Các chủ thể tham gia thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam

Một phần của tài liệu Giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam (Trang 62)

So với lịch sử phát triển của thị trường bảo hiểm thế giới thì lịch sử phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam là còn khá non trẻ. Với sự ra đời của Nghịđịnh 100/CP ngày 18 tháng 12 năm 1993 quy định về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, là khởi điểm cho sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam. Thị trường đã có sự tham gia của nhiều DNBH thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Các qui luật chung của thị trường cũng như các quy luật riêng vốn có của thị trường được phát huy tác dụng.

Với sự ra đời của Luật kinh doanh bảo hiểm (Luật số 24/2000/QH10 ngày 9/12/2000) và các văn bản dưới luật đã tạo ra một hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay đã bao gồm đầy đủ

các yếu tố cơ bản cấu thành thị trường là người bán, người mua, trung gian bảo hiểm, sản phẩm trao đổi trên thị trường. (Phụ lục số 4: Danh sách các DNBH và DN MGBH đến 31/12/2013).

2.1.1.1. Người bán

* Doanh nghip bo him phi nhân th:

Theo qui định của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, trên thị trường đã tồn tại các loại hình DNBH như: DNBH nhà nước, công ty cổ phần bảo hiểm, DNBH liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Địa vị pháp lý của tổ chức bảo hiểm tương hỗ đã được thừa nhận nhưng cho tới nay thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn chưa có tổ chức bảo hiểm tương hỗ nào ra đời và hoạt động.

Với việc ban hành Luật Doanh nghiệp, thừa nhận sự bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp, trong thời gian qua các DNBH nhà nước như Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam (BAOVIET), Công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE), Công ty bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh (Bảo Minh),... đã tiến hành cổ phần hóa chuyển thành các DNBH có cổ phần chi phối của Nhà nước. Các Công ty bảo hiểm liên doanh như: Công ty liên doanh bảo hiểm Liên hiệp (UIC), Công ty liên doanh bảo hiểm Việt -Úc (BIVD- QBE),… cũng đã chuyển thành các công ty bảo hiểm cổ phần hoặc công ty TNHH.

Luật sửa đổi, bổ sung Luật Kinh doanh bảo hiểm số 61/2010/QH12 chính thức thừa nhận các loại hình pháp lý của DNBH gồm: Công ty cổ phần bảo hiểm; Công ty TNHH bảo hiểm; Hợp tác xã bảo hiểm; Tổ chức bảo hiểm tương hỗ. Các DNBH nước ngoài hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức công ty TNHH hoặc chi nhánh DNBH phi nhân thọ nước ngoài.

Số lượng các DNBH trong 20 năm qua đã tăng nhiều. Tính đến ngày 31/12/2013 trên thị trường có 29 DNBH phi nhân thọ (gồm: 15 công ty cổ phần; 11 công ty TNHH 1 thành viên và 03 công ty TNHH 2 thành viên trở lên). Chưa có Hợp tác xã bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm tương hỗ hay DNBH nước ngoài thành lập chi nhánh tại Việt Nam nào được thành lập. Do được lựa chọn theo các tiêu chí chặt chẽ, công khai, minh bạch nên hầu hết các chủ đầu tư góp vốn thành lập DNBH đều là các tổ chức kinh tế, tài chính trong nước và quốc tế có uy tín, tiềm lực mạnh, góp phần vào sự phát triển an toàn, ổn định của thị trường bảo hiểm Việt Nam.

* Doanh nghip tái bo him

Để chuyển giao rủi ro của các DNBH, cũng nhưđể tránh việc chi ngoại tệ và một phần phí bảo hiểm chảy ra nước ngoài, Nhà nước đã có những hạn chế nhất định đối với hoạt động tái bảo hiểm như bắt buộc các DNBH trong nước phải sử dụng hết các khả năng đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm sẵn có trong nước trước khi tái bảo hiểm ra nước ngoài. Trong suốt từ năm 1994 - 2011, trên thị trường chỉ có duy nhất Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE). Đến năm 2011 Công ty tái bảo hiểm PVI (PVI Re) được thành lập.

Một số DNBH đã được các tổ chức đánh giá tín nhiệm trên thế giới xếp hạng. Năm 2013, tổ chức xếp hạng quốc tế A.M.Best đã xếp hạng về năng lực tài chính, trong đó DNBH Samsung Vina và Vinare được xếp hạng B++, DNBH PVI và PVI Re

được xếp hạng B+. Một số DNBH khác đang xúc tiến đểđược các tổ chức xếp hạng.

Đây là điều kiện tốt để các DNBH phi nhân thọ tạo dựng hình ảnh của mình trên thị

trường bảo hiểm thế giới, thể hiện tính chuyên nghiệp của các DNBH, san sẻ rủi ro giữa thị trường bảo hiểm trong nước với các DNBH trên thế giới.

2.1.1.2. Người mua

Thị trường bảo hiểm Việt Nam là một thị trường còn nhiều tiềm năng, hiện nay tỷ

lệ mua bảo hiểm /GDP (%) là 1,85%, phí bảo hiểm bình quân đầu người là 19,5$, con số này chỉ cao hơn Lào và Campuchia (5,46 & và 1,95$)[15]. Do GDP của nước ta còn

thấp, người dân chưa đủ khả năng tài chính để chi trả bảo hiểm cho tài sản của mình mặt khác họ cũng không có nhiều tài sản có giá trị cần được bảo hiểm nên mức độ

tham gia bảo hiểm chưa cao. Đối với cá nhân, mức độ coi trọng sự đảm bảo an toàn cho cuộc sống bản thân và gia đình hơn là nhu cầu đảm bảo đối với các tài sản của mình. Các cá nhân trong doanh nghiệp, cơ quan nhà nước có nhận thức về vai trò bảo hiểm trong việc hỗ trợ tổn thất về mặt tài chính khi rủi ro xảy ra tốt hơn nông dân, công nhân, lao động tự do. Số người mua chủ yếu tập trung ở thành phố, thành thị. Do vậy, các DNBH phi nhân thọ tập trung chủ yếu vào các khách hàng tổ chức. Mặc dù nhận thức của người dân và các tổ chức về bảo hiểm còn thấp song cũng ngày một rõ nét và tốt hơn. Bên cạnh những loại hình bảo hiểm bắt buộc mà Nhà nước yêu cầu thì người dân và tổ chức đã bắt đầu chủđộng trong việc tìm mua các sản phẩm bảo hiểm để bảo vệ cho tài sản và sức khỏe của người dân và tổ chức. Điều đó được thể hiện qua số

lượng hợp đồng và doanh thu phí bảo hiểm đã tăng đều trong từng năm qua. Bên cạnh

đó cũng nhận thấy nhiều phân đoạn thị trường còn bỏ ngỏ.

2.1.1.3. Các trung gian bo him

* Môi gii bo him

Thị trường bảo hiểm Việt Nam tính đến 31/12/2013 đã có 12 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Trong đó 5 công ty có vốn nước ngoài, có công ty mẹ là các tập đoàn môi giới bảo hiểm lớn trên thế giới như AON, GrasSavoye, Jardine Loyld Thompson, Marsh, Toyota-Tsusho. Doanh thu hoa hồng môi giới bảo hiểm của 5 công ty môi giới có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 70% doanh thu hoa hồng môi giới của cả thị trường.

Điểm 4, Điều 3, Luật KDBH năm 2000 qui định: “Hoạt động môi giới bảo hiểm là việc cung cấp thông tin, tư vấn cho bên mua bảo hiểm về sản phẩm bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và các công việc liên quan đến việc đàm phán, thu xếp và thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm” [14].

Trong những năm qua các DNMGBH đã dần đi vào hoạt động ổn định, phí bảo hiểm thu xếp qua kênh môi giới tăng đều từng năm. Các DNMGBH đã nỗ lực trong việc phát triển kinh doanh, nâng cao uy tín của mình trên thị trường và đối với khách hàng. DNMGBH thực sự là người đại diện cho khách hàng, tư vấn được cho khách hàng loại hình bảo hiểm phù hợp với mức phí phù hợp. Các DNMGBH ngày càng trở

nên chuyên nghiệp hơn, đặc biệt là các DNMGBH trong nước mặc dù cũng còn nhiều tồn tại nhưng cũng đã từng bước hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ.

* Đại lý bo him

Đại lý là một kênh phân phối chủ yếu trong thị trường bảo hiểm Việt Nam. Tính

đến cuối năm 2013, theo số liệu của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm - Bộ Tài chính, số

lượng đại lý bảo hiểm phi nhân thọ là 66.084 người (trong đó 36.847 đại lý cá nhân và 29.237 đại lý thuộc tổ chức).

Điều 84, mục 1, chương IV, Luật Kinh doanh Bảo hiểm qui định: “Đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền trên cơ sở hợp đồng

đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Luật này và các qui định khác của pháp luật có liên quan”[14].

Luật Kinh doanh Bảo hiểm qui định một tổ chức muốn trở thành đại lý phải được thành lập và hoạt động hợp pháp, đồng thời những nhân viên trực tiếp hoạt động đại lý phải có đủ các điều kiện của một đại lý cá nhân. Hiện nay, các DNBH phi nhân thọở

Việt Nam đang sử dụng có hiệu quả lực lượng đại lý trong việc phân phối các sản phẩm bảo hiểm.

Trên thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay nhiều công ty bảo hiểm đã phát triển hoạt động bán bảo hiểm qua các ngân hàng, qua bưu điện,... Mặc dù về mặt lý thuyết các kênh phân phối này có các mô hình và phương thức quản lý riêng, nhưng tại Việt Nam việc phân phối qua các kênh này vẫn đang được coi nhưđại lý thông thường.

Cấu trúc của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam tuy đã hình thành khá rõ nét nhưng đang tiếp tục được bổ sung hoàn thiện, đó là đặc trưng của cấu trúc một thị

trường bảo hiểm đang phát triển. Số lượng chủ thể tham gia trên thị trường đã tăng dần qua các năm. Khả năng tài chính của các DNBH, tái bảo hiểm, MGBH ngày một lớn mạnh. Chất lượng đội ngũđại lý ngày một tốt hơn và chuyên nghiệp hơn.

Bng 2.1: S liu v các doanh nghip bo him và trung gian bo him qua các năm 2008 - 2013

Đơn vị tính: Doanh nghiệp

Năm Số DN 2008 2009 2010 2011 2012 2013 DNBH PNT 27 28 29 29 29 29 DN tái BH 1 1 1 2 2 2 DN MGBH 10 10 11 12 12 12 Số đại lý PNT (người) 35.155 37.561 60.071 65.676 66.084 69.035

(Nguồn: Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013)

Một phần của tài liệu Giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)