Các kiểu thể hiện mệnh đề điều kiện trong tiếng Anh.

Một phần của tài liệu Trạng ngữ phương thức, trạng ngữ so sánh và trạng ngữ điều kiện trong tiếng anh (có đối chiếu với tiếng việt) (Trang 139 - 153)

3. 1 Liên từ đánh dấu mệnh đề trạng ngữ so sánh trong tiếng Anh

4.4.2.Các kiểu thể hiện mệnh đề điều kiện trong tiếng Anh.

Trong tiếng Anh, dựa vào các cấu trúc về câu điều kiện trên chúng ta có thể có trên mƣời cách khác nhau đƣợc dùng để diễn tả điều kiện trong mệnh đề điều kiện với if hoặc unless. Ngƣời học phải nắm vững ý nghĩa ẩn giấu nằm trong các mệnh đề này. Ý nghĩa ẩn giấu này tuỳ thuộc vào mệnh đề điều kiện là giả định

(subjunctive) hay biểu thị (indicative).

+ Mệnh đề giả định (subjunctive clause) diễn tả giả thiết, điều kiện ngƣợc với sự thật (opposite of reality), không thể xảy ra (improbable).

+ Mệnh đề biểu thị (indicative clause) diễn tả những điều kiện có thể xảy ra, có thể thực hiện đƣợc (probable)

Chúng ta hãy xem ý nghĩa ẩn giấu trong các mệnh đề điều kiện sau đây: [1] If John had left London an hour ago ...

[2] If John left London an hour ago ... [3] If John has left London ...

[4] If John were leaving London now ... [5] If John is leaving London now ... [6] If John left London in an hour's time ... [7] If John leaves London in an hour's time ...

[8] If John were to leave London in an hour's time ... [9] If John is to leave London in an hour's time ... [10] If John should leave London in an hour's time ...

Để nhận biết trong các mệnh đề trên mệnh đề nào là giả định, mệnh đề nào là biểu thị, từ đó hiểu đƣợc ý nghĩa của chúng, chúng ta hãy căn cứ vào biểu đồ sau. Với biểu đồ này, ngƣời học sau một vài lần làm quen sẽ nhớ ngay vì đây chính là bảng tóm tắt cách dùng các thì trong tiếng Anh một cách đơn giản nhất:

Step 1

HIỆN TẠI + TƢƠNG LAI

___________________ Step 2

Hiện tại đơn QUÁ KHỨ

Hiện tại tiếp diễn _____________________________

Quá khứ đơn

Quá khứ tiếp diễn

Hiện tại hoàn thành Step 3

Hiện tại hoàn thành tiếp diễn _______________

Tiền quá khứ

Nguyên tắc:

(a) Nếu thì và thời gian của mệnh đề điều kiện không cùng nằm trên một bậc

(step), mệnh đề đó là giả định (subjunctive)

(b) Nếu thì và thời gian của mệnh đề điều kiện cùng nằm trên một bậc, mệnh đề đó là biểu thị (indicative).

Dựa vào nguyên tắc này chúng ta xem xét các ví dụ trên: [1] If John had left London an hour ago ...

- Had left: thì tiền quá khứ (bậc 3)

- Thời gian (an hour ago): quá khứ (bậc 2)

Thời gian và thì không cùng nằm trên cùng một bậc. Do đó mệnh đề điều kiện [1] là giả định: sự thật John không rời London (John did not leave London). Nói

cách khác, giả thiết nêu trong mệnh đề điều kiện nói trên là hoàn toàn trái ngƣợc với sự thật (opposite reality).

[2] If John left London an hour ago ... - Left: thì quá khứ đơn (bậc 2)

- Thời gian (an hour ago): quá khứ (bậc 2)

Thời gian và thì cùng nằm trên một bậc. Do đó mệnh đề [2] là mệnh đề biểu thị: ngƣời nói không biết John đã rời London chƣa (The speaker does not know whether or not John left London an hour ago), John có thể đã rời và cũng có thể chƣa ... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[3] If John has left London ...

- Has left: thì hiện tại hoàn thành (bậc 2)

- Thời gian: không có trạng từ chỉ thời gian ở đây, nhƣng chúng ta có thể hiểu rằng thời gian là quá khứ.

Thời gian và thì cùng nằm trên một bậc. Do đó, mệnh đề [3] là mệnh đề biểu thị, ý nghĩa nhƣ mệnh đề [2] ở trên.

[4] If John were leaving London now ... - Were leaving: thì quá khứ tiếp diễn (bậc 2) - Thời gian (now): hiện tai (bậc 1)

Thời gian và thì không nằm trên cùng một bậc. Do đó, mệnh đề [4] là giả định: nó cho ta biết rằng John không rời London bây giờ (John is not leaving London now). Nhƣ vậy câu này có nghĩa: Giá như bây giờ John đang rời London

...

[5] If John is leaving London now ...

Thời gian (hiện tại) và thì (hiện tại tiếp diễn) cùng nằm trên một bậc. Do đó, mệnh đề [5] là mệnh đề biểu thị: ngƣời nói không biết có phải John đang ở

London hay không (The speaker does not know whether or not John is leaving London now). John có thể rời London và cũng có thể không...

[6] If John left London in an hour's time ... [ in an hour's time: trong một giờ nữa] - Left: thì quá khứ đơn (bậc 2)

- Thời gian (in an hour's time); tƣơng lai (bậc 1).

Thời gian và thì không cùng nằm trên một bậc: mệnh đề [6] là giả định: việc John rời London sẽ không xảy ra đƣợc.

[7] If John leaves London in an hour's time ... - Leaves: thì hiện tại đơn (bậc 1)

- Thời gian (in an hour's time): tƣơng lai (bậc 1)

Mệnh đề [7] là mệnh đề biểu thị: ngƣời nói không biết John có rời London trong một giờ nữa hay không, nhƣng anh ta nghĩ rằng điều ấy có thể xảy ra (The speaker does not know whether John will leave London in an hour's time but it suggests here that he thinks it is probably)

[8] If John were to leave London in an hour's time ...

- Were to leave; hình thức was/were to + động từ dùng để nhấn mạnh sự không thể thực hiện đƣợc (very strong improbability of fulfilment) trong tƣơng lai. Nói cách khác, ngƣời nói cho rằng việc John rời London trong một giờ nữa không thể xảy ra. Mệnh đề [8] là giả định.

[9] If John is to leave London in an hour's time ...

Thời gian (in an hour's time) chỉ tƣơng lai. Hình thức be + động từ diễn tả sự rất có thể xảy ra (strong probability) trong tƣơng lai. Mệnh đề [9] là mệnh đề biểu thị: John rất có thể sẽ rời London trong một giờ nữa.

[10] If John should leave London in an hour's time ...

Đây là một mệnh đề điều kiện đặc biệt. Should đƣợc dùng trong mệnh đề này cho thấy rằng ngƣời nói hoàn toàn không có ý tưởng gì về sự có thể hoặc không có thể xảy ra của hành động, việc thực hiện điều kiện nêu ra trong mệnh đề tùy thuộc vào sự tình cờ hoặc ngẫu nhiên (The speaker thinks that the fulfilment of the condition is dependent simply and only on chance, he has no feeling at all that it is either probable or improbable). Vì thế, mệnh đề [10] có thể xem nhƣ vừa là giả định vừa là biểu thị.

4.4.3. Những nhận xét sau khi khảo sát các cấu trúc trạng ngữ điều kiện trong

tiếng Anh

Mệnh đề điều kiện bắt đầu bằng "if" hay "unless"

[1] Khi ta dùng mệnh đề điều kiện, ta thƣờng dùng một động từ tình thái (a modal) trong mệnh đề chính.

Động từ tình thái đƣợc dùng trong mệnh đề chính khi ta nói về một tình huống hiện không tồn tại.

(189) If you weren't here, she would get rid of me in no time.

(Nếu anh mà không có ở đây thì cô ta sẽ tống khứ tôi trong nháy mắt.) (190) If anyone had asked me, I could have told them what happend. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nếu ai hỏi tôi thì hẳn tôi đã kể cho nghe chuyện gì đang xảy ra rồi.) Mệnh đề điều kiện thƣờng đƣợc dùng với cấu trúc mệnh lệnh thức.

(191) If you dry your washing outdoors, wipe the line first.

(Nếu cô phơi đồ giặt ngoài sân thì phải lau sạch dây phơi trƣớc.)

(192) If it's four o'clock in the morning, don't expect them to be pleased to see you.

(Nếu khi đó là bốn giờ sáng, thì đừng mong họ sẽ hài lòng khi gặp anh.) [2] Có những quy tắc đặc biệt về cách dùng thì trong các câu điều kiện.

Câu điều kiện 1: động từ của mệnh đề chính là "will" hay "shall" và động từ trong mệnh đề điều kiện ở thì hiện tại đơn giản.

Câu điều kiện 2: động từ của mệnh đề chính là "would" hay "should" và động từ trong mệnh đề điều kiện ở thì quá khứ đơn giản.

Câu điều kiện 3: động từ của mệnh đề chính là "would have" hay "should have" và động từ trong mệnh đề điều kiện ở thì quá khứ hoàn thành.

[3] Khi ta nói về một điều thƣờng xảy ra, ta dùng thì hiện tại đơn hay thì hiện tại tiếp diễn trong mệnh đề điều kiện và mệnh đề chính:

(193) If a man looks at me, I am flattered.

(Nếu một ngƣời đàn ông mà ngắm nhìn tôi thì tôi hãnh diện lắm.)

(194) He never says a word unless he feels he's being threatened in some way. (Hắn không hề nói một lời nào trừ phi hắn cảm thấy đang bị đe doạ về mặt nào đó.) (195) If an adverisement conveys information which is false or misleading, the

advertiser is commiting an offense.

(Nếu một quảng cáo chuyển tải những thông tin giả hay sai lạc thì ngƣời quảng cáo đang phạm tội.)

[4] Khi ta nói về một điều thƣờng xảy ra trong quá khứ, ta dùng quá khứ đơn hay thì quá khứ tiếp diễn trong mệnh đề điều kiện và dùng một động từ tình thái hay thì quá khứ đơn trong mệnh đề chính.

(196) They sat on the grass if it was fine. (Họ thƣờng ngồi trên cỏ nếu cỏ tốt.)

(197) If it was raining, we usually stayed indoors. (Nếu trời mƣa thì chúngtôi thƣờng ở nhà.) (198) If anyone came, they'd say "How are you?"

(Nếu có ai tới thì họ cất lời chào.)

(Nếu họ muốn đi chơi thì thƣờng là họ có thể nhờ tôi ở lại với đứa bé.) (200) Often I could not fall asleep unless I exercised to the point of exhaustion.

(Thƣờng thì tôi không buồn ngủ trừ phi tôi tập thể dục đến mức kiệt sức.)

[5] Khi ta đang nói về một tình huống có thể xảy ra trong hiện tại, ta dùng thì hiện tại đơn hay thì hiện tại hoàn thành trong mệnh đề điều kiện và thƣờng một động từ tình thái trong mệnh đề chính.

(201) If anyone doulbts the truth of this, they should look at the two most successful post-war economies, Germany and Japan.

(Nếu có ai hoài nghi về sự thực của việc này, họ có thể xem xét hai nền kinh tế hậu chiến thành công nhất là Đức và Nhật.)

(202) Unless you've tried it, you can't imagine how pleasant it is.

(Nếu anh không làm thử thì anh thể nào hình dung nổi điều đó thú vị ra sao.) "If-clause" thuộc loại này có thể đƣợc dùng khi ta đề nghị làm điều gì, hay cho phép ai thực hiện điều gì. Ta dùng một động từ tình thái trong mệnh đề chính, và mệnh đề phụ bao gồm "if", một đại từ, và động từ "want", "like", hay "wish".

(203) I'll teach you, if you want.

(Anh sẽ dạy cho em, nếu em muốn.) (204) You can leave if you like.

(Anh có thể ra đi nếu anh thích.)

[6] Khi ta nói về một điều gì có khả năng xảy ra trong tƣơng lai, ta dùng thì

hiện tại đơn trong mệnh đề điều kiện, và thì tương lai đơn giản trong mệnh đề chính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(205) If I ever get out of this alive, I'll never leave you again.

(Nếu anh thoát khỏi tình cảnh này toàn mạng thì anh sẽ không bao giờ rời xa em.) (206) If nuclear weapons are employed in a world war, the world will be

(Nếu các vũ khí nguyên tử đƣợc trƣng dụng trong một cuộc chiến tranh toàn cầu thì thế giới này sẽ bị huỷ diệt.)

(207) Willie will be a failure in life unless he is pushed. (Nếu không đƣợc thúc đẩy thì Willie sẽ thất bại cả đời.)

Khi nói về một tình huống có khả năng xảy ra trong tƣơng lai một cách trang trọng hơn, ta dùng "should" trong mệnh đề điều kiện. Chẳng hạn, thay vì nói "If anything happens, I will return immediately" (Nếu bất cứ việc gì xảy ra thì tôi sẽ trở lại ngay lập tức), thì ta có thể nói "If anything should happen, I will return immediately". Trong mệnh đề chính ta dùng một động từ tình thái, thƣờng là "will" hay "should".

(208) If anyone should come this way, we could be caught like rats in a trap. (Nếu bất cứ ai đó đến theo lối này, chúng ta có thể bị tóm nhƣ chuột sa bẫy.) Một cách khác nói về khả năng xảy ra trong tƣơng lai là dùng "were" và một động từ nguyên thể trong mệnh đề chính. Chẳng hạn, thay vì nói "If he goes, I will go too" (Nếu nó đi thì tôi cũng đi luôn), ta có thể nói "If he were to go, I would go too". Trong mệnh đề chính ta dùng "would", "should" hay "might".

(209) If we were to move north, we would be able to buy a bigger house.

(Nếu nhƣ chúng ta rời lên miền bắc, chúng ta có thể mua một ngôi nhà lớn hơn.)

[7] Khi chúng ta nói về một tình huống không có khả năng xảy ra, ta dùng

thì quá khứ đơn trong mệnh đề điều kiện và dùng "should" hay "might" trong mệnh đề chính.

(210) The older men would find it difficult to get a job if they left a farm.

(Những ngƣời lớn tuổi hơn sẽ khó kiếm đƣợc việc làm nếu họ rời bỏ nông trại.)

(Tôi sẽ lấy làm ngạc nhiên nếu giá này dƣới năm bảng Anh.)

(212) If I frightened them, they might take off and I would never see them again. (Nếu tôi làm chúng sợ, chúng có thể bỏ đi và tôi sẽkhông bao giờ đƣợc gặp chúng nữa.)

Trong mệnh đề điều kiện, đôi khi "were" đƣợc dùng thay cho "was", đặc biệt là sau đại từ "I".

(213) If I were as big as you, I would kill you. (Nếu tao to lớn bằng mày thì tao sẽ giết mày.)

(214) If I were asked to define my condition, I'd say "bored".

(Nếu đƣợc hỏi về tình trạng của mình thì tôi sẽ nói là "nhàm chám".)

[8] Khi ta đang nói về một điều đáng lẽ đã xảy ra trong quá khứ, nhƣng thực tế đã không xảy ra, ta dùng thì quá khứ hoàn thành trong mệnh đề điều kiện và dùng "would have", "could have", "should have", hay "might have" trong mệnh đề chính.

(215) Perhaps if he had realized that, he would have run away while there was still time.

(Có lẽ nếu hắn đã nhận biết trƣớc đƣợc chuyện đó thì chắc chắn hắn đã chạy chốn khi thời gian vẫn còn rồi.)

(216) If she had not married, she would probably have become something special in her field.

(Nếu nhƣ cô ấy không lấy chồng thì lẽ ra cô ấy đã có thể trở thành một cái gì đặc biệt trong lĩnh vực của cô ấy rồi.)

[9] Trong tiếng Anh trang trọng hay văn chƣơng, nếu động từ đầu tiên trong mệnh đề "if" là "should", "were", hay "had" thì đôi khi động từ này đƣợc đặt ở đầu mệnh đề và "if" đƣợc lƣợc bỏ. Ví dụ, thay vì nói "If any visitors should come here, I will say you are not here" (Nếu có khách khứa nào đến, tôi sẽ bảo là anh không

có ở đây), ta có thể nói "Should any visitors come here, I will say you are not here".

Để minh hoạ, ta có các ví dụ sau:

(217) Should ministers decide to instigate an inquiry, we would welcome it. [41,351]

(Nếu các bộ trƣởng quyết định phát động một cuộc điều tra thì chúng tôi sẽ hoan nghênh.)

(218) Were it all true, it would still not excuse their actions. [41, 351]

(Nếu chuyện hoàn toàn đúng sự thật thì nó cũng không thể biện minh cho những hành động của họ.) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(219) Were they cease advertising, prices would be significantly reduced. [41,351]

(Nếu họ chấm dứt quảng cáo, giá cả sẽ giảm xuống đáng kể.)

(220) Had I known that there was never to be another opportunity, I would have filmed the occasion. [41, 351]

(Nếu nhƣ tôi đã biết là sẽ không có cơ hội nào khác thì tôi đã quay phim nhân dịp đó rồi.)

Trong tiếng Việt cũng có hiện tƣợng này:

(221) Một đất nước có sáu trăm cuốn sách thì nền văn học đồ sộ biết bao nhiêu, có quốc gia nào trên hành tinh sánh đƣợc. [66, 186]

4.5. Tiểu kết

Trạng ngữ điều kiện dùng để diễn tả một tình huống có thể xảy ra và các kết quả của nó. Chúng đƣợc dùng trong các bối cảnh giao tiếp sau:

[1] nói về một tình huống đôi khi có hay đã tồn tại. [2] nói về một tình huống mà ta biết là không tồn tại.

[3] nói về một tình huống khi ta không biết là có tồn tại hay không. [4] nói về một tình huống có thể tồn tại trong tƣơng lai.

+ Điều kiện hiện hữu xảy ra trong hiện tại và trong tƣơng lai

+ Điều kiện không hiện hữu xảy ra trong hiện tại và trong tƣơng lai. + Điều kiện không hiện hữu xảy ra trong quá khứ

- Về vị trí trạng ngữ điều kiện ở tiếng Anh cũng nhƣ ở tiếng Việt đều có thể đứng ở ba vị trí: đầu câu cuối câu và giữa câu. Tuy nhiên trƣờng hợp trạng ngữ điều kiện đứng ở giữa câu là rất hiếm.

- Về các liên từ đánh dấu mệnh đề trạng ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt đều rất phong phú. Nhƣng phổ biến nhất vẫn là liên từ đánh dấu "if" (nếu), để thể hiện "if ...not" chúng ta có thể dùng "unless" thay thế. Ngoài ra còn có các liên từ đánh dấu khác nhƣ suppose/ supposing (giả sử), if only (giá mà), on condition that (nếu nhƣ, với điều kiện là), ...

- Về cấu trúc trạng ngữ điều kiện trong tiếng Anh phức tạp hơn trong tiếng Việt. Để thể hiện câu điều kiện diễn ra trong những điều kiện hiện hữu, không hiện hữu ở hiện tại hay không hiện hữu ở quá khứ thì chúng ta phải sử dụng đến các thì của tiếng Anh thì mới diễn đạt đƣợc.

KẾT LUẬN

Trong luận văn này chúng tôi đã nghiên cứu, khảo sát về khái niệm, chức năng, vị trí, cấu trúc, các liên từ đánh dấu mệnh đề trạng ngữ trong tiếng Anh và có đối chiếu với tiếng Việt, chủ yếu tập trung vào 3 loại trạng ngữ phƣơng thức, trạng ngữ so sánh, trạng ngữ điều kiện. Qua bốn chƣơng của luận văn có thể rút ra một số kết luận tóm tắt nhƣ sau:

1. Về mặt khái niệm, trạng ngữ là một trong năm thành phần trong câu tiếng Anh (chủ ngữ, động từ, tân ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ). Trạng ngữ là một đoạn ngữ hay một mệnh đề đảm nhiệm chức năng của một trạng từ.

Về mặt chức năng, trạng ngữ trong tiếng Anh là một trong những thành phần phụ của câu, có chức năng bổ nghĩa cho động từ hoặc cho cả câu. Trong câu tiếng Anh, trạng ngữ có thể là cụm trạng từ, cụm danh từ, cụm giới từ, trạng ngữ là mệnh đề

phụ hoặc mệnh đề không hạn định. Tuy là thành phần phụ của câu, nhƣng trạng ngữ cũng rất cần thiết để liên kết câu và hoàn chỉnh ý nghĩa của câu.

2. Cũng giống nhƣ trong tiếng Anh, trạng ngữ trong tiếng Việt cũng là thành phần phụ của câu, có khả năng tham gia cải biến các vị trí: đứng trƣớc, đứng sau nòng cốt hoặc chen giữa chủ ngữ và vị ngữ. Trạng ngữ biểu thị ý nghĩa về không

Một phần của tài liệu Trạng ngữ phương thức, trạng ngữ so sánh và trạng ngữ điều kiện trong tiếng anh (có đối chiếu với tiếng việt) (Trang 139 - 153)