thiện quy trình trong hoạt động giám sát

Một phần của tài liệu Giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam (Trang 145)

3.2.4.1. Hoàn thin quy trình giám sát t xa

Qui trình giám sát từ xa được tiến hành ở tất cả các khâu trước, trong và sau hoạt

động của DNBH. Để chuẩn hóa các qui trình, là cơ sởđểđào tạo và kiểm soát cán bộ, nâng cao chất lượng hoạt động giám sát cần hoàn thiện những công việc sau:

- Cần có cẩm nang hướng dẫn các qui trình thực hiện.

- Các qui trình thực hiện cần được xây dựng phù hợp với phương thức giám sát

được qui định theo từng thời kỳ cụ thể.

Giám sát quá trình gia nhp th trường: Hiện nay có các quy định yêu cầu thực hiện khi xin cấp phép nhưng chưa có quy trình cấp phép cho cán bộ tuân thủ đểđảm bảo thủ tục cấp phép được áp dụng thống nhất (ví dụ như đánh giá kế hoạch kinh doanh) do vậy cần có cẩm nang hướng dẫn thủ tục cấp phép cho cán bộ tham gia đánh giá hồ sơ cấp phép tham chiếu. Một số khái niệm cần qui định cụ thể, rõ ràng như “hồ

sơ hợp lệ” sẽ bao gồm bản gốc hay bản sao có công chứng.

Nên đưa ra định nghĩa rộng hơn về kiểm soát đểđảm bảo tất cả người kiểm soát thực sự trong doanh nghiệp được xác định và phải đáp ứng các yêu cầu phù hợp trong quá trình cấp phép. Các DNBH lập hồ sơ cấp phép đôi khi còn mang tính đối phó. Nhân sự trong hồ sơ cấp phép đều là đủ điều kiện, nhưng khi DNBH có giấy phép thành lập thì đội ngũ nhân sựđó lại thay đổi, có khi không đảm bảo đúng qui định.

Giấy phép thường cấp cho tất cả các sản phẩm và đòi hỏi phải đáp ứng đủ các

điều kiện cho mọi sản phẩm, nhưng khi đi vào hoạt động DNBH chỉ triển khai một vài sản phẩm. Điều này cũng gây khó khăn nhất định cho DNBH khi phải đáp ứng đủ các yêu cầu để cấp phép.

Giám sát quá trình hot động: Cần chia làm hai giai đoạn

Giai đoạn 1: Trong 2-3 năm tới, tiếp tục áp dụng phương thức giám sát tuân thủ

có hướng tới phương thức giám sát trên cơ sở rủi ro, các qui trình giám sát vẫn thực hiện theo hiện tại. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, song song với việc phân tích đánh giá DNBH thì cán bộ giám sát phải tiến hành cập nhật dữ liệu của DNBH vào hệ thống dữ liệu chung về lịch sử rủi ro của DNBH.

Giai đoạn 2: Từ năm 2016, tính từ khi Luật kinh doanh bảo hiểm được sửa đổi, xác định rõ phương thức giám sát trên cơ sở rủi ro. Cơ quan giám sát cần xây dựng lại

qui trình giám sát và ban hành cẩm nang hướng dẫn thực hiện phù hợp với các văn bản pháp luật.

Qui trình giám sát từ xa cần xây dựng trên cơ sở hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro của doanh nghiệp phù hợp theo nguyên tắc và thông lệ quốc tế; sử dụng các công cụ

phân tích hiện đại cho phép đưa ra cảnh báo sớm về các vấn đề an toàn và lành mạnh của doanh nghiệp; hoàn thiện quy trình xử lý tiếp nhận thông tin, xây dựng kho dữ liệu phục vụ công tác giám sát; chia sẻ thông tin với các cơ quan quản lý nhà nước liên quan nhằm nâng cao hiệu quả giám sát, tránh chồng chéo hoặc bỏ sót trong việc giám sát. Cần có sự

phân công cụ thể cán bộ trong giám sát các DNBH. Cán bộ chủđộng phân tích, đánh giá, kịp thời đưa ra khuyến nghị, cảnh báo khi thấy các biểu hiện nghi ngờ phát sinh rủi ro trong hoạt động của DNBH do mình quản lý. Các bước cụ thể như sau:

(1) Xác định ri ro

Xác định các loại rủi ro mà mọi DNBH phải đối mặt, bao gồm: Rủi ro kinh doanh, rủi ro bảo hiểm, rủi ro đầu tư, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tuân thủ. Các rủi ro được đánh giá theo mức độ: rủi ro cao, rủi ro trung bình, rủi ro thấp.

Ví dụ, nếu 2 DNBH có cùng một bảng cân đối kế toán, có cùng một triển vọng, chúng ta có thể nói các doanh nghiệp có cùng một tình trạng tài chính. Tuy nhiên, nếu một doanh nghiệp có khoản đầu tư lớn vào các chứng khoán có tính đầu cơ trong khi doanh nghiệp khác lại đầu tư và trái phiếu chính phủ, rõ ràng khi mọi yếu tố khác đều cân bằng, DNBH thứ nhất bộc lộ nhiều rủi ro hơn. Trường hợp khác, nếu tình hình tài chính đã được xác định nhưng 1 DNBH chuyên bảo hiểm tài sản và một DNBH chuyên về bảo hiểm trách nhiệm thì doanh nghiệp chuyên về bảo hiểm trách nhiệm sẽ

có nhiều rủi ro hơn vì nghiệp vụ bảo hiểm này biến động và khó dựđoán hơn.

(2) Đánh giá quá trình gim thiu ri ro

Chúng ta cũng có thể có tình huống 2 doanh nghiệp có cùng tình trạng tài chính như nhau, thậm chí là có cùng mức độ rủi ro trong từng nghiệp vụ bảo hiểm, danh mục

đầu tư, v.v… (đánh giá thông qua các chỉ tiêu giới hạn nêu trên). Nhưng giảđịnh chúng ta có thể giám sát chặt chẽ tình trạng rủi ro DNBH thứ nhất, doanh nghiệp có hệ thống kiểm soát nội bộ tốt, đảm bảo HĐQT của Công ty được báo cáo về tất cả các vấn đề cơ

bản và HĐQT quản lý và chỉđạo tốt với công ty. Doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro thông qua việc đầu tư vào các ngành khác nhau. Vì vậy, phí bảo hiểm phù hợp với rủi ro, rủi ro được mô tảđầy đủ trong chính sách áp dụng và chủ hợp đồng có hoạt động quản lý

rủi ro tốt, các nhân viên của công ty cũng thực hiện theo chính sách quản lý rủi ro. Công ty tuân thủ các tiêu thức đã được HĐQT phê chuẩn, đảm bảo chương trình tái bảo hiểm của công ty phù hợp với những chuẩn mực cao nhất về mức độ tin cậy, phù hợp với rủi ro của công ty. Trái lại, DNBH thứ 2 không xây dựng hệ thống quản lý rủi ro, ít kiểm soát nội bộ. DNBH thứ 2 rủi ro cao vì không được cảnh báo về rủi ro, không có chương trình đánh giá rủi ro, hoạt động khai thác của doanh nghiệp thứ 2 có thể theo may mắn, tồn tại rủi ro phí không đủđể chi trả khiếu nại. Cán bộ quản lý phòng ban tái bảo hiểm thực hiện giảm rủi ro thông qua chương trình tái bảo hiểm nhưng các cán bộ

quản lý cấp cao không nhận biết được.

Đánh giá thực tế quy trình giảm thiểu rủi ro sử dụng các tiêu chí chung. Chúng ta có thể thấy cả rủi ro và cách thức giảm thiểu rủi ro có vai trò quan trọng lớn trong việc tiếp tục tồn tại của DNBH. Chất lượng của quy trình giảm thiểu rủi ro thể hiện ở chất lượng quản trị doanh nghiệp; kiểm soát nội bộ; quản lý rủi ro; quản lý hoạt động. Được

đánh giá ở các mức độ: Mạnh, bình thường, yếu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đánh giá rủi ro của một DNBH và xem xét chất lượng của quy trình giảm thiểu rủi ro, cho phép xác định “Rủi ro thuần”.

Xác định rủi ro thuần

Kết hợp giữa mức độ rủi ro và quy trình giảm thiểu rủi ro, chúng ta có được “Rủi ro thuần”. Chúng ta có thể xét qua bảng sau:

Bng 3.1: Cách xác định ri ro thun

Rủi ro kinh doanh

Thấp Trung Bình Cao

Mạnh Thấp Thấp Trung bình

Bình thường Thấp Trung bình Cao Quản lý

rủi ro

Yếu Trung bình Cao Cao

Sử dụng bảng trên, chúng ta có thể thấy việc kết hợp rủi ro kinh doanh trung bình với quy trình quản lý rủi ro yếu sẽ cho đánh giá rủi ro thuần cao. Mặt khác, rủi ro kinh doanh cao kết hợp với quy trình quản lý rủi ro mạnh sẽ cho kết quả đánh giá rủi ro thuần là Trung bình.

Tóm lại: Rủi ro tiềm ẩn - Tính hiệu quả của hệ thống giảm thiểu rủi ro = RỦI RO THUẦN

(3) Đánh giá kh năng chu đựng ri ro

Có thể sử dụng các tiêu chí một cách thống nhất và các phương pháp đánh giá có mục tiêu cho việc đánh giá sự hỗ trợ của vốn chủ sở hữu, thu nhập và khả năng thanh toán. Khả năng chịu đựng rủi ro của vốn được đánh giá ở 5 mức

Vốn chủ sở hữu lớn: Mức vốn vượt nhu cầu và yêu cầu của cơ quan quản lý ít nhất là 150%. Phân tích chỉ tiêu cho thấy mức vốn vượt nhiều so với mức tối thiểu theo chỉ tiêu cảnh báo sớm (120%). Ví dụ, với 1 DNBH phi nhân thọ, vốn chủ sở hữu vượt 30% công nợ. Thu nhập ổn định và đáng tin cậy, đáp ứng nhu cầu vốn tương lai.

Đáp ứng vốn chủ sở hữu: Xếp hạng cho thấy mức độđáp ứng của vốn so với rủi ro của doanh nghiệp ít nhất là 125% so với mức quy định. Phân tích chỉ tiêu cho thấy vốn vượt mức tối thiểu theo chỉ tiêu cảnh báo sớm. Ví dụ, đối với 1 DNBH phi nhân thọ, vốn chủ sở hữu vượt 20% công nợ. Thu nhập vừa phải, không quá cao để có thể cải thiện mức vốn của doanh nghiệp.

Vốn chủ sở hữu thấp hơn mức yêu cầu: Mức vốn chủ sở hữu chỉ vượt qua mức yêu cầu pháp định ít nhất 110%. Theo chỉ tiêu vốn quốc tế, chỉ tiêu này cho thấy công ty chỉ vừa vặn vào “giới hạn thông thường” hoặc vừa ra ngoài giới hạn này. Thu nhập không ổn định và có xu hướng ăn vào vốn của doanh nghiệp.

Vốn chủ sở hữu thiếu hụt: DNBH không đáp ứng yêu cầu về vốn tối thiểu theo luật ít nhất 90% hoặc 110% so với mức yêu cầu. Một số chỉ tiêu đánh giá nằm ngoài giới hạn thông thường. Hoạt động của doanh nghiệp có thua lỗ nhiều.

Vốn chủ sở hữu thiếu hụt trầm trọng: DNBH có vốn so với yêu cầu vốn tối thiểu <90%. Chỉ tiêu cho thấy công ty thiếu vốn trầm trọng, ví dụ: công ty gần mất khả

năng thanh toán vì vốn ít hơn công nợ 10%. Chỉ tiêu vốn thấp hơn nhiều so với yêu cầu của cơ quan quản lý và chuẩn mực quốc tế. Thua lỗăn mòn vào vốn ở mức cao.

RỦI RO THUẦN điều chỉnh theo năng lực vốn của doanh nghiệp và thu nhập = RỦI RO TỔNG HỢP

Với những cơ sở như trên, chúng ta có thể thấy 2 doanh nghiệp A và B, dù có quy trình đánh giá rủi ro, xác định được rủi ro thuần của từng doanh nghiệp như nhau nhưng nếu doanh nghiệp A có nhiều vốn chủ sở hữu so với công nợ hoặc có nhiều thu nhập tin cậy hơn doanh nghiệp B thì doanh nghiệp A có thểđứng vững trước những cú sốc và có thể tồn tại lâu dài.

Vấn đềởđây là làm thế nào chúng ta đánh giá và định lượng những thành phần khác nhau một cách thống nhất và theo mục tiêu.

(4) Đánh giá ri ro tng hp

Thu nhập và vốn chủ sở hữu là điều kiện cho phép doanh nghiệp tiếp tục hoạt

động. Vì vậy, tiềm lực vốn chủ sở hữu và doanh thu đóng vai trò quyết định trong đánh giá rủi ro tổng hợp. Kết hợp mức độđánh giá rủi ro thuần và sự hỗ trợ về vốn, doanh thu, khả năng thanh toán đểđưa ra đánh giá về rủi ro tổng hợp. Sử dụng bảng kết hợp sau:

Bng 3.2: Cách xác định ri ro tng hp Vốn chủ Mạnh Đáp ứng Thmứấc p hđáp ơn ứng Thiếu hụt Thitrếầu hm ụt trọng Thấp Thấp Đáp ứng Gặp vấn đề lớn chấp nhận Không Trầm trọng Trung bình Thấp Đáp ứng chấp nhận Không Trầm trọng Trầm trọng Đánh giá rủi ro thuần Cao Đáp ứng Gặp vấn đề lớn chấp nhận Không Trầm trọng Trầm trọng Ví dụ, ngay cả khi đánh giá rủi ro thuần cao, vốn chủ sở hữu thấp hơn so với mức cần thiết thì kết quảĐánh giá rủi ro tổng hợp là Không chấp nhận.

(5) Các bin pháp can thip

Có một quy trình đánh giá rủi ro thống nhất, có tính mục đích là điều kiện quan trong đảm bảo đánh giá được các mức rủi ro tổng hợp. Sử dụng các biện pháp can thiệp nhưđã trình bày trong phần tiêu chí xếp hạng doanh nghiệp. Mức độ rủi ro tương ứng với các loại xếp hạng DNBH như sau: Loại 1: Đáp ứng Loại 2: Thấp Loại 3: Gặp vấn đề lớn Loại 4: Không chấp nhận Loại 5: Trầm trọng

Giám sát sau hot động: Khi DNBH gặp vấn đề trong kinh doanh hoặc chủ động dừng hoạt động kinh doanh. Cơ quan giám sát thực hiện giám sát theo qui định của pháp luật. Nhưng hiện nay các bước thực hiện đang được qui định tại Luật doanh nghiệp, chưa được qui định đặc thù trong Luật kinh doanh bảo hiểm. Giữa các văn bản pháp luật cũng còn có những điểm chồng chéo. Do đó, để thống nhất trong quá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trình giải quyết quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm nên xây dựng cẩm nang hướng dẫn thực hiện trong từng trường hợp cụ thể như: Hợp nhất, sáp nhập, chuyển

đổi hay phá sản.

Tóm li, qui trình giám sát từ xa do cán bộ giám sát thực hiện, với các bước phân tích, đánh giá hoạt động của DNBH dựa trên các thông tin về DNBH. Căn cứ vào các chỉ tiêu đánh giá DNBH gồm cả các chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng từđó

đưa ra các đánh giá mức độ hoạt động của doanh nghiệp. Đểđưa ra các đánh giá được chính xác đòi hỏi cán bộ giám sát phải có những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm nhất định, có kiến thức tổng quát về môi trường kinh tế, môi trường kinh doanh và phải hiểu được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từđó xác định các rủi ro. Việc xác

định rủi ro cũng chưa đầy đủ mà nó đòi hỏi cán bộ giám sát phải xác định, đo lường,

đánh giá và dự đoán được những rủi ro đó từ đó tập trung tăng cường giám sát vào những điểm chính có thể có nguy cơ rủi ro cao. Bên cạnh đó cơ quan giám sát phải có sự hỗ trợđắc lực của hệ thống dữ liệu, các chương trình phần mềm phân tích và đánh giá tất cả các yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh của DNBH.

Với việc gia tăng và biến động của thị trường cũng như việc ra đời của nhiều công cụ tài chính ngày càng đa dạng và phức tạp, đòi hỏi công tác giám sát thị trường ngày càng được nâng cao về mặt chất lượng cũng như kỹ thuật giám sát để có sự cảnh báo hay biện pháp điều chỉnh đối với các doanh nghiệp khi các rủi ro xảy ra vượt quá khả năng điều chỉnh của doanh nghiệp. Để làm được việc đó, đối với các nước phát triển như Mỹ, Anh, Canada đã sử dụng chếđộ giám sát dựa trên cơ sở rủi ro như một phương tiện quản lý chủ yếu. Các cơ quan giám sát các nước cũng đang tiến tới phương thức giám sát trên cơ sở rủi ro. Việc chuyển đổi từ phương thức giám sát tuân thủ sang phương thức giám sát trên cơ sở rủi ro đòi hỏi phải có sự thay đổi về tư duy của các nhà quản lý giám sát.

3.2.4.2. Hoàn thin quy trình giám sát ti ch

Trong thời gian tới, cơ quan giám sát cần kết hợp giám sát việc tuân thủ với giám sát an toàn để kịp thời phát hiện ra những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của các doanh nghiệp để có biện pháp can thiệp kịp thời. Công tác giám sát tại chỗ được thực hiện theo các bước qui định nhưng nội dung kiểm tra, thanh tra không nên giống như một cuộc kiểm toán hoặc kiểm tra tài chính mà phải quan tâm, chú trọng nhiều đến các khâu dễ phát sinh rủi ro trong doanh nghiệp. Việc kiểm tra, thanh tra phải có trọng tâm

trọng điểm nhằm phát hiện sớm những nguy cơ rủi ro xảy ra đối với DNBH từđó đề

xuất và yêu cầu DNBH thực hiện nhằm hạn chế các đổ vỡ của thị trường.

Hoạt động kiểm tra, thanh tra của cơ quan giám sát thị trường bảo hiểm vẫn phải nằm trong sựđiều chỉnh của Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn luật Thanh tra.

Một phần của tài liệu Giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam (Trang 145)