Giải pháp bảo tồn di tích lịch sử trong thực hiện pháp luật quy hoạch

Một phần của tài liệu Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 149)

để kịp thời phát hiện và giải quyết các vấn đề mới phát sinh làm sao cho quy hoạch phát huy hiệu quả trong thực tiễn; tiến hành thực hiện chủ trƣơng áp dụng công nghệ táng mới nhằm giảm thiếu tối đa các tác động xấu đến môi trƣờng, bảo vệ quỹ đất nông nghiệp; áp dụng các giải pháp công nghệ xử lý ô nhiễm môi trƣờng, vệ sinh phòng dịch nhƣ: quy hoạch và thiết kế xây dựng từng nghĩa trang, nghĩa địa phải đảm bảo các nội dung về bố trí mặt bằng, diện tích phân bố cây xanh, hệ thống thoát nƣớc, biện pháp xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trƣờng; xã hội hóa công tác tang lễ, có các đơn vị sự nghiệp chuyên ngành trực thuộc chính quyền đô thị thực hiện các công việc chủ đạo nhƣ quản lý, vận hành mạng lƣới nghĩa trang, nhà tang lễ, nhà hỏa táng. Các thành phần khác đầu tƣ vào các hoạt động vận chuyển, hàng hóa phục vụ mai táng cũng cần có quy định về chính sách phù hợp. Các chính sách hỗ trợ tang lễ cần đổi mới các nội dung nhƣ quy định chế độ tiền lƣơng mới cho công nhân phục vụ mai táng, cải táng, hỏa táng; quy định cụ thể về việc chứng nhận sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa cho ngƣời sử dụng đất thông qua hình thức nhƣ: quyết định giao đất hoặc giấy chứng nhận.

Pháp luật quy hoạch sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn tỉnh là một vấn đề rất quan trọng cần phải có sự quan tâm đúng mức.

4.3.6. Giải pháp bảo tồn di tích lịch sử trong thực hiện pháp luật quy hoạch sử dụng đất hoạch sử dụng đất

Trong thời gian qua, việc thực hiện các quy định của Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất trong việc bảo tồn di tích lịch sử ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những bƣớc tiến đáng ghi nhận. Nhiều phƣơng án quy hoạch sử dụng đất trong việc bảo tồn di tích lịch sử đƣợc tiến hành hiệu quả, góp phần chỉnh trang đô thị, làm nổi bật những giá trị văn hóa lịch sử của Cố đô. Tuy nhiên, trƣớc những yêu cầu của hoạt động bảo tồn di tích và phát triển kinh tế thì việc giải quyết thỏa đáng những mối quan hệ giữa mục tiêu phát triển kinh tế và bảo tồn di tích lịch sử trong công tác

QHSDĐ đang là một bài toán khó tìm đƣợc lời giải. Qua phân tích thực tiễn thực hiện Pháp luật trong việc bảo tồn di tích lịch sử tại tỉnh Thừa Thiên Huế, dựa vào những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế bất cập và những nguyên nhân của hạn chế đó tác giả mạnh dạn đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quy hoạch sử dụng đất để bảo tồn di tích lịch sử tại tỉnh Thừa Thiên Huế nhƣ sau: Khi lập QHSDĐ phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật QHSDĐ và quy định về bảo tồn di tích lịch sử (Luật di sản văn hóa 2001). UBND tỉnh phải thật sự coi trọng công tác xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật về quy hoạch sử dụng đất trong việc bảo tồn di tích lịch sử, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm của toàn tỉnh; Dung hòa mối quan hệ giữa dân cƣ và di sản; thống kê, phân loại các di tích; các quy định về chế độ thông tin, công bố quy hoạch sử dụng đất trong việc bảo tồn di tích lịch sử phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; UBND tỉnh cần phối hợp chặt chẽ với Trung tâm bảo tồn di tích và chính quyền địa phƣơng để giải phóng, đền bù mặt bằng đúng chính sách, đúng chế độ, không gây thất thoát tài sản, tiền vốn của Nhà nƣớc, tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Đối với các dự án “quy hoạch treo” do việc lập QHSDĐ chƣa chú ý đến vấn đề bảo tồn di tích lịch sử thì nên hủy bỏ và trả lại cảnh quan ban đầu cho các khu di tích; UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cần tăng cƣờng việc kiểm tra tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất trong việc bảo tồn di tích lịch sử của cấp dƣới, kiểm tra chặt chẽ những QHSDĐ ở gần các khu vực có di tích hoặc vùng tiệm cận các khu di tích. Đồng thời cần có những biện pháp xử lý cụ thể đối với các trƣờng hợp cố ý lấn chiếm đất thuộc các khu vực di tích, các trƣờng hợp cố ý chậm triển khai thực hiện hoặc sử dụng đất đai sai mục đích của ngƣời dân. Xử lý kịp thời các cán bộ vi phạm công tác quản lý QHSDĐ. Trong quá trình thực hiện dự án QHSDĐ, cần giám sát chặt chẽ khâu thi công, cho nhân dân tại các vùng có phƣơng án QHSDĐ cử đại diện giám sát. Các phƣơng án QHSDĐ cần thực hiện theo hƣớng nhân dân vừa là chủ thể, vừa là đối tƣợng hƣởng thụ lâu dài; UBND tỉnh Thừa Thiên Huế nên quan tâm đầu tƣ kinh phí và nhân lực để có công cụ cần thiết quản lý quy hoạch sử dụng đất trong việc bảo tồn di tích lịch sử đồng bộ và toàn diện. Về kinh phí đầu tƣ thực hiện các phƣơng án quy hoạch sử dụng đất trong việc bảo tồn di tích lịch sử thì ngoài nguồn vốn từ ngân sách Nhà nƣớc, UBND tỉnh cần huy động nguồn đóng góp của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nƣớc; UBND tỉnh cần phối hợp chặt chẽ với Sở TNMT và Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô thƣờng xuyên tổ chức tập huấn, nâng cao chuyên

môn về công tác quản lý và thực hiện quy hoạch cho cán bộ trực tiếp tham gia vào công tác QHSDĐ. Bên cạnh đó, phải bồi dƣỡng kiến thức chuyên môn về hoạt động bảo vệ di tích, kiến thức về những diện tích đất có di tích cần khoanh vùng bảo vệ chặt chẽ cho các cán bộ quản lý đất đai; hoàn thiện trang thiết bị cho công tác quy hoạch sử dụng đất và bảo tồn di tích lịch sử. Chúng ta có thể sử dụng sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đƣa các thông tin về quy hoạch sử dụng đất trong việc bảo tồn di tích lịch sử lên mạng Internet, lập trang Web riêng liên quan đến vấn đề QHSDĐ và bảo tồn di tích lịch sử. Bên cạnh đó chúng ta có thể đƣa thông tin về các dự án “Quy hoạch đỏ” cần đƣợc bảo vệ lên sàn giao dịch bất động sản nhằm ngăn chặn các hành vi giao dịch ở những vùng di tích cần đƣợc bảo vệ.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 149)