Giải pháp kinh tế tài chính

Một phần của tài liệu Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 144)

Trong những năm qua nền kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển tƣơng đối toàn diện và liên tục tăng trƣởng với nhịp độ cao đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIII và cao hơn mức trung bình của cả nƣớc, chất lƣợng tăng trƣởng từng bƣớc đƣợc cải thiện. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp tăng nhanh hơn so với mục tiêu quy hoạch đề ra, đặc biệt cơ cấu trong nội bộ các ngành cũng có bƣớc thay đổi đáng kể theo hƣớng phát huy các lợi thế so sánh của tỉnh. Tuy nhiên, tăng trƣởng kinh tế của toàn bộ nền kinh tế và từng ngành chƣa ổn định, chất lƣợng tăng trƣởng chƣa cao; xuất phát

điểm của nền kinh tế còn thấp, tích lũy từ nội bộ nền kinh tế còn thấp, còn mất cân đối lớn giữa nhu cầu và khả năng đầu tƣ phát triển. Nguồn thu ngân sách chƣa ổn định, nguồn vốn ngân sách dành cho đầu tƣ phát triển còn hạn hẹp; các dự án ODA giải ngân chậm,… Do vậy để thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của tỉnh đạt kết quả tốt tỉnh sẽ thực hiện các giải pháp về kinh tế - tài chính nhƣ sau:

- Kết hợp giữa các ngành, các lĩnh vực và các địa phƣơng trong tỉnh để xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đảm bảo tính liên thông; phát huy lợi thế so sánh của từng huyện, thị, thành phố trong phát triển kinh tế - xã hội.

- Đa dạng hoá các hình thức huy động và tạo vốn trong tỉnh, đây là nguồn lực có ý nghĩa quyết định về lâu dài, đảm bảo có đủ năng lực nội tại để tiếp nhận đầu tƣ trong và ngoài nƣớc một cách bình đẳng và đôi bên cùng có lợi.

- Xây dựng chính sách ƣu đãi đặc biệt để thu hút các nguồn vốn đầu tƣ nhƣ nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp từ Trung ƣơng, vốn tín dụng ƣu đãi, vốn vay nƣớc ngoài trả chậm hoặc thuê tài chính, vốn đầu tƣ trực tiếp FDI, ODA,... để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án. Tổ chức sử dụng có hiệu quả, xử lý đồng bộ các nguồn vốn trung hạn và dài hạn để đảm bảo sản xuất ổn định và phát triển kết cấu hạ tầng đảm bảo thực hiện các mục tiêu, chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020.

- Tạo môi trƣờng thuận lợi, chính sách đầu tƣ thông thoáng nhằm khuyến khích các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đầu tƣ vào tỉnh, nhất là đầu tƣ xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật bằng cách tăng cƣờng xúc tiến thƣơng mại, đơn giản hoá các thủ tục hành chính, cấp phép đầu tƣ.

Huy động tổng hợp các nguồn vốn để thực hiện quy hoạch thông qua vốn đầu tƣ cho từng ngành thực hiện quy hoạch của ngành đến năm 2020. Thực hiện lồng ghép các chƣơng trình trên địa bàn để huy động vốn và sử dụng vốn tiết kiệm.

- Áp dụng mọi hình thức khuyến khích để huy động vốn nhàn rỗi trong nhân dân nhƣ: Quỹ tiết kiệm, phát hành tín phiếu, cổ phiếu, trái phiếu công trình. Thực hiện cổ phần hoá một số doanh nghiệp để kêu gọi cổ phần, bán cổ phiếu của các công trình dự kiến đầu tƣ xây dựng.

- Xây dựng chƣơng trình, dự án và chính sách cụ thể để phát triển ngành, sản phẩm, lĩnh vực quan trọng nhất là chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế; bảo vệ và phát triển vốn rừng; củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nƣớc và các hợp tác xã.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 144)