3. 1 Liên từ đánh dấu mệnh đề trạng ngữ so sánh trong tiếng Anh
3.4.2. Những nhận xét sau khi khảo sát các cấu trúc trạng ngữ so sánh trong tiếng Anh
tiếng Anh
Cấu trúc so sánh dựa trên các cấp độ so sánh. Qua các cấu trúc so sánh trình bày ở phần trên ta thấy có những điểm cần lƣu ý ở từng cấp độ so sánh
[1] So sánh ngang bằng:
Theo sau cấu trúc so sánh ngang bằng là một cụm giới ngữ bao gồm "as" và một đại từ độc lập, đại từ này phải là đại từ tân ngữ nhƣ "me", "him" hay "her". Tuy nhiên, mệnh đề theo sau cấu trúc so sánh ngang bằng này phải bao gồm "as" và một đại từ làm chủ ngữ cho mệnh đề thì đại từ đó phải là đại từ chủ ngữ tƣơng ứng nhƣ "I", "he" hay "she"
(199) Jane was not as clever as him. [41, 90] (Jane không khôn ngoan nhƣ hắn ta.)
(200) They aren't as clever as they appear to be. [41, 90]
(Chúng không khôn ngoan nhƣ là chúng tỏ vẻ nhƣ thế đâu.)
Nếu đối tƣợng so sánh đƣợc xác định rõ thì ta có thể bỏ cụm từ hay mệnh đề bổ sung.
(201) A megaphone would be as good. [41, 90] (Có một cái loa cầm tay cũng tốt.)
Ta cũng có thể dùng cấu trúc "as... as" để cho biết sự vật nào đó có lƣợng nhiều hay ít hơn sự vật khác. Trong trƣờng hợp đó ta dùng các thành ngữ nhƣ "twice", "three times", "ten times" hay "half" (gấp hai lần, ba lần, mƣời lần hay một nửa) đặt trƣớc từ "as" đầu tiên. Ví dụ, nếu một toà nhà cao mƣời mét và một toà nhà khác cao hai mƣơi mét, ta có thể nói rằng "The second building is twice as high as the first" hoặc "The first building is half as high as the second".
(202) The grass was twice as tall as in the rest of the field. [41, 90]
(Thứ cỏ này cao gấp đôi tất cả những thứ cỏ còn lại trên cánh đồng.) (203) Water is eight hundred times as dense as air. [41, 90]
Cấu trúc này thƣờng đƣợc dùng giống nhƣ phƣơng thức đề cập đến những chất mà không thể đo lƣờng đƣợc. Ví dụ, nếu ta muốn nói rằng một sự vật nào đó hữu dụng hơn sự vật khác rất nhiều, ta có thể nói rằng "The first is a hundred times as useful as the second".
(204) Without this rearing our children would be ten times as hard as it is.
(Không có sự dƣỡng dục ấy thì con cái chúng tôi sẽ còn khó khăn gấp mƣời lần thế này.)
Những bổ ngữ phụ trợ nhƣ "just", "quite", "near" và "almost" có thể dùng trƣớc cấu trúc so sánh ngang bằng để bổ nghĩa cho sự so sánh với nghĩa thông thƣờng của chúng.
(205) Sunburn can be just as severe as a heat burn. [41, 90] (Da cháy nắng thì cũng rát hệt nhƣ bị bỏng.)
Khi dùng cấu trúc "as...as...", đôi khi ta có thể đặt một cụm danh từ sau tính từ và trƣớc đoạn ngữ hay mệnh đề bổ sung. Cụm danh từ phải bắt đầu bằng "a" hay "an". Ví dụ thay vì nói "This knife is as good as that one", ta có thể nói "This is as good a knife as that one" (Con dao này cũng tốt nhƣ con dao kia).
(206) I'm as good a cook as she is. [41, 91]
(Tôi làm đầu bếp đâu có thua gì cô ta.)
(207) This was not as bad a result as they expected. [41, 91] (Kết quả hoá ra lại không tệ nhƣ họ tƣởng.)
Đôi khi thay vì dùng "not" trƣớc cấu trúc này, ta có thể dùng "not such" trƣớc "a" hay "an", rồi đến một tính từ, một danh từ và as:
(208) Water is not such a good conductor as metal. [41, 91] (Nƣớc không phải là chất truyền dẫn tốt nhƣ kim loại.)
Thay vì dùng cấu trúc "as...as...", ta có thể dùng thành ngữ nhƣ "the height of" và "the seize of" để cho biết một sự vật nào đó có kích thƣớc lớn bằng, lớn hơn hay nhỏ hơn một sự vật khác.
(209) For a week my hand was the seize of a boxing glove. [41, 91]
(210) It is roughly the length of a man's arm. (Nó dài khoảng chừng một gang tay.)
Nếu một sự vật nào đó mang những phẩm chất hay đặc điểm tƣơng tự với sự vật khác thì, thay vì dùng cấu trúc "as...as...", ta có thể dùng một cụm giới ngữ bắt đầu bằng "like" với một động từ liên kết.
(211) He looked like an actor. [41, 91] (Trông hắn nhƣ một kịch sĩ.)
(212) That sound like an exaggeration. [41, 91] (Nghe coi bộ phóng đại quá.)
(213) The whole thing is like a bad dream. [41, 91] (Cả sự việc này chẳng khác một cơn ác mộng.)
Ngoài việc đƣợc dùng để diễn tả so sánh bằng, "like" cũng có hình thái so sánh hơn "more like", kém "less like" và so sánh cao nhất "most like".
(214) It made her seem less like another of Theodore's possession. [41, 91] (Điều ấy khiến cô ta ít có vẻ nhƣ một món sở hữu khác của Theodore. (215) Of all his children, she was the one most like me.
(Trong tất cả con cái của anh ta, thì cô bé ấy giống tôi nhất.)
[2] So sánh hơn, kém:
Các so sánh hơn kém thƣờng đi theo sau "than" khi ta muốn xác định điều liên quan với sự vật khác đƣợc so sánh. Ta nêu đích xác điều ta muốn so sánh bằng cách dùng một trong những cấu trúc theo sau "than".
Các cấu trúc có thể là : - cụm danh từ:
(216) Charlie was more honest than his predecessor. [41, 86] (Charlie thật thà hơn ngƣời nhậm chức trƣớc hắn.)
Nếu đi sau "than" là một đại từ đứng độc lập thì đại từ này phải là đại từ tân ngữ nhƣ "me", "him", hay "her".
(Anh tôi trẻ hơn tôi.)
(218) Lamin was shorter than her. [41, 86] (Lamin thấp hơn cô ấy.)
- bổ ngữ:
(219) This class continues to grow more rapidly than any other groups. [41, 290] (Lớp này tiếp tục phát triển nhanh hơn bất kỳ nhóm nào khác.)
(220) Prices have been rising faster than incomes. [41, 290] (Vật giá đã tăng nhanh hơn thu nhập.)
(221) You might know this better than me. [41, 290] (Có thể anh biết rõ chuyện này hơn tôi.)
(222) The changes will be even more striking in the case of teaching than in medicine. [41, 86]
(Những thay đổi này sẽ càng nổi bật trong phƣơng diện giảng dạy hơn là trong y khoa.)
(223) Last year, terrorist activities were worse than in any of the previous twelve years. [41, 86]
(Năm rồi, các hoạt động khủng bố lại càng tệ hơn bất kỳ năm nào trong vòng mƣời hai năm qua.)
- mệnh đề:
(224) They manage to keep his circulation going more successfully than we did. [41,290]
(Họ xoay xở để giữ mức lƣu hành của hắn tiến triển thành công hơn chúng tôi.) (225) I would have done a better job than he did. [41, 86]
(Lẽ ra tôi đã làm một công việc tốt hơn là hắn.) (226) I was a better writer than he was. [41, 86]
(Tôi là nhà văn tài hoa hơn hắn.) (227) He's taller than I am. [41, 86]
Nếu khi so sánh hơn kém không có cụm từ "than" đi sau thì phải xác định rõ đối tƣợng để so sánh. Chẳng hạn, nếu ai đó nói là "Could I have a bigger one, please?" (Làm ơn cho tôi cái to hơn?) thì khả năng là họ đang cầm trong tay một món hàng mà họ cho là quá nhỏ.
(228) A mattress would be better. [41, 86] (Dùng) một tấm nệm thì tốt hơn.)
Nếu ta chọn một cụm hay một mệnh đề bổ sung bắt đầu bằng "than" khi ta đang dùng một cấu trúc so sánh hơn làm bổ ngữ, ta thƣờng đặt cụm từ hay mệnh đề bổ sung ấy sau toàn bộ cụm danh từ chứ không theo sau cấu trúc so sánh.
(229) Kairi was a more satisfactory pet than Tuku had been. [41, 86] (Con Kairi này còn làm hài lòng hơn cả con Tuku nuôi trƣớc đây.)
(230) Willy owned a larger collection of books than anyone else I have ever met. [41,86]
(Willy sở hữu một sƣu tập sách lớn hơn bất kỳ bộ sƣu của những ngƣời khác tôi đã từng gặp.)
Một cấu trúc so sánh có thể đứng ngay sau một danh từ, nhƣng chỉ khi có "than" và một cụm danh từ đi kèm.
(231) We've got a rat bigger than a cat in our roof. [41, 86]
(Trên mái nhà chúng tôi có một con chuột to hơn cả con mèo.) (232) We have packs of cards larger than he was used to. [41, 86]
(Chúng tôi có những bộ bài khổ lớn hơn khổ bài mà anh ta quen dùng.)
"More" và "More than" đôi khi đƣợc dùng trƣớc cả cụm danh từ để cho biết sự vật nào có nhiều phẩm chất trong cùng một vật hơn vật khác.
(233) Music is more a way of life than an interest. [41, 86] (Âm nhạc là một lẽ sống hơn là đam mê.)
(234) This is more a war movie than a western. [41, 86] (Đây là phim chiến tranh hơn là phim cao bồi.)
(235) Their life may be horribly, but they are more than satisfied. [41, 86] (Cuộc đời họ có lẽ nhàm chán kinh khủng, nhƣng họ lại quá hài lòng.) (236) You would be more than welcome. [41, 86]
(Anh sẽ đƣợc tiếp đón nồng hậu vô cùng.)
Trong cấu trúc so sánh đoạn ngữ nguyên thể có thể thay thế cho một mệnh đề. (237) They say that nothing pays better than to be honest (that nothing pays so
well as/ better than honesty does)
(Họ nói rằng không có gì trả giá hơn là sự trung thực)
(238) She seemed more anxious to listen to the troubles of others than to discuss her own.
(Cô ta có vẻ lo lắng khi nghe những điều phiền muội của ngƣời khác hơn là bàn luận về những điều phiền muội của bản thân)
Một số ví dụ có thể bỏ chủ ngữ và động từ:
(239) When I spoke to him on the phone this morning, he was more agreeable than (he was) last night.
(Khi tôi nói chuyện điện thoại với anh ấy sáng nay, anh ấy dễ chịu hơn tối qua.) (240) She desires happiness more than (she desires) wealth. [49, 270]
(Chị ấy mong muốn hạnh phúc hơn giàu có.)
(241) She is more shy than (she is) unsocial. [49, 270] (Cô ấy nhút nhát hơn là khó gần.)
Một mệnh đề so sánh tỉnh lƣợc có thể có hiện tƣợng lƣỡng nghĩa khi nó đứng sau ngoại động từ. Chẳng hạn câu "He likes Tom better than John" có thể đƣợc hiểu theo hai cách sau:
(242) He likes Tom better than John does. [49, 270] (Nó thích Tom hơn là John thích Tom.)
(243) He likes Tom better than he does John. [49, 270] (Nó thích Tom hơn là nó thích John.)
[3] So sánh cao nhất:
Ta có thể dùng riêng lẻ so sánh cao nhất nếu nhƣ đối tƣợng đƣợc xác định rõ. Chẳng hạn, trong câu "The sergeant was the tallest" thì ta thấy rằng ta đang nói về một nhóm quân nhân đã đƣợc xác định rồi.
Nếu ta muốn đề cập đến đối tƣợng so sánh thì ta dùng một đoạn ngữ hay một mệnh đề bổ sung. Các cấu trúc bổ sung có thể là:
- cụm giới ngữ bắt đầu bằng "in" hay "of" (244) Henry was the biggest of them. [41, 88]
(Henry là đứa lớn nhất trong bọn.)
(245) The third requirement is the most important of all. [41, 88] (Yêu cầu thứ ba chính là điều quan trọng nhất.)
(246) These cakes are probably the best in the world. [41, 88] (Những cái bánh này có lẽ là con nhất trên đời.)
Nếu so sánh cao nhất là một bổ ngữ đứng trƣớc một danh từ thì cụm giới từ phải đi sau danh từ ấy:
(247) This is the best bargain for his money. [41, 88]
(Đây là món hàng giá hời nhất mà hắn có thể mua đƣợc.) (248) I'm in the worst business in the world. [41, 88]
(Tôi đang vƣớng vào công việc tồi tệ nhất đời.) - một mệnh đề quan hệ.
(249) It is the best I'm likely to get. [41, 88]
(Đó là cái tốt nhất mà tôi có khả năng đạt đƣợc.) (250) The visiting room was the worst I had seen. [41, 88]
(Cái phòng tiếp khách ấy là cái tồi nhất tôi từng nhìn thấy.)
Nếu so sánh cao nhất là một bổ ngữ đứng trƣớc một danh từ thì mệnh đề quan hệ đi sau danh từ đó.
(251) He was the most dangerous man in the country. [41, 88] (Hắn là kẻ nguy hiểm nhất nƣớc.)
(Hắn ta và Neil đƣợc ăn một bữa tối đắt nhất đời chúng.)
(253) That's the most convincing answer that you've given me. [41, 88] (Đó là câu trả lời có thuyết phục nhất mà anh ta đã nói với tôi.)
Ta thƣờng đặt "the" trƣớc một cấu trúc so sánh cao nhất nhƣng đôi khi có thể bỏ "the" nhất là trong văn nói hay văn viết thân mật.
(254) His shoulder s hurt the worst. [41, 290] (Hai vai anh đau đớn nhất.)
(255) Old people work hardest. [41, 290] (Ngƣời già làm việc cần cù nhất.)
(256) Wool and cotton blankets are generally cheapest. [41, 88] (Chăn len và chăn bông nói chung là những thứ rẻ nhất.) (257) It can be used by whoever closest. [41, 88]
(Ai ở gần nhất thì có thể sử dụng nó.)
Ta không thể bỏ "the" khi so sánh cao nhất khi đi sau nó có từ "of" hay một cấu trúc khác cho biết đối tƣợng ta đang so sánh. Do đó ta có thể nói chẳng hạn nhƣ "Amanda was youngest" nhƣng ta không thể nói "Amanda was youngest of our group".
3.5. Tiểu kết
So sánh là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó ngƣời ta đối chiếu hai hiện tƣợng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tƣợng. Kết quả sự so sánh là cho ra sự giống nhau hay tƣơng đƣơng về phƣơng diện nào đó. Để có đƣợc kết quả sự so sánh thì chúng ta phải tìm ra đƣợc mục đích so sánh nghĩa là tìm ra sự giống nhau, xác định sự khác nhau và chỉ ra sự hơn kém. Vì vậy, so sánh đƣợc thể hiện chủ yếu ở 3 cấp độ sau:
a. So sánh ngang bằng: So sánh là chung nhất, nhƣng tiếng Anh và tiếng Việt đã thể hiện nghĩa so sánh ngang bằng với cái phƣơng tiện rất riêng biệt. Tiếng Anh dùng các cấu trúc "as...as", "as", "the same", "the same as" và các cấu trúc
với "to be". Tƣơng ứng, tiếng Việt có "như", "hệt", "giống", "giống như", "cũng như", "y như", "hệt như", "là" ...
Có thể thấy một số khác biệt giữa so sánh ngang bằng trong hai ngôn ngữ nhƣ sau:
- Về số lƣợng, các phƣơng tiện biểu hiện ý nghĩa so sánh ngang bằng trong tiếng Anh ít hơn trong tiếng Việt.
- Về hình thức, các phƣơng tiện so sánh ngang bằng trong tiếng Anh lại phức tạp hơn. Các phƣơng tiện so sánh ngang bằng trong tiếng Việt lại giàu tính tình thái hơn.
- Về hoạt động trong diễn ngôn, các phƣơng tiện biểu hiện ý nghĩa so sánh ngang bằng trong tiếng Anh có thể hoạt động nhƣ một từ nối trong nội bộ câu. Trái lại, một số phƣơng tiện biểu hiện ý nghĩa so sánh ngang bằng trong tiếng Việt không những là từ nối trong câu mà còn là từ nối liên câu.
b. So sánh hơn, kém: Để thể hiện phép so sánh không ngang bằng (hơn/ kém), tiếng Anh và tiếng Việt đều dùng hai phƣơng thức cơ bản là phƣơng thức từ vựng và phƣơng thức ngữ pháp. Tuy nhiên tiếng Anh lại thiên nhiều về phƣơng thức ngữ pháp. Cụ thể các cấu trúc biểu hiện ý nghĩa hơn/ kém tiếng Anh chủ yếu là kết cấu với "more ...than", "-er ...than" và "less ... than". Trái lại tiếng Việt sử dụng phƣơng pháp từ vựng nhiều hơn. Điều này thể hiện qua sự hiện diện của các từ "hơn", "kém" trong các kết cấu biểu hiện ý nghĩa so sánh hơn/ kém.
Xét về hình thức tổ chức, cấu trúc so sánh hơn/ kém tiếng Anh phức tạp hơn so với cấu trúc hơn/ kém trong tiếng Việt. Nhƣng số lƣợng biến thể cho mỗi loại cấu trúc cụ thể thì tiếng Việt lại nhiều hơn nên có thể diễn tả đƣợc những ý nghĩa so sánh với các cung bậc tình thái tinh tế hơn. Có thể nói sự khác biệt về hình thức kết cấu của các cấu trúc là dị biệt lớn nhất giữa các phƣơng tiện biểu hiện ý nghĩa so sánh hơn/ kém tiếng Anh và tiếng Việt.
c. So sánh bậc nhất: So sánh bậc nhất về thực chất cũng là so sánh không ngang bằng và cũng không diễn đạt mức độ cao hơn so với so sánh hơn kém, chỉ khác là vấn đề đƣợc xem xét từ một góc độ khác. Nếu so sánh ngang bằng hoặc hơn kém xảy ra giữa hai thực thể thì so sánh bậc nhất lại xảy ra giữa các thành viên trong một tập hợp nhiều hơn hai, trong đó một thành viên trội hẳn hoặc kém hẳn các thành viên khác. Tuỳ theo ý nghĩa biểu đạt, cấu trúc so sánh bậc nhất đƣợc chia làm hai tiểu loại là cấu trúc so sánh hơn nhất và cấu trúc so sánh kém nhất.
Tiếng Anh biểu hiện ý nghĩa so sánh bậc nhất bằng nhiều phƣơng tiện cơ bản nhất là cấu trúc với "most", với -est và với "least". Trong đó, do nguyên lý lịch sự trong giao tiếp thì "most" và "-est' có tần số sử dụng cao hơn hẳn so với "least'. Tƣơng ứng với các phƣơng tiện so sánh bậc nhất tiếng Anh, tiếng Việt cũng có hàng loạt các biến thể diễn đạt ý nghĩa so sánh bậc nhất, nhƣng phổ biến hơn cả là các kết cấu với tiểu từ tình thái "nhất" và "kém nhất".
Sự đa dạng của các biến thể biểu hiện ý nghĩa so sánh bậc nhất trong tiếng Việt so với tiếng Anh cho phép lời nói của ngƣời Việt uyển chuyển hơn trong giao tiếp.
Chương 4: TRẠNG NGỮ ĐIỀU KIỆN TRONG TIẾNG ANH
( có đối chiếu với tiếng Việt )