Hoàn thiện quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền xây dựng và tổ

Một phần của tài liệu Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 140)

chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất

Thực tế không thể phủ nhận là quy hoạch sử dụng đất của chúng ta hiện nay chất lƣợng thấp, không có tính khả thi, hiệu qủa thấp, tức quy hoạch sau khi đƣợc tổ chức xây dựng với rất nhiều chi phí nhƣng nó lại không đƣợc thực hiện, vấn đề quy hoạch “treo”, đang trở thành vấn đề nóng của xã hội [12, tr.4]. Một trong những nguyên nhân là do pháp luật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy định chƣa rõ ràng trách nhiệm của các cơ quan Nhà nƣớc, của các Bộ chuyên ngành trong xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Để tăng cƣờng tính khả thi của quy hoạch sử dụng đất, pháp luật cũng cần xác định trách nhiệm thực hiện quy hoạch

một cách rõ ràng, giao trực tiếp trách nhiệm cho các Bộ và Ủy ban nhân dân trong việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất. Trong đó, cần nhấn mạnh vai trò của Bộ tài nguyên và Môi trƣờng trong việc tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất của cả nƣớc, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất của cấp tỉnh và Bộ TNMT, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an kiểm tra việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất vào mục đích an ninh, quốc phòng, để tránh tình trạng sử dụng đất trái mục đích, trái quy hoạch nhƣ trong thời gian qua. Quy định rõ các chế tài đối với các vi phạm pháp luật trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, ví dụ quy hoạch “treo”, thì phải tiến hành đánh giá việc không thực hiện quy hoạch đó là do khâu lập, thẩm định, công bố, hay điều chỉnh quy hoạch để từ đó đƣa ra các chế tài cụ thể đối với chủ thể tham gia quan hệ quy hoạch sử dụng đất. Việc quy định trách nhiệm cụ thể cho các Bộ, Ngành trong xây dựng và thực hiện quy hoạch sử dụng đất cần theo hƣớng quy định thực quyền, cơ quan nào thực hiện các công việc đó thì quy định cho họ để gắn với trách nhiệm của họ đối với những hiệu quả công việc mà họ thực hiện.

Pháp luật quy hoạch sử dụng đất cũng cần có những quy định để kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tức sau khi quy hoạch sử dụng đất đƣợc phê duyệt và có hiệu lực thì vẫn cần tiếp tục giám sát, kiểm tra, đôn đốc. Pháp luật quy hoạch sử dụng đất hiện hành chƣa chú trọng đến khâu giám sát sau phê duyệt của các quy hoạch và đó cũng là nguyên nhân dẫn đến những vi phạm pháp luật quy hoạch sử dụng đất nhƣ: xây dựng trái phép trên đất đã quy hoạch, chuyển mục đích sử dụng đất trái quy hoạch, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không đúng với quy hoạch. Có địa phƣơng chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất cho các dự án xong mới trình xin sửa đổi quy hoạch sử dụng đất. Đặc biệt diện tích trồng lúa nƣớc cần có quy định rõ ràng, khoanh vùng bảo vệ để tránh tình trạng chuyển sang đất công nghiệp, dịch vụ, để bảo đảm an ninh lƣơng thực quốc gia trong thời gian tới. Những hành vi vi phạm pháp luật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất diễn ra khá phổ biến ở các địa phƣơng, song việc kiểm tra, phát hiện để xử lý kịp thời lại chƣa đƣợc chú trọng. Cần bổ sung những quy định, những chế tài đủ mạnh để xử lý các vi phạm pháp luật về quy hoạch sử dụng đất. Pháp luật quy hoạch sử dụng đất cũng cần có những quy định để khuyến khích các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cƣ tham gia vào xây dựng và

giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Cần có những quy định cụ thể để chủ thể xây dựng quy hoạch áp dụng những phƣơng pháp mới, tiến bộ trong quá trình lập quy hoạch để lựa chọn đƣợc phƣơng án sử dụng đất hợp lý nhất. Khi xây dựng quy trình kỹ thuật về xây dựng quy hoạch sử dụng đất cần tham khảo quy trình chuẩn của FAO.

Có tham khảo những tài liệu chuẩn của các tổ chức quốc tế đó, chúng ta mới đáp ứng đƣợc yêu cầu hội nhập, phát triển kinh tế đồng thời vẫn sử dụng tiết kiệm tài nguyên đất đai vô cùng quý giá của quốc gia.

Việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất không thể thiếu vai trò của các nhà chuyên môn nhƣ một số quốc gia gọi là “đội quy hoạch”, “nhà quy hoạch”, “trung tâm quy hoạch”. Pháp luật quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam hiện hành chƣa chính thức hóa địa vị pháp lý của nhóm chủ thể này trong công tác quy hoạch, dẫn đến việc xác định chất lƣợng quy hoạch thế nào? Thế nào là một quy hoạch tốt? Trách nhiệm của ngƣời lập quy hoạch đối với những quy hoạch kém chất lƣợng thế nào? Những nội dung này rất cần quy định cụ thể trong văn bản quy phạm pháp luật.

Sơ đồ 4.1: Các bƣớc trong quy trình quy hoạch sử dụng đất của FAO

Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất đai theo FAO [76] Đây là những nội dung rất quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng quy hoạch, phát huy vai trò của quy hoạch sử dụng đất, đảm bảo các yêu cầu của pháp luật quy hoạch sử dụng đất.

1. Xây dựng

các mục tiêu 2. Tổ chức công việc

3. Phân tích

các cơ hội 4. Lựa chọn các phƣơng án hữu

hiệu 5. Đánh giá mức độ thích nghi đất đai 6. Đánh giá các phƣơng án lựa chọn 7. Chọn phƣơng án tốt nhất 8. Chuẩn bị quy hoạch sử dụng đất 10. Theo dõi và xem

xét chỉnh sửa quy hoạch

9. Thực hiện quy hoạch

Một phần của tài liệu Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 140)