Giải pháp thống nhất, đồng bộ trong pháp luật về quy hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 134)

Để hoàn thiện pháp luật quy hoạch sử dụng đất, nhiệm vụ cấp bách là chúng ta phải tạo ra sự thống nhất, đồng bộ trong pháp luật quy hoạch sử dụng đất và thống nhất; đồng bộ pháp luật quy hoạch sử dụng đất với các loại quy hoạch khác, tiến tới việc ban hành một Luật quy hoạch.

Chúng ta cần sớm tiến hành việc rà soát, phân tích, đánh giá lại toàn bộ các quy định của pháp luật về các loại quy hoạch khác, nhƣ pháp luật về quy hoạch xây dựng, pháp luật về quy hoạch môi trƣờng, pháp luật về quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, để tạo ra sự thống nhất, đồng bộ trong pháp luật quy hoạch. Luật Bảo vệ và phát triển rừng quy định về quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, đã có cách tiếp cận giống nhƣ cách tiếp cận quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Điều 13-21, Luật Bảo vệ và phát triển rừng quy định về nguyên tắc, căn cứ, kỳ quy hoạch, trách nhiệm xây dựng quy hoạch, điều chỉnh, công bố thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, xác lập các khu rừng. Vẫn với cách tiếp cận quy hoạch, kế hoạch nhƣ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhƣng Luật Bảo vệ và phát triển rừng quy định về thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng có một điểm tiến bộ mà pháp luật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần tham khảo là quy định về sự kiểm soát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sau khi phê duyệt.

đó thì cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền xét duyệt phải huỷ bỏ kế hoạch, điều chỉnh quy hoạch và công bố công khai. Cơ quan có thẩm quyền định kỳ ba năm một lần phải kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch; hàng năm phải kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng ở các cấp.

Khác với quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, quy hoạch xây dựng lại đƣợc tiếp cận theo một cách khác. Tại chƣơng 2, quy định về quy hoạch xây dựng, nhƣng không quy định chung các nội dung cho các loại quy hoạch, mà mục 1, từ điều 11 đến điều 14 quy định chung, bao gồm quy hoạch xây dựng quy định về kỳ quy hoạch xây dựng, yêu cầu chung của quy hoạch xây dựng, điều kiện của các tổ chức, cá nhân thiết kế quy hoạch xây dựng, phân loại quy hoạch xây dựng. Mục 2, 3, 4 quy định cụ thể về các loại quy hoạch nhƣ quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng khu dân cƣ nông thôn với các nội dung về điều chỉnh, nội dung, trình tự, thẩm quyền xây dựng... Còn mục 4 quy định riêng về quản lý quy hoạch xây dựng. Tuy nhiên, trong các quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng không thấy nhấn mạnh đến sự thống nhất với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Từ việc nghiên cứu, hệ thống và phân tích các quy định của pháp luật về các loại quy hoạch, hoàn thiện pháp luật quy hoạch sử dụng đất phải làm sao cho thống nhất, đồng bộ với các quy định của pháp luật về các loại quy hoạch khác. Luật đất đai phải thống nhất với Luật xây dựng, Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật bảo vệ môi trƣờng, Luật Nhà ở… tiến tới xây dựng một luật chung về quy hoạch.

Quy hoạch sử dụng đất đai là quy hoạch tổng hợp chuyên ngành, cụ thể hoá quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, nhƣng nội dung của nó phải đƣợc điều hoà thống nhất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy khi xây dựng pháp luật về quy hoạch đất đai phải nghiên cứu để quy hoạch đất đai thống nhất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.

Tóm lại, khi xây dựng các quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trong khuôn khổ của pháp luật đất đai chúng ta phải chú ý đến các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng sông, quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp, quy hoạch phát triển ngành lâm nghiệp… chú ý đến các quy định về quy hoạch đã có trong một số đạo luật để giữa các loại quy hoạch không còn « vùng chồng lấn »,

« vùng trắng ». Trong chính sách pháp luật ở nƣớc ta, cần xác định đƣợc vai trò của quy hoạch đất đai trong hệ thống thống nhất các quy hoạch của cả nƣớc và hƣớng đến xây dựng một luật chung về quy hoạch.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)