Giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật quy hoạch sử dụng đất tại tỉnh

Một phần của tài liệu Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 143)

Thừa Thiên Huế

Để đảm bảo cho việc thực hiện pháp luật quy hoạch sử dụng đất, chúng ta luôn phải quan tâm đến những yếu tố đặc trƣng của từng địa phƣơng về các điều kiện tự nhiên, mức độ phát triển kinh tế - xã hội, những yếu tố văn hóa và phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện pháp luật quy hoạch sử dụng phải dựa trên phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của Thừa Thiên Huế là: Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ƣơng, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nƣớc về văn hóa, du lịch di sản, sinh thái, thành phố môi trƣờng xanh, đồng thời phát triển khoa học - công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lƣợng cao. Phấn đấu đến năm 2020, Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học - công nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả nƣớc và khu vực Đông Nam - Châu Á; có quốc phòng, an ninh đƣợc tăng cƣờng, chính trị - xã hội ổn định, vững chắc, có hệ thống chính sách trong sạch, vững mạnh, ngang tầm nhiệm vụ, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng đƣợc nâng cao rõ rệt, có đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng đƣợc cải thiện.

Việc thực hiện pháp luật quy hoạch sử dụng đất phải nhằm góp phần tạo chuyển biến cơ bản về văn hoá, y tế, giáo dục, đào tạo, nâng cao dân trí, giải quyết tốt các vấn đề bức xúc về xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, phát huy lợi thế so sánh để xây dựng thành công Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, một trung tâm kinh tế lớn ở phía Nam của tỉnh trên cơ sở mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách thu hút nguồn lực từ bên ngoài, đảm bảo phát triển bền vững về môi trƣờng, đảm bảo cảnh quan cho phát triển du lịch

Thực hiện pháp luật quy hoạch sử dụng đất tại Thừa Thiên Huế còn phải dựa trên quan điểm sử dụng đất đến năm 2020 của Thừa Thiên Huế đó là: Sử dụng đất phải ƣu tiên cho phát triển sản xuất nông nghiệp, góp phần thực hiện chiến lƣợc an ninh lƣơng thực, cung ứng nông sản phẩm cho xã hội, nguyên liệu cho công nghiệp; Bố trí hợp lý cơ cấu đất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá, gắn với thị trƣờng và hiệu quả kinh tế cao. Ổn định diện tích

gieo trồng lúa, mở rộng diện tích đất trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, hoa - cây cảnh, cây thực phẩm. Ứng dụng các tiến bộ về công nghệ sinh học, từng bƣớc xây dựng nền nông nghiệp sạch, bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài nguyên rừng hiện có giảm bớt sự ảnh hƣởng của các yếu tố thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán. Dành quỹ đất hợp lý cho sự phát triển dịch vụ, du lịch và công nghiệp nhất là những ngành công nghiệp có khả năng khai thác những tiềm năng sẵn có của địa phƣơng nhƣ công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản. Mở rộng, hình thành các khu công nghiệp tập trung nhằm sử dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng, tạo môi trƣờng thu hút vốn đầu tƣ của các thành phần kinh tế. Gắn việc phát triển công nghiệp với quá trình đô thị hoá, phát triển mạng lƣới đô thị rộng khắp trong phạm vi toàn tỉnh.

Sử dụng đất phải đáp ứng đƣợc nhu cầu đất ở của nhân dân, đảm bảo chất lƣợng môi trƣờng sống. Đất ở cần đƣợc bố trí tập trung trên cơ sở khu dân cƣ cũ hoặc hình thành khu mới với quy mô đủ lớn để tiết kiệm đất xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân. Việc sử dụng đất không chỉ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hoá xã hội mà còn phải đảm bảo an ninh, quốc phòng, quán triệt phƣơng châm kinh tế kết hợp với an ninh, quốc phòng và an ninh, quốc phòng kết hợp với kinh tế.

Từ phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và định hƣớng sử dụng đất đến năm 2020 của tỉnh Thừa Thiên Huế, từ thực trạng điều chỉnh của pháp luật quy hoạch sử dụng đất, thực tiễn thực hiện pháp luật quy hoạch sử dụng đất tại Thừa Thiên Huế giai đoạn 2003 - 2013, ngoài việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật quy hoạch sử dụng đất, tôi đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo cho việc thực hiện pháp luật quy hoạch sử dụng đất tại Thừa Thiên Huế.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 143)