Nội dung giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ

Một phần của tài liệu Giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam (Trang 31)

Hoạt động giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọđược bắt đầu từ khi chủ thể

gia nhập thị trường đến khi chủ thể chấm dứt hoạt động trên thị trường, bao gồm những vấn đề sau:

1.2.4.1. Giám sát quá trình gia nhp th trường

Giám sát quá trình gia nhập thị trường là việc kiểm tra các tiêu chuẩn, điều kiện hoạt động và xem xét cấp giấy phép thành lập. Thực chất là xem xét việc đảm bảo các

điều kiện gia nhập thị trường theo luật định trên cơ sở thẩm định hồ sơ xin cấp phép. Việc giám sát này nhằm lựa chọn những tổ chức, doanh nghiệp có đủ khả năng về tài chính, kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm tham gia vào thị trường, đảm bảo an toàn cho thị trường. Lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm là lĩnh vực kinh doanh rủi ro nên có những yêu cầu rất cao về năng lực tài chính, trình độ người điều hành, bộ máy quản lý kinh doanh… Cơ quan giám sát sẽ cụ thể hóa các yêu cầu đó thông qua các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện cấp phép đối với các chủ đầu tư khi gia nhập thị

trường bảo hiểm. Các tổ chức sau khi đáp ứng đủ các yêu cầu về cấp phép mới được xem xét và cấp phép hoạt động. Trong nguyên tắc ICPs 4, 5, 7, 8 đã đưa ra các hướng dẫn yêu cầu về cấp phép, tiêu chuẩn và điều kiện người quản trị, điều hành, quản trị

doanh nghiệp, quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ khi gia nhập thị trường.

1.2.4.2. Giám sát trong quá trình hot động

Để giám sát hoạt động của DNBH, cơ quan giám sát sẽ tập trung vào giám sát hai nội dung chính, đó là hoạt động nghiệp vụ và hoạt động tài chính của DNBH.

Hoạt động nghiệp vụ: Bao gồm tất cả các khâu, các quá trình vận hành của doanh nghiệp, cụ thể:

- Quản trị doanh nghiệp: Giám sát quản trị doanh nghiệp đảm bảo sự phù hợp của những cổđông chủ chốt và các cá nhân là thành viên ban quản trị điều hành, kế toán trưởng và chuyên gia tính phí có đủ năng lực và trung thực để có thể điều hành hoạt

động kinh doanh bảo hiểm. Năng lực phù hợp có thể được đánh giá bằng mức độ

chuyên nghiệp của cá nhân hoặc các bằng cấp chính thống, các kinh nghiệm liên quan

đến bảo hiểm hoặc lĩnh vực tài chính. Cơ quan giám sát có quyền không chấp thuận cho các cá nhân không đáp ứng đầy đủ yêu cầu. Khi có thay đổi các vị trí này phải

được sự chấp thuận của cơ quan giám sát.

- Các quy trình nghiệp vụ: Cơ quan giám sát yêu cầu các DNBH phải tuân thủ

thiết kế sản phẩm, các qui trình kinh doanh nghiệp vụ (từ khai thác, giám định, bồi thường), qui trình kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, qui trình nghiệp vụ đầu tư, hệ

thống quản lý rủi ro. Đảm bảo thiết lập được hệ thống quản trị rủi ro bao gồm cả việc xây dựng và điều hành các chính sách. Hệ thống quản trị rủi ro đủ khả năng nhận dạng,

đo lường, giám sát tất cả các rủi ro chính phát sinh trong tất cả các khâu của quá trình kinh doanh sản phẩm bảo hiểm. DNBH phải xây dựng các chính sách quản lý rủi ro và hệ thống kiểm soát rủi ro phù hợp với độ phức tạp, qui mô và tình trạng của các DNBH. Các DNBH phải xây dựng các sản phẩm với các mức phí phù hợp, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng. Đối với doanh nghiệp MGBH là việc yêu cầu tuân thủ toàn bộ

các qui trình nghiệp vụ về hoạt động MGBH, qui trình kiểm soát nội bộ.

- Chính sách đào tạo và quản lý đại lý: Hoạt động đại lý là hoạt động nghề nghiệp có điều kiện. Đại lý bảo hiểm phải đáp ứng những yêu cầu nhất định về cấp phép và

đăng ký hành nghề; có hiểu biết đầy đủ, chuyên nghiệp và có khả năng cũng như có uy tín. Việc giám sát đại lý bảo hiểm được thực hiện gián tiếp thông qua việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của DNBH đối với đại lý bảo hiểm, như: tuyển dụng, đào tạo lần

đầu và thường xuyên, trả hoa hồng, yêu cầu vềđạo đức nghề nghiệp. Trách nhiệm và nghĩa vụ của đại lý được ràng buộc bởi hợp đồng đại lý giữa DNBH và đại lý đó.

- Tái bảo hiểm: Đây là biện pháp đểđảm bảo an toàn cho DNBH gốc do vậy tỷ lệ

tái bảo hiểm, phương pháp tái bảo hiểm, DN nhận tái bảo hiểm, qui trình tái bảo hiểm

được qui định cụ thể. Việc thực hiện đáp ứng theo đúng yêu cầu của pháp luật.

- Phòng chống trục lợi, chống rửa tiền: Cơ quan giám sát yêu cầu DNBH và DN MGBH phân bổ nguồn lực một cách hợp lý, thực hiện những qui trình và điều hành hoạt động một cách có hiệu quả nhằm ngăn chặn hiện tượng trục lợi bảo hiểm, chống rửa tiền. Có trách nhiệm ghi nhận và báo cáo các hiện tượng trục lợi và rửa tiền cho các cơ quan liên quan.

- Hiện tượng cạnh tranh: Cơ quan giám sát kiểm tra việc áp dụng quy tắc, điều khoản của các DNBH; Sớm phát hiện các hành vi cạnh tranh của các DNBH dưới các hình thức giảm bớt, loại trừ, mở rộng thêm điều khoản, điều kiện bảo hiểm v.v…; hạ

phí bảo hiểm nhằm tăng thị phần, giành giật khách hàng không tính đến hiệu quả kinh doanh, chi trả hoa hồng lớn hơn qui định.

Đối với phương thức giám sát tuân thủ sẽ chú trọng nhiều vào việc đối chiếu các qui định của pháp luật về các tiêu chuẩn của người quản trị điều hành, qui định bắt

buộc đối với các qui trình kiểm soát nội bộ, mức độđầu tư,… với thực tế của DNBH về người quản trị, điều hành; đảm bảo rằng doanh nghiệp có qui trình khai thác, bồi thường, giám định, tái bảo hiểm tuân thủ theo nội dung đã đăng ký với cơ quan quản lý từđó đưa ra các chế tài xử phạt nếu có vi phạm chứ không tập trung đánh giá những tiềm ẩn rủi ro của các bộ phận đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với phương thức giám sát trên cơ sở rủi ro, ngoài những yêu cầu đối với Ban quản trịđiều hành, các qui trình nghiệp vụ, tái bảo hiểm,… phải tuân thủ theo qui định của pháp luật. Cơ quan giám sát sẽđánh giá tính hợp lý của HĐQT, Ban giám đốc; tính hợp lý của hệ thống quản lý rủi ro, tính hợp lý của việc thiết lập và thực hiện chính sách kinh doanh, tính hợp lý của công tác kiểm soát nội bộ, qui trình kiểm soát chung nhằm

đánh giá mức độ ngăn chặn rủi ro hoặc rủi ro nào có thể phát sinh từ chính quá trình quản lý kinh doanh và các qui trình nghiệp vụ của DNBH.

Hoạt động tài chính:

(1) Giám sát v vn

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm là hoạt động kinh doanh rủi ro, có thể ngay khi doanh nghiệp mới bắt đầu đi vào hoạt động, doanh thu phí bảo hiểm chưa đủ lớn để

trang trải cho các tổn thất trong khi trách nhiệm của DNBH phát sinh ngay khi hợp

đồng được ký kết. Tại thời điểm đó vốn chủ sở hữu là một nguồn lực tài chính để hỗ

trợ giúp DNBH vượt qua các rủi ro. Do vậy, đểđảm bảo quyền lợi cho người được bảo hiểm cơ quan giám sát luôn yêu cầu một DNBH phi nhân thọ muốn đi vào hoạt động phải có một số vốn lớn nhất định, mức độ yêu cầu về vốn sẽ do từng quốc gia qui định và phụ thuộc vào phạm vi hoạt động của doanh nghiệp, mức độ rủi ro của các nghiệp vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. Ở một số nước còn yêu cầu các DNBH phi nhân thọ

có một khoản tiền nhất định để ký quĩ và phải luôn duy trì mức ký quĩ theo yêu cầu của cơ quan giám sát. Ngoài yêu cầu mức vốn DNBH cần có khi gia nhập thị trường, trong suốt quá trình kinh doanh DNBH phải duy trì mức vốn theo qui định của từng quốc gia, phụ thuộc vào phạm vi và rủi ro của từng nghiệp vụ mà DNBH kinh doanh. Vốn của DNBH cũng là chỉ tiêu phản ánh khả năng tài chính của DNBH. Hiện nay đang có các qui định về vốn như sau:

Vốn tối thiểu: Cơ quan giám sát thường đưa ra yêu cầu mức vốn tối thiểu, thường là mức vốn pháp định hay vốn điều lệ của DNBH. Mức vốn này được qui định ngay trong luật định hoặc các văn bản pháp luật. DNBH có nghĩa vụ duy trì mức vốn chủ sở

hữu không thấp hơn mức vốn tối thiểu trong suốt quá trình hoạt động. Bất cứ giao dịch làm tăng hay giảm vốn điều lệ của DNBH đều phải có báo cáo với cơ quan giám sát. Trong trường hợp vốn chủ sở hữu không đáp ứng đủ theo yêu cầu của luật định thì cơ

quan giám sát yêu cầu DNBH phải bổ sung thêm vốn cho phù hợp qui định.

Vốn trên cơ sở rủi ro(Risk base capital - RBC): Vốn trên cơ sở rủi ro là mức vốn DNBH cần có được để bù đắp cho những rủi ro mà công ty bảo hiểm phải đối mặt, mức vốn được tính dựa trên mức độ rủi ro. Tổng số vốn trên cơ sở rủi ro của DNBH sẽ

phản ánh mối tương quan giữa các loại rủi ro. Chuẩn mực về vốn trên cơ sở rủi ro do

Ủy ban hiệp hội quốc gia về bảo hiểm (NAIC) giới thiệu vào năm 1994. Sau đó nhiều nước đã áp dụng, Nhật Bản áp dụng năm 1996, Úc (2001), Singapore (2004), Philippin (2006), Đài Loan (2008), Indonesia (2009), Malaysia (2009), Hàn quốc (2011),...

Về cơ bản, mô hình RBC dùng để tính toán mức vốn tối thiểu mà một DNBH cần duy trì để đảm bảo hoạt động tùy thuộc vào đặc trưng rủi ro và quy mô của doanh nghiệp đó. Khi giám sát vốn trên cơ sở rủi ro, cần xác định 4 yếu tố:

- Các thông tin chung hay các nhân tố rủi ro được đưa vào tính toán RBC: Là các rủi ro mà DNBH phải đối mặt;

- Xác định vốn yêu cầu (tính toán RBC) đối với từng rủi ro và tính mức vốn yêu cầu đối với cả DNBH;

- Xác định vốn hiện có của DNBH (gồm: Vốn chủ sở hữu, thặng dư vốn); - Các cấp độ can thiệp. Được xác định dựa trên tỷ lệ về vốn.

Tỷ lệ vốn RBC = Vốn hiện có/ Vốn yêu cầu

Căn cứ tỷ lệ vốn RBC và các chính sách quản lý về vốn, công tác duy trì và cải thiện vốn,… để có các mức độ can thiệp phù hợp. Có 3 mô hình RBC tính cho 3 loại hình bảo hiểm (nhân thọ, phi nhân thọ, sức khỏe). Tất cả đều được tính dựa trên nguyên tắc là sự đa dạng của các loại rủi ro mà vốn của DNBH phải đáp ứng được. Không có mô hình RBC chuẩn nhất định cho tất cả các nước. Tùy thuộc vào đặc điểm thị trường bảo hiểm của từng nước, trình độ phát triển của thị trường mà những quy

định về các nhân tố rủi ro, hệ sốđiều chỉnh rủi ro, công thức tính toán và cấp độ can thiệp sẽ khác nhau.

RBC được tính cho bảo hiểm phi nhân thọ là mức vốn trên cơ sở rủi ro được xác

định dựa trên áp dụng các hệ số RBC cho các rủi ro và dựa trên công thức đồng biến thiên [33]:

RBC đề cập đến 2 dạng chính của rủi ro đó là rủi ro tài sản (R1, R2, R3) và rủi ro bảo hiểm (R4, R5). Có những yếu tố rủi ro nằm ngoài bảng cân đối kế toán. Bên cạnh các yếu tố rủi ro mang tính hệ thống của ngành bảo hiểm thì các hệ số rủi ro được gắn với kinh nghiệm của bản thân mỗi doanh nghiệp là chủ yếu và có sự nhấn mạnh rủi ro chấp nhận bảo hiểm, Trong đó:

+ R0: Công cụ phái sinh và các khoản nợ ngẫu nhiên

+ R1: Rủi ro trong đầu tư có thu nhập cốđịnh (VD: trái phiếu).

+ R2: Rủi ro gắn liền với các khoản đầu tư khác (VD: bất động sản, cổ phiếu) + R3: Rủi ro tín dụng (rủi ro liên quan đến hợp đồng tái bảo hiểm)

+ R4: Rủi ro dự phòng

+ R5: Rủi ro phí bảo hiểm (Xác định số vốn cần thiết cho việc hỗ trợ rủi ro việc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

định phí không thích hợp).

Mức độ can thiệp phụ thuộc vào tỷ lệ vốn RBC như sau: - Nếu trên 200%: không cần can thiệp;

- Từ 150-200%: DNBH phải gửi báo cáo (cấp độ doanh nghiệp);

- Từ 100-150%: DNBH phải gửi kế hoạch hành động (cấp độ giám sát);

- Từ 70-100%: Cơ quan giám sát có quyền điều hành doanh nghiệp (cấp độủy quyền); - Dưới 70%: Cơ quan giám sát có nghĩa vụ tiếp nhập quản lý doanh nghiệp (cấp

độ cưỡng chế).

Việc áp dụng mức vốn tối thiểu hay mức vốn trên cơ sở rủi ro là theo qui định của từng nước, có nước đang áp dụng cả hai loại, nhưng việc áp dụng mức vốn trên cơ

sở rủi ro là xu hướng mà các nước đều đã và hướng tới áp dụng.

(2) Giám sát kh năng thanh toán

Bên cạnh yêu cầu của vốn mà mỗi doanh nghiệp phải có khi thành lập doanh nghiệp và duy trì vốn đó trong suốt quá trình hoạt động, đểđánh giá tính lành mạnh về

tài chính của DNBH và mức độ chấp nhận các rủi ro cơ quan giám sát đưa ra yêu cầu về khả năng thanh toán đối với từng doanh nghiệp tại từng thời điểm cụ thể. Khả năng thanh toán là tiêu chí đánh giá tính lành mạnh về tình hình tài chính của DNBH, khả

năng thanh toán của DNBH khi rủi ro xảy ra.

Trong quá trình quản lý DNBH và mức độ phát triển của thị trường bảo hiểm, các cơ quan giám sát thị trường đã đưa ra các phạm trù về khả năng thanh toán đó là: Biên khả năng thanh toán, Biên khả năng thanh toán I (Solvency I), Biên khả năng thanh toán II (Solvency II) để kiểm soát tình hình tài chính của DNBH.

Biên khả năng thanh toán được ra đời từ năm 1970, Biên khả năng thanh toán quy định bằng tổng công nợ cộng với một tỷ lệ phần trăm cốđịnh. Ví dụ, trước đây ở

Canada, biên khả năng thanh toán cho các DNBH phi nhân thọđơn giản chỉ là 115% tổng công nợ và đối với DNBH nhân thọ là 104% tổng công nợ.

Biên khả năng thanh toán I (Solvency I) được xây dựng và ban hành từ năm 2004, dựa trên các quy định về mức vốn tối thiểu qui định đối với Biên khả năng thanh toán

được ban hành từ năm 1970 và chuẩn mực về vốn trên cơ sở rủi ro. Theo hướng dẫn này, các cơ quan giám sát yêu cầu các công ty phải duy trì hệ số Biên khả năng thanh toán không dưới 100% nhằm đáp ứng yêu cầu đầy đủ vốn. Trong trường hợp Hệ số biên khả

năng thanh toán dưới 100% DNBH bị coi là có nguy cơ mất khả năng thanh toán.

Biên khả năng thanh toán (SCR) Hệ số

biên khả năng thanh toán

=

Biên khả năng thanh toán tối thiểu (MCR)

Trong đó:

+ Biên khả năng thanh toán là số tiền mà một công ty bảo hiểm duy trì vượt quá tài sản nợ của nó, là khả năng thanh toán thặng dư của công ty bảo hiểm. Khả năng thanh toán là phần chênh lệch giữa giá trị tài sản và các khoản nợ phải trả của DNBH tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán (các khoản dự phòng nghiệp vụ).

+ Biên khả năng thanh toán tối thiểu là mức vốn mà nếu nguồn vốn sẵn sàng chi trả của DNBH cho các rủi ro xảy ra thấp hơn mức tối thiểu này thì DNBH sẽ rơi vào tình trạng không có khả năng thanh toán dễ dẫn đến tình trạng phá sản. Chuẩn này

được thiết lập bởi cơ quan giám sát. Biên khả năng thanh toán tối thiểu được tính dựa trên doanh thu phí bảo hiểm gốc hoặc doanh thu phí bảo hiểm giữ lại, chi phí bồi thường và mức độ, tần suất rủi ro phát sinh từ nguồn doanh thu đó.

Về cách tính Biên khả năng thanh toán I theo yêu cầu của EU: Biên khả năng thanh toán tối thiểu (MCR) là số lớn nhất giữa phí bảo hiểm cơ bản (PBt) và chi phí bồi thường cơ bản (CBt).

MCRt = max (PBt; CBt) Trong đó:

PBt = 0,18. [min(Pt; 50million)] + 0,16. max[(Pt - 50million); 0] CBt = 0,26 (min (Ct;35 million) + 0,23.max [(Ct - 35million); 0] Pt: Phí bảo hiểm ròng giai đoạn t

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam (Trang 31)