Giải pháp về thể chế

Một phần của tài liệu Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 151)

Cụ thể hóa các quy định của Luật Đất đai 2003 và Nghị định 181/2004/NĐ- CP về quy hoạch sử dụng đất, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành nhiều văn bản hƣớng dẫn thi hành các quy định về quy hoạch sử dụng đất tại địa

phƣơng nhƣ Quyết định, Công văn (Xem phụ lục số 01), tuy nhiên các văn bản hƣớng dẫn này còn tản mát, quá nhiều văn bản. Nhằm đảm bảo thi hành các quy định về quy hoạch sử dụng đất đƣợc quy định tại Luật Đất đai 2013 và Nghị định 43/2014/NĐ-CP Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế cần sớm ban hành Quyết định hƣớng dẫn cụ thể, chi tiết tất cả các nội dung về quy hoạch sử dụng đất nhƣ trình tự, thủ tục, quy hoạch đất nông nghiệp, quy hoạch đất đô thị, quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa, nguyên tắc bảo tồn các di tích lịch sử trong quy hoạch sử dụng đất, trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan ban ngành trong xây dựng và thực hiện quy hoạch sử dụng đất, cách thức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân trong công tác lập quy hoạch sử dụng đất, các hình thức công bố quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Thừa Thiên Huế và các quy hoạch cấp huyện, các hình thức tổ chức kiểm tra giám sát trong quá trình lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất, cách thức tổ chức tuyên truyền về quy hoạch, về pháp luật quy hoạch sử dụng đất tại địa phƣơng…)

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Chƣơng 4 Hoàn thiện pháp luật quy hoạch sử dụng đất và bảo đảm thực hiện tại Thừa Thiên Huế đã đạt đƣợc một số kết quả nhƣ sau:

Thứ nhất, Luận án đã đƣa ra định hƣớng trong việc hoàn thiện pháp luật đất đai nói riêng trong giai đoạn hiện nay trên quan điểm chỉ đạo chung của Đảng và chính sách đất đai của Nhà nƣớc nhƣ đảm bảo quan điểm về sở hữu đất đai, về phát triển bền vững, về xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa đó là: Huy động tốt nhất nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh; định hƣớng thị trƣờng bất động sản phát triển lành mạnh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời sử dụng đất; định hƣớng cho công tác quản lý và sử dụng đất; bảo vệ đất nông nghiệp, bảo vệ môi trƣờng để phát triển bền vững; giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc..

Thứ hai, từ các định hƣớng, tác giả Luận án đƣa ra giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật quy hoạch sử dụng đất là ban hành một Luật quy hoạch để điều chỉnh về các loại quy hoạch khác nhau nhƣ quy hoạch đô thị, quy hoạch môi trƣờng, quy hoạch xây dựng, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, quy hoạch sử dụng đất…

Thứ ba, đề xuất giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật quy hoạch sử dụng đất hiện hành nhƣ nguyên tắc lập, căn cứ, nội dung lập quy hoạch sử dụng đất, kỳ quy hoạch sử dụng đất, trình tự, thẩm quyền lập, thông qua, xét duyệt quy

hoạch sử dụng đất, công bố quy hoạch sử dụng đất, thực hiện, điều chỉnh, quản lý quy hoạch sử dụng đất.

Thứ tư, kiến nghị bổ sung một số nội dung cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả của quy hoạch sử dụng đất mà chƣa đƣợc pháp luật điều chỉnh nhƣ: vai trò của quy hoạch, phƣơng pháp tham vấn cộng đồng trong quy hoạch, chi phí tài chính cho hoạt động quy hoạch, quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức chuyên môn về quy hoạch sử dụng đất.

Thứ năm, Luận án đi từ việc phân tích định hƣớng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thừa Thiên Huế, quan điểm sử dụng đất của Thừa Thiên Huế đến năm 2020, những khó khăn và thuận lợi của Tỉnh, từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo thực hiện các quy định của pháp luật quy hoạch sử dụng đất tại địa phƣơng nhƣ: Bảo đảm thực hiện pháp luật quy hoạch sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa; giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật quy hoạch sử dụng đất trong việc bảo tồn di tích lịch sử tại Thừa Thiên Huế; giải pháp kinh tế - tài chính nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật quy hoạch sử dụng đất tại Thừa Thiên Huế; giải pháp mang tính xã hội bảo đảm thực hiện pháp luật quy hoạch sử dụng đất tại Thừa Thiên Huế; giải pháp đảm bảo thực hiện quy định của pháp luật về yêu cầu bảo vệ môi trƣờng trong quy hoạch sử dụng đất; giải pháp tăng cƣờng sự giám sát của nhân dân trong quá trình lập, thông qua, xét duyệt quy hoạch sử dụng đất; giải pháp khoa học - công nghệ trong công tác xây dựng và quản lý quy hoạch sử dụng đất; giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện quy định của pháp luật quy hoạch sử dụng đất về bảo vệ và tiết kiệm đất đai, phát triển quỹ đất nông nghiệp, bảo đảm an toàn lƣơng thực; giải pháp nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của quy hoạch sử dụng đất và pháp luật quy hoạch sử dụng đất nhƣ tuyên truyền qua báo nói, bài viết, các chƣơng trình truyền thông khác, giải pháp về mặt thể chế cụ thể đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành quyết định hƣớng dẫn cụ thể các quy định về quy hoạch sử dụng đất của Luật Đất đai 2013 và Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Thứ sáu, Luận án đƣa ra giải pháp để giải quyết những vấn đề mang tính đặc thù của Thừa Thiên Huế trong quy hoạch sử dụng đất nhƣ giải pháp cụ thể nhằm bảo tồn các di tích lịch sử trong quy hoạch sử dụng đất, giải pháp khắc phục bất cập trong quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa.

KẾT LUẬN

Quy hoạch sử dụng đất là công cụ để Nhà nƣớc quản lý đất đai đƣợc thống nhất, là phƣơng thức để Nhà nƣớc tiếp tục khẳng định và thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai, giúp Nhà nƣớc lựa chọn đƣợc phƣơng án sử dụng đất đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế - xã hội, môi trƣờng - sinh thái, an ninh - quốc phòng… Có vai trò quan trọng nhƣng quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam lại bộc lộ quá nhiều vấn đề, quy hoạch mang tính hình thức, chất lƣợng quy hoạch thấp, không có tính khả thi, không minh bạch trong quá trình xây dựng và thực hiện, quy hoạch treo diễn ra khá phổ biến…. Giải pháp để phát huy vai trò của quy hoạch sử dụng đất là hoàn thiện hệ thống pháp luật quy hoạch sử dụng đất, tạo hành lang pháp lý an toàn, minh bạch cho mọi chủ thể tham gia hoạt động xây dựng và thực hiện quy hoạch. Trong phạm vi Luận án tiến sĩ, tác giả đã nỗ lực nghiên cứu, xây dựng lý luận về quy hoạch đất, lý luận về pháp luật về quy hoạch đất, đánh giá thực trạng điều chỉnh của pháp luật và tình hình thực hiện tại Thừa Thiên Huế từ đó đƣa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật quy hoạch sử dụng đất và giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật quy hoạch sử dụng đất, từ những nghiên cứu đó tôi đƣa ra một số kết luận chung sau đây:

Thứ nhất, tác giả đƣa ra, phân tích khái niệm quy hoạch sử dụng đất, với các đặc điểm dấu hiệu nhận biết cơ bản nhƣ tính lịch sử xã hội, tính tổng hợp, tính ổn định - dài hạn, tính chiến lƣợc và chỉ đạo vĩ, tính khả biến, nhấn mạnh vai trò của quy hoạch sử dụng đất đối với sự phát triển mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội nhƣ là: một công cụ để Nhà nƣớc quản lý đất đai thống nhất, đảm bảo cho việc sử dụng đất đai đƣợc hợp lý, tiết kiệm, công cụ để Nhà nƣớc thể hiện quyền lực, tối đa hóa giá trị của bất động sản, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, nâng cao chất lƣợng sống cho cộng đồng, đảm bảo phát triển bền vững, ngoài ra tác giả Luận án đề cập đến các yêu cầu cơ bản của công tác quy hoạch sử dụng đất nhƣ đảm bảo nguyên tắc phát triển bền vững, tính thống nhất, đồng bộ, công khai, minh bạch, dân chủ, khả thi của quy hoạch sử dụng đất.

Thứ hai, xây dựng, luận giải những vấn đề lý luận về pháp luật quy hoạch sử dụng đất nhƣ khái niệm pháp luật quy hoạch sử dụng đất, chỉ ra đặc điểm của pháp luật quy hoạch sử dụng đất nhƣ mang tính đa chiều, mang đậm yếu tố kỹ thuật trong quy phạm pháp luật, đặt ra những yêu cầu, nguyên tắc đối với pháp luật quy hoạch

sử dụng đất (công khai, minh bạch, mang tính dự báo, tính khả thi, tính thống nhất); nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với quy hoạch sử dụng đất, nội dung, hình thức điều chỉnh của pháp luật quy hoạch sử dụng đất phù hợp với từng nội dung. Luận án tìm hiểu pháp luật quy hoạch sử dụng đất của một số nƣớc trên thế giới để gợi mở cho Việt Nam nhƣ: tính ổn định, dài hạn của quy hoạch sử dụng đất là một thành công trong công tác quy hoạch sử dụng đất ở Nhật Bản, Hàn Quốc; việc áp dụng các phƣơng pháp quy hoạch hiện đại (tham vấn cộng động, sử dụng công nghệ. Phân tích các yếu tố khách quan, chủ quan chi phối đến pháp luật quy hoạch sử dụng đất (chính trị, kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, yếu tố văn hóa - xã hội) làm cơ sở để đối chiếu, phân tích đánh giá pháp luật quy hoạch hiện hành của Việt Nam và tìm ra giải pháp hoàn thiện pháp luật quy hoạch sử dụng đất.

Thứ ba, Luận án đánh giá thực trạng pháp luật quy hoạch sử dụng đất theo từng nội dung cụ thể đƣợc quy định trong Luật Đất đai và văn bản hƣớng dẫn hiện để chỉ ra những ƣu điểm (bắt đầu đƣa hoạt động quy hoạch sử dụng đất vào trật tự, bƣớc đầu quan tâm đến quyền và lợi ích của ngƣời sử dụng đất, nâng cao hiệu quả quy hoạch sử dụng đất, đặt ra các nguyên tắc …), những bất cập của pháp luật quy hoạch sử dụng đất (tính khả thi thấp, nội dung còn chồng chéo, vừa thiếu, vừa yếu, chƣa ổn định, chƣa đảm bảo tính công khai, minh bạch, dân chủ), tìm hiểu việc thực thi pháp luật quy hoạch sử dụng đất tại Thừa Thiên Huế (lợi thế và những khó khăn của tỉnh về địa hình, điều kiện văn hóa, nguồn nhân lực, thực trạng điều chỉnh của pháp luật với những kết quả và những hạn chế) thông qua việc phân tích một số vụ việc điển hình nhƣ vụ việc đồi Vọng Cảnh, tính hình các di sản bị lấn chiếm, nghĩa trang, nghĩa địa hình thành tự phát… sự giám sát của nhân dân đối với việc thực hiện pháp luật quy hoạch còn yếu kém, chƣa đƣợc chú trọng, tìm ra nguyên nhân của những tồn tại, bất cập của việc thực hiện pháp luật quy hoạch sử dụng đất tại Thừa Thiên Huế nhƣ: nhân sự, tài chính, nhận thức, sự phối kết hợp của các cơ quan, tiêu cực, sự giám sát của nhân dân trong thực tiễn thực hiện pháp luật quy hoạch sử dụng đất tại Thừa Thiên Huế...

Thứ tư, ở chƣơng 4 - “Hoàn thiện pháp luật quy hoạch sử dụng đất và bảo đảm thực hiện tại Thừa Thiên Huế” đã đƣa ra định hƣớng trong việc hoàn thiện pháp luật đất đai nói riêng trong giai đoạn hiện nay trên quan điểm chỉ đạo chung

của Đảng và chính sách đất đai của Nhà nƣớc nhƣ đảm bảo quan điểm về sở hữu đất đai, về phát triển bền vững, về xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa.., đƣa ra định hƣớng đảm bảo yêu cầu của pháp luật quy hoạch sử dụng đất nhƣ tính đồng bộ, thống nhất, tính khả thi, tính dự báo, chiến lƣợc, đảm bảo nguyên tắc thúc đẩy các quan hệ kinh tế - xã hội phát triển, bảo vệ quỹ đất nông nghiệp, bảo vệ môi trƣờng để phát triển bền vững, bảo vệ di sản văn hóa, bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc.

Thứ năm, tác giả Luận án đƣa ra giải pháp định hƣớng lâu dài là ban hành một Luật quy hoạch để điều chỉnh về các loại quy hoạch khác nhau nhƣ quy hoạch đô thị, quy hoạch môi trƣờng, quy hoạch xây dựng, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng quy, quy hoạch sử dụng đất… Đề xuất giải pháp hoàn thiện các quy định cụ thể của pháp luật quy hoạch sử dụng đất hiện hành nhƣ nguyên tắc lập, căn cứ, nội dung lập quy hoạch sử dụng đất, kỳ quy hoạch sử dụng đất, trình tự, thẩm quyền lập, thông qua, xét duyệt quy hoạch sử dụng đất, công bố quy hoạch sử dụng đất, thực hiện, điều chỉnh, quản lý quy hoạch sử dụng đất. Kiến nghị bổ sung một số nội dung cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả của quy hoạch sử dụng đất mà chƣa đƣợc pháp luật điều chỉnh nhƣ vài trò của quy hoạch, phƣơng pháp tham vấn cộng đồng trong quy hoạch, chi phí tài chính cho hoạt động quy hoạch, quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức chuyên môn về quy hoạch..

Thứ sáu, từ việc phân tích định hƣớng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thừa Thiên Huế, quan điểm sử dụng đất của Thừa Thiên Huế đến năm 2020, bằng phƣơng pháp điều tra xã hội học để nhận định các vấn đề còn tồn tại, Luận án đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo thực hiện các quy định của pháp luật quy hoạch sử dụng đất tại địa phƣơng nhƣ: Bảo đảm thực hiện pháp luật quy hoạch sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa; giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật quy hoạch sử dụng đất trong việc bảo tồn di tích lịch sử tại Thừa Thiên Huế; giải pháp kinh tế - tài chính nhằm bảo đảm thực hiện pháp quy hoạch sử dụng đất tại Thừa Thiên Huế; giải pháp mang tính xã hội bảo đảm thực hiện pháp luật quy hoạch sử dụng đất tại Thừa Thiên Huế; giải pháp đảm bảo thực hiện quy định của pháp luật về yêu cầu bảo vệ môi trƣờng trong quy hoạch sử dụng đất; giải pháp tăng cƣờng sự giám sát của nhân dân trong quá trình lập, thông qua, xét duyệt quy hoạch sử dụng đất; giải pháp khoa học - công nghệ trong công tác xây dựng và quản lý quy hoạch sử dụng đất, bảo đảm thực hiện quy định

của pháp luật quy hoạch sử dụng đất về bảo vệ và tiết kiệm đất đai, phát triển quỹ đất nông nghiệp, bảo đảm an toàn lƣơng thực, nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của quy hoạch sử dụng đất, giả pháp về mặt thể chế, giải pháp giải quyết những vấn đề mang tính đặc thù của Thừa Thiên Huế trong quy hoạch sử dụng đất nhƣ giải pháp cụ thể nhằm bảo tồn các di tích lịch sử trong quy hoạch sử dụng đất, giải pháp khắc phục bất cập trong quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa…

Từ việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn, tác giả Luận án tin rằng các kết luận rút ra từ Luận án sẽ đóng góp một phần vào việc hoàn thiện pháp luật, tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lƣợng công tác xây dựng pháp luật, bảo đảm thực hiện pháp luật quy hoạch sử dụng đất tại Thừa Thiên Huế, thúc đẩy quan hệ kinh tế - xã hội Thừa Thiên Huế nói riêng, cả nƣớc nói chung phát triển trên nguyên tắc “phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững” [55], góp phần bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của ngƣời sử dụng đất và các chủ thể tham gia quy hoạch sử dụng đất.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Lê Thị Phúc (2013), “Phƣơng pháp tham vấn cộng đồng trong quy hoạch sử dụng đất - nhìn từ góc độ pháp lý”, Tạp chí Dân chủ & pháp luật, 10 (259), tr. 24-31. 2. Lê Thị Phúc (2013), “Yêu cầu bảo tồn di tích lịch sử trong việc thực hiện pháp

luật quy hoạch sử dụng đất tại Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, 21 (253), tr. 21-27.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)