Quy định của pháp luật về mối quan hệ giữa các cấp quy hoạch sử

Một phần của tài liệu Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 94)

dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất dù đƣợc phân thành nhiều cấp nhƣng vẫn là một chỉnh thể thống nhất, sự phát triển của nền kinh tế quốc dân đòi hỏi phải phân bố hợp lý lực lƣợng sản xuất trong từng vùng và trên phạm vi cả nƣớc, đó chính là nhiệm vụ cơ bản của quy hoạch sử dụng đất. Nhiều trƣờng hợp, quy hoạch sử dụng đất phải đƣợc tiến hành trên quy mô lớn, có thể là vùng lãnh thổ của một huyện, có thể là một tỉnh hoặc một vùng kinh tế tự nhiên lớn gồm nhiều tỉnh hợp lại, có thể trên phạm vi cả nƣớc. Trong những trƣờng hợp quy hoạch sử dụng đất phải tiến hành trên quy mô lớn, thì phải giải quyết vấn đề phân chia lại lãnh thổ, tổ chức sản xuất và lao động, bố trí lại mạng lƣới điểm dân cƣ, tổ chức lại các đơn vị sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất có thể giải quyết vấn đề di chuyển dân cƣ, khai hoang xây dựng vùng kinh tế mới, bố trí lại các xã, nông trƣờng, lâm trƣờng, thậm chí phải bố trí lại các huyện, các tỉnh. Bên cạnh nhiệm vụ tổ chức sử dụng đất trong phạm vi ranh giới từng đơn vị sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất còn phải đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, cho ngƣời sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất thực hiện việc phân phối và tái phân phối quỹ đất Nhà nƣớc cho các ngành, cho ngƣời sử dụng đất thông qua việc thành lập các đơn vị sử dụng đất mới hoặc chỉnh lý, hoàn thiện các đơn vị sử dụng đất đang tồn tại [57, tr.63].

Luật Đất đai 2003 và các văn bản hƣớng dẫn, quy định hệ thống quy hoạch sử dụng đất của nƣớc ta hiện nay bao gồm 4 cấp: Cấp quốc gia (cả nƣớc); Cấp tỉnh; Cấp huyện; cấp xã (gọi là quy hoạch sử dụng đất chi tiết).

Sơ đồ mối quan hệ giữa các cấp quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam

Nguồn: Điều 25-30, Luật Đất đai 2003

Giữa các quy hoạch ấy luôn có mối quan hệ qua lại, tác động chi phối lẫn nhau, vì vậy khi lập quy hoạch sử dụng đất phải thu thập nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích của các đơn vị hành chính trực thuộc.Trong quy hoạch sử dụng đất, chỉ tiêu phân bổ quỹ đất cho các đơn vị hành chính trực thuộc là chỉ tiêu định hƣớng, chỉ tiêu này đƣợc tính toán lại trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất (hoặc quy hoạch sử dụng đất chi tiết) của các đơn vị hành chính trực thuộc và trở thành chỉ tiêu pháp lệnh sau khi quy hoạch sử dụng đất của các đơn vị hành chính trực thuộc đƣợc xét duyệt. Quy hoạch sử dụng đất của mỗi cấp chỉ xác định và khoanh định trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất đối với phần diện tích phải chuyển mục đích sử dụng đất, nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển của địa phƣơng. Phần diện tích phải chuyển mục đích sử dụng đất, diện tích phải thu hồi đất nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển của cấp dƣới trực thuộc đƣợc xác định và khoanh định trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất (hoặc bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết). Trong quy hoạch sử dụng đất của mỗi cấp phải thể hiện phƣơng án phân bổ quỹ đất đối với diện tích thuộc nhiệm vụ quy hoạch của địa phƣơng và phƣơng án phân bổ quỹ đất đối với diện tích đã đƣợc xác định trong quy hoạch sử dụng đất của các đơn vị hành chính cấp trên [57, tr.40].

Luật Đất đai năm 2013, đƣợc Quốc hội thông qua ngày 29/11/2013 đã thay đổi cơ bản hệ thống quy hoạch sử dụng đất, bỏ đi cấp quy hoạch xã, phƣờng, thị trấn, chính thức hóa toàn bộ hệ thống quy hoạch bao gồm cả quy hoạch sử dụng đất quốc phòng và quy hoạch sử dụng đất an ninh (Điều 36 Luật Đất đai năm 2013).

Việc chính thức hóa quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh vào hệ thống QHSDĐ cả nƣớc và QHSDĐ các vùng kinh tế QHSDĐ cấp tỉnh QHSDĐ cấp huyện QHSDĐ cấp xã

quy hoạch thống nhất từ Trung ƣơng đến địa phƣơng góp phần hạn chế những chồng chéo, bất cập giữa quy hoạch cấp tỉnh và quy hoạch đất cho mục đích an ninh, quốc phòng trên địa bàn Tỉnh. Tuy nhiên, Luật Đất đai năm 2013 bỏ đi quy hoạch cấp cơ sở (xã, phƣờng, thị trấn) lại là một vấn đề cần xem xét lại, bởi quy hoạch sử dụng đất cấp xã mới thực sự là quy hoạch sử dụng đất chi tiết và cân đối một cách tốt nhất các nhu cầu sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã sẽ phản ánh chính xác nhất nhu cầu của thị trƣờng bất động sản, tạo ra các loại hàng hóa bất đống sản đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng. Việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân trong quá trình xây dựng quy hoạch sử dụng đất nếu không qua cấp cơ sở sẽ rất khó khăn và có nguy cơ quy định của pháp luật về lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, sự tham vấn của cộng đồng vào quy hoạch cấp huyện đến quy hoạch cấp quốc gia sẽ trở thành quy định mang tính hình thức, thiếu khả thi.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)