Vị trí trạng ngữ phương thức trong tiếng Việt

Một phần của tài liệu Trạng ngữ phương thức, trạng ngữ so sánh và trạng ngữ điều kiện trong tiếng anh (có đối chiếu với tiếng việt) (Trang 64)

Trong tiếng Việt, trạng ngữ phƣơng thức cũng biểu thị cách thức, cung cách diễn biến của sự tình hoặc chỉ phƣơng tiện mà chủ thể dùng để thực hiện hành động, hoặc chỉ chủ thể của hành động.

Trong tiếng Việt, trạng ngữ phƣơng thức cũng có ba vị trí:

a. Trạng ngữ phương thức ở vị trí đầu câu:

(39) Cứ như lời ông kể bọn trộm bây giờ còn đƣợc trang bị cả bằng thành tựu của khoa học tối tân. [65, 18]

(40) Với cái nhìn tươi xanh, đầy nhân ái và từng trải, lại cộng với trí tuệ tuyệt vời, Blaga đã phát hiện ra nhiều vẻ đẹp của ta, mà ta không thấy đƣợc. [65,101] (41) Cứ như lời ngài đại sứ thì cuộc chiến tranh đã qua là một quá khứ u buồn.

[65,122]

(42) Bằng cách vận dụng thi pháp, có ngƣời cho đây là bài thơ nói về nỗi cô đơn không có sự chia sẻ. [66, 57]

(43) Và bằng tấm lòng nhân ái ấy, bác sĩ tài hoa đã cứu đƣợc gã, đã đƣa gã từ cõi mộng mị hoang tƣởng về với xứ ngƣời. [66, 64]

(44) Với thói quen của một nhà làm kinh tế, giám đốc cho thảo hợp đồng gồm những nội dung chủ yếu: thời gian hoàn thành bản thảo là hai tháng, ăn nghỉ, tàu xe ra vào lâm trƣờng lo, khi bản thảo đƣợc duyệt và thông qua, mỗi nhà văn sẽ đƣợc bồi dƣỡng một chỉ vàng. [61, 7]

(45) Như mở cờ trong bụng, ba nhà văn nhanh chóng dự các cuộc họp, nghe báo cáo xuống các đội sản xuất, vào rừng vẩn vơ, nhìn suối chảy, nghe chim hót để lấy ... không khí. [61, 7]

(46) Lơ ngơ một mình giữa chợ, Tƣờng mua đại một cành đào, vác ra cổng chợ đứng chờ. [61, 21]

(47) Vốn thẳng thắn hồn nhiên, phó giám đốc bảo: "Làm chó gì có chuyện ấy." [61,92]

(48) Vẫn hồn nhiên thẳng thắn như bản chất của mình, ông phó giám đốc trả lời: "Đƣa thì đƣa. Sợ chó gì." [61, 92]

(49) Anh vẽ kỹ, như kiểu tranh cổ điển thời phục hưng, nhƣng lại tinh vi, hiện đại và mới mẻ. [65, 160]

(50) Thực tình, hai câu thơ mà Tố Hữu vừa nhắc đến, như nhắc đến một giai thoại vui kia, là hai câu thơ hay, nếu không nói là hay nhất trong bài. [66, 18]

(51) Cứ cày như bố mày là yên chuyện. [66, 30]

(52) Chẳng ai giống ai, bằng những con đường riêng, những số phận riêng, họ đã đến với cuộc chiến tranh bi tráng. [66, 83]

(53) Lịch sử đƣợc khái quát bằng tiểu thuyết, bằng số phận có thể nói là bi thảm của anh nông dân Giang Minh Sài. [66, 85]

(54) Ấy là khi kẻ thù, bằng những trang bị của khoa học hiện đại, soi tìm con ngƣời trên cánh đồng hoang dã. [66, 189]

(55) Cuốn sách đƣợc giải của ông năm nay, như đánh giá của Hội nhà văn, đã cắm thêm một cái mốc mới trên tiến trình phát triển văn học. [66, 190]

(56) Vừa xuống sân bay New York, đang chân ƣớt chân ráo, chẳng biết làm thủ tục nhập cảnh ra sao, tiếng Anh nửa chữ cũng không biết, cứ lơ ngơ như một chú bò lạc, họ đã buông luôn một câu xanh rờn mạ non nhƣ thế. [66, 312]

(57) Đang cầm cành đào mới mua, xo ro trong mưa dầm gió bấc, bỗng một bàn tay nắm lấy vai anh, đẩy anh vào trong chợ. [61, 21]

c. Trạng ngữ phương thức ở vị trí cuối câu:

(58) Sự tan vỡ gia đình đôi khi lại bắt đầu từ những chuyện rất đỗi vạch vãnh nhƣ thế, ở ngay trong những ngôi nhà rất đỗi ấm cúng, tưởng như chẳng bao giờ có giông bão. [65, 25]

(59) Không ngờ ông lão vẫn còn rất tráng kiện, vẫn đùa nghịch tinh quái như một gã trai làng. [65, 127]

(60) Đứng trƣớc cụ Hoan, Nguyễn Minh Châu cứ thấy rợn ngợp như đứng trước một con Khủng Long. [65, 201]

(62) Chính vì thế, trong những ngày cả nƣớc long trọng kỷ niệm 40 năm ngày chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tôi lại tìm thơ ông, tra cứu thơ ông, như tra cứu một cuốn từ điển cách mạng. [66, 10]

(63) Có lẽ bố tôi cày ải, chạy bão cũng không cực nhọc, khốn khổ như Xuân Diệu "cày" trên cánh đồng giấy của mình. [66, 26]

(64) Tôi ngồi ngẩn ngƣời chẳng hiểu ra làm sao cả, rồi thì thấy run, rồi thì thấy hoảng, rồi thì thấy mình đầy tội lỗi, như thể mình là tội phạm, đang chịu đấu tố. [66, 39]

(65) Nàng mặc bộ áo dài đỏ, nom rừng rực như một ngọn đuốc đang cháy. [66,152]

(66) Những chiếc giậm đan bằng tre trên vai họ như vầng trăng khuyết vừa được vớt từ bùn lên. [66, 172]

(67) Làm sao có đƣợc cái giải chuẩn xác, giàu tính thuyết phục, vừa đạt đƣợc tôn chỉ mục đích của Hội, lại vừa phải đạt đƣợc tôn chỉ, mục đích của văn chƣơng, như tôi đã có lần nói. [66, 193]

Qua các ví dụ về vị trí của trạng ngữ phƣơng thức tiếng Anh cũng nhƣ tiếng Việt, chúng ta thấy trong cả hai ngôn ngữ, trạng ngữ phƣơng thức đều có thể xuất hiện ở ba vị trí trong câu: ở vị trí cuối câu trạng ngữ phƣơng thức thƣờng xảy ra nhất. Số lần xuất hiện của trạng ngữ phƣơng thức ở vị trí đầu câu xảy ra ít hơn so với vị trí cuối câu. Còn ở vị trí giữa câu, trạng ngữ phƣơng thức cũng xuất hiện nhƣng rất hiếm. Chức năng ngữ nghĩa của chúng đối với thông báo toàn câu là giống nhau.

Một phần của tài liệu Trạng ngữ phương thức, trạng ngữ so sánh và trạng ngữ điều kiện trong tiếng anh (có đối chiếu với tiếng việt) (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)