Ngoài các giải pháp mang tính kinh tế - tài chính, chúng ta có thể sử dụng các yếu tố xã hội để đảm bảo cho việc thực thi pháp luật tại Thừa Thiên Huế nhƣ:
- Tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho các cấp, các địa phƣơng trong tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó đặc biệt ƣu tiên đào tạo cán bộ tại chỗ, cán bộ là ngƣời dân tộc thiểu số theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 7 (khóa IX).
- Xây dựng hệ thống chính trị các cấp, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nƣớc, nhất là lĩnh vực quản lý đất đai; xây dựng chính quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh gắn với phân cấp cho địa phƣơng các cấp để nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong quản lý, điều hành.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục làm cho mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh thống nhất nhận thức về yêu cầu quan trọng, cấp bách việc đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.
- Giải quyết tốt công tác bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất để thực hiện các công trình, dự án.
Có chính sách bồi thƣờng hợp lý, thoả đáng đúng theo quy định của Nhà nƣớc khi chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng vào các mục đích khác bằng các biện pháp cụ thể nhƣ tiền bồi thƣờng, hỗ trợ đƣợc chuyển sang góp vốn với các đơn vị sử dụng đất thực hiện các công trình dự án, đào tạo nghề, sử dụng lao động đối với những ngƣời có đất bị thu hồi.
Duy trì và đảm bảo cho ngƣời dân có đất canh tác và đất ở ổn định để tổ chức thực hiện chính sách định canh, định cƣ, đƣợc giao đất, khoán rừng có điều kiện để sản xuất nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
- Trong quá trình lập, thông qua, xét duyệt quy hoạch sử dụng đất tại Thừa Thiên Huế cần tăng cường sự giám sát của nhân dân để đảm bảo cho pháp luật đƣợc thực thi, cụ thể: Tổ chức công bố công khai quy hoạch, sử dụng đất để cho các tổ chức, cá nhân đƣợc biết; thực hiện quản lý đất đai theo quy hoạch sử dụng đất: bao gồm việc lập, thẩm định, xét duyệt dự án, giao đất phải theo đúng quy hoạch và quy định của pháp luật; giám sát, đôn đốc việc thực hiện quy hoạch, kiến nghị bổ sung và điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Tiến hành xử lý triệt để các trƣờng hợp ngƣời quản lý có quyết định giao
đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái với quy hoạch sử dụng đất đã đƣợc xét duyệt và trƣờng hợp ngƣời sử dụng đất không sử dụng hoặc sử dụng đất sai mục đích; triển khai lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện trong khung chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và đảm bảo đƣợc các mục tiêu quy hoạch phát triển của các ngành, các lĩnh vực, các chƣơng trình dự án trên địa bàn tỉnh; cải cách triệt để thủ tục hành chính trong quản lý đất đai, tăng cƣờng sự phối kết hợp giữa các cơ quản quản lý Nhà nƣớc về đất đai tại địa phƣơng.
4.3.3. Các giải pháp đảm bảo thực hiện quy định về bảo vệ môi trường trong quy hoạch sử dụng đất
Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi qua nhiều thập niên cộng với sự tàn phá của chiến tranh đã dẫn đến hậu quả môi trƣờng tự nhiên bị suy thoái tới mức báo động, các cân bằng sinh thái bị phá vỡ ở nhiều khâu. Rừng bị phá đã ảnh hƣởng rõ rệt đến cƣờng độ của lũ lụt, hạn hán, xói mòn đất, đến sự bồi lấp các dòng chảy và cửa sông; sự khắc nghiệt của khí hậu, sự suy giảm dòng chảy vào mùa khô, sự mai một các nguồn gen thực vật, động vật, nhất là các loài thủy sinh. Việc tập trung đánh bắt ở các vùng ven bờ và cửa sông đã ảnh hƣởng tiêu cực đến sự phát triển của các nguồn thủy sản. Hiện tƣợng nƣớc mặn xâm nhập sâu trên sông Hƣơng đã đƣợc khắc phục nhờ đƣợc đầu tƣ đập Thảo Long.
Tình hình trên cho thấy việc bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng gắn liền với việc khai thác sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên phải đƣợc xem là một trong những nhiệm vụ cấp bách và quan trọng của tỉnh hiện nay. Để thực hiện công tác bảo vệ môi trƣờng cần ban hành chính sách sử dụng đất với mục tiêu môi trƣờng, đó là xây dựng một cơ cấu sử dụng đất hợp lý trong đó xác định cơ cấu diện tích che phủ bằng rừng. Trƣớc mắt tỉnh sẽ tập trung vào các giải pháp sau:
- Bảo vệ nghiêm ngặt rừng đầu nguồn, ban hành chính sách khuyến khích khai hoang đất trống đề đầu tƣ trồng rừng, chính sách đầu tƣ bảo vệ vốn rừng hiện có. Tăng cƣờng diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn đặc biệt là cho các hồ thủy điện, thủy lợi ở các huyện Nam Đông, A Lƣới, Phú Lộc,…
- Tăng cƣờng giáo dục môi trƣờng và nâng cao ý thức bảo vệ môi trƣờng cho mọi tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cƣ trong tỉnh.
- Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng đất trong khai thác khoáng sản, trong các khu công nghiệp nhằm bảo vệ môi trƣờng và nguồn nƣớc.