Pháp luật quy hoạch sử dụng đất của Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 69)

Hàn Quốc (Korea) nằm ở phía Nam Bán đảo Triều Tiên; Đông, Tây, Nam giáp biển; Bắc giáp Triều Tiên qua giới tuyến quân sự chạy dọc vĩ tuyến 38o Bắc với diện tích 99.392 km2 (toàn bán đảo: 222.154 km2), khí hậu ôn đới, có 4 mùa rõ rệt, dân số: 50,76 triệu ngƣời (02/2013), một số nội dung về pháp luật quy hoạch sử dụng đất của Hàn Quốc đó là [116].

+ Pháp luật quy hoạch Hàn Quốc quy định về 5 cấp quy hoạch đó là:

Quy hoạch đất cấp quốc gia; quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; quy hoạch đất vùng thủ đô; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; quy hoạch đất vùng đô thị cơ bản. Pháp luật Hàn Quốc cũng chú trọng đến tính thống nhất trong quy hoạch nên quy định quy hoạch sử dụng đất đƣợc thực hiện từ tổng thể tới chi tiết. Quy hoạch cấp tỉnh, vùng thủ đô phải căn cứ trên cơ sở quy hoạch cấp quốc gia; quy hoạch cấp huyện, vùng đô thị phải căn cứ vào quy hoạch cấp tỉnh.

+ Pháp luật Hàn Quốc quy định về trách nhiệm quyền hạn xây dựng quy hoạch: Quy hoạch cấp quốc gia do Bộ trƣởng Bộ Đất đai, Giao thông và Hàng hải phê duyệt, quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh do tỉnh phê duyệt, quy hoạch đất cấp

huyện hoặc quy hoạch đô thị cơ bản do Tỉnh trƣởng phê duyệt. Quốc hội không can thiệp vào quá trình xét duyệt quy hoạch sử dụng đất.

+ Pháp luật Hàn Quốc quy định về kỳ quy hoạch đối với cấp quốc gia, cấp tỉnh là 20 năm, quy hoạch sử dụng đất vùng đô thị cơ bản và kế hoạch sử dụng đất là 10 năm. Sau 5 năm sẽ tiến hành rà soát để điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội quốc gia.

+ Pháp luật Hàn Quốc quy định về quy trình lập quy hoạch sử dụng đất đó là việc lập quy hoạch sử dụng đất có tổ chức lấy ý kiến nhân dân. Sau khi quy hoạch sử dụng đất đƣợc phê duyệt sẽ đƣợc công khai và tuyên truyền phổ biến rộng rãi đến cộng đồng. Chính quyền các cấp có trách nhiệm tiếp thu, giải trình ý kiến nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch đó. Nhà nƣớc có chính sách bảo đảm tính khả thi của quy hoạch.

Tóm lại, so sánh các điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội giữa 2 quốc gia, chúng ta có thể học tập kinh nghiệm điều chỉnh quy hoạch bằng pháp luật của Hàn Quốc đó là quy định mang tính nguyên tắc về tính thống nhất trong hệ thống quy hoạch quốc gia từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, đƣa nội dung lấy ý kiến nhân dân vào trong quá trình xây dựng quy hoạch nhƣ một trình tự bắt buộc. Chúng ta có thể tham khảo quy định kỳ quy hoạch khác nhau giữa các cấp quy hoạch. Ngoài ra, song song với việc phân khu, pháp luật quy hoạch Hàn Quốc còn quy định về “Đai xanh” tức các khu hạn chế phát triển. Trong “Đai xanh” hạn chế những công trình kiến trúc, cấm mọi ý đồ khai thác. “Đai xanh” nhằm khống chế sự phát triển nhảy cóc, bảo vệ đất nông nghiệp và tài nguyên, nghỉ ngơi, giải trí và bảo đảm cung ứng đủ diện tích cho nhu cầu nhà ở. Đặc biệt việc xây dựng quy hoạch với thời hạn lâu dài, ổn định - kỳ quy hoạch sử dụng đất (với cấp quốc gia, cấp tỉnh là 20 năm, quy hoạch sử dụng đất vùng đô thị cơ bản và kế hoạch sử dụng đất là 10 năm) cũng là một yếu tố thành công trong công tác quy hoạch đất đai ở Hàn Quốc, nên chăng ở Việt Nam khi xây dựng quy hoạch sử dụng đất chúng ta cũng cần có tầm nhìn xa để xây dựng một quy hoạch mang tính ổn định, lâu dài đồng thời vẫn có thể điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất trong những trƣờng hợp cần thiết cho phù hợp với sự thay đổi của các quan hệ kinh tế-xã hội.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 69)