Liên từ đánh dấu mệnh đề trạng ngữ so sánh trong tiếng Việt.

Một phần của tài liệu Trạng ngữ phương thức, trạng ngữ so sánh và trạng ngữ điều kiện trong tiếng anh (có đối chiếu với tiếng việt) (Trang 91 - 94)

3. 1 Liên từ đánh dấu mệnh đề trạng ngữ so sánh trong tiếng Anh

3.3.2. Liên từ đánh dấu mệnh đề trạng ngữ so sánh trong tiếng Việt.

Giống nhƣ trong tiếng Anh, để biểu thị sự so sánh ở các cấp độ trong tiếng Việt chúng ta cũng dùng một số từ nhƣ: "bằng", "hơn", "kém", "nhất"; ngoài ra chúng ta có thể dùng một số từ khác để biểu thị sự so sánh chẳng hạn nhƣ: "giống", "giống nhƣ", "thua", "ngang"...

a) Từ "bằng" đặt sau động từ và đòi hỏi một trạng từ hoặc một số từ cụ thể đi sau để so sánh.

(74) "Mỗi ngƣời làm việc bằng hai" (Hồ Chí Minh)

(76) Vua cũng chẳng bằng mình. [65, 12] (77) Giá con không bằng giá chó. [66, 108]

(78) Còn thằng Chí Phèo thì tôi hiểu nó làm sao bằng bác được. [66, 223] (79) Ông bố dƣợng này nhất định không khéo bằng bố mình rồi ... [59, 156]

b) Từ "hơn" đặt sau các trạng ngữ, cụm danh từ hoặc một mệnh đề, để diễn tả ý nghĩa so sánh trội hơn về mức độ của hành động.

(80) Tôi còn kiếm đƣợc ngƣời chồng hơn chán vạn ông kia. [65, 24] (81) Bọn học trò phổ thông còn khổ hơn nhiều. [65, 37]

(82) Mà xem ra thằng con nuôi lại tử tế hơn thằng con đẻ. [65, 66]

(83) Ở Bungari, ngƣời ta đổi mới cái chân nhanh hơn cái đầu... [65, 105]

(84) Đằng này ông lại nhếch nhác, trông cũng chẳng hơn gì một thằng lính nhọ đít nhƣ mình. [65, 134]

(85) Nhƣng nếu tìm hiểu kỹ, anh địa chủ cũ cũng vẫn giàu hơn anh bần cố cũ cũng vẫn nghèo hơn. [65, 164]

(86) Nhiều ngƣời bảo Vũ Cao hơn ngƣời ở tiếng cƣời ấy. [65, 202]

(87) Về cái vòng đời của chúng ta không dài hơn vòng đời một con ruồi dấm. [61,182]

(88) Thú thật tôi hơi buồn khi đọc thƣ em. Trƣớc hoàn cảnh khó khăn của em mà buồn đã đành buồn hơn là vì thấy em viết còn khá nhiều lỗi chính tả. [59, 118] (89) Muốn nhà có phúc thì phải làm cho con hơn cha, muốn xã hội phồn vinh thì

phải làm cho thế hệ sau giỏi hơn thế hệ trước. [79, 14]

c) Từ "kém" đặt trƣớc cụm danh từ hoặc mệnh đề, để diễn tả mức độ kém hơn. (90) Không phải vì Nguyễn Khải kém Vũ Trọng Phụng và Nam Cao, mà cái

chính là tạng ông không phải thế. [66, 123]

(91) Còn nếu thế hệ sau lại kém thế hệ trước? Một tai hoạ sẽ đến, xã hội loài ngƣời sẽ lùi dần về thời kỳ đồ đá cũ. [79, 13]

d) Từ "nhất"' đặt sau trạng ngữ, để diễn tả mức độ cao nhất.

(92) Này, con gái Hà Nội đẹp lắm. Đẹp hơn cả con gái Nhật Bản, đẹp nhất thế giới. [66,156]

(93) Sức mạnh lớn nhất của ngƣời Việt Nam chính là sự bí hiểm. [65, 48]

(94) Trong ảnh, tôi thấy tƣớng Giáp là người trẻ trung nhất, sau đó mới đến ông Lựu, còn người già nua nhất thì lại là ... ông”. [65, 77]

(95) Không phải ngẫu nhiên, khi cô con gái rƣợu của Các Mác hỏi bố: Công việc gì mà ba yêu thích nhất? Mác trả lời: Lục lọi ở trong sách. [65, 79]

(96) Mày là thằng bất hạnh nhất thế gian này. [65, 187]

(97) Có thể coi "Ngƣời về đồng cói" là truyện đặc sắc nhất của Lê Lựu. [66, 80] (98) Cao nhất là cái giải thƣởng Hội nhà văn, thấp hơn là những bài tâng bốc

những cuốn sách mà anh thấy là không đủ chất lƣợng nghệ thuật. [66, 197] (99) Vả chăng, theo tôi, cuộc hành chính lớn nhất, dài nhất trong đời anh - mà

anh chƣa đi hết - là cuộc hành trình chữ. [61, 38]

(100) Với tôi đó là một trong những quyển tiểu thuyết hay nhất những năm 80, một trong những thành tựu xuất sắc nhất trong thời kỳ bắt đầu đổi mới, nó báo hiệu rằng sẽ có những "Nỗi buồn chiến tranh", "Mảnh đất lắm ngƣời nhiều ma", "Bến không chồng". [61, 134]

(101) Chắc bà sẽ không ngờ: đối với An-đéc-xen, đó chính là chuỗi ngày nặng nề và đen tối nhất. [59, 135]

e) Các loại từ khác dùng để so sánh.

(102) Khi phụ nữ có trí tuệ ngang đàn ông thì họ hơn đứt cánh đàn ông chúng ta cái tình cảm, xúc cảm. [65, 101]

(103) Ngày xƣa khác, bây giờ khác chứ, cụ. [65, 37]

(104) Kiểu các ăn mặc của những ngƣời ở kinh đô cũng khác hẳn người dân ở xứ Ô-xen-đơ, diêm dúa, cầu kỳ hơn nhƣng bên cạnh đó, ngay ở giữa đất kinh đô phồn hoa này vẫn có ngƣời ăn mặc rách rƣới, chẳng khác gì người nghèo ở dưới quê cả. [59, 79]

(105) Giống như con gà sinh ra chỉ để cất tiếng gáy mà bây giờ lại chối từ cả tiếng gáy nữa thì biết nói thế nào. [66, 204]

(106) Giống như những con thiên nga vênh váo, những chiếc tàu lớn, tàu chở khách ƣỡn căng buồm chở những chàng trai và những cô gái Anh thanh lịch. [59, 453]

(107) Trong khi mà tôi chăm chú vào công việc lớn lao đó thì năm chuyện kể xinh xắn của tôi, giống như hoa rừng đã nở. [59, 476]

(108) Ở những ông bà già cũng có nhiều điểm rất giống trẻ em. [59, 543] (109) Ông Giời, ông Phật gì cũng thua mình tất. [65, 12]

Tƣong tự nhƣ trong tiếng Anh, tiếng Việt cũng sử dụng cấu trúc "càng ... càng" để so sánh:

(110) Mà cô thì rất buồn vì càng ngày lại càng khoẻ ra. [65, 106] (111) Càng thông minh, càng khác nhau. [66, 194]

(112) Mà càng nổi tiếng, càng tài năng, ngƣời ta càng có thiên kiến cá nhân và sự nhận định về ngƣời khác không phải bao giờ cũng đúng. [66, 366]

(113) Ngay cả chữ viết cũng khá nắn nót, sạch sẽ và chọn đúng một hoàn cảnh lịch sử để đẩy kịch tính lên cao, càng ngày càng hấp dẫn, lôi cuốn người xem. [59, 165]

(114) Cái xứ này càng ngày càng lởm chởm núi non gồ ghề. [59, 459] (115) Nhƣng bệnh tình nhà vua càng ngày càng trầm trọng. [59, 489]

(116) Hàng ngày giao tiếp với giới thƣợng lƣu, An-đéc-xen càng ngày càng thấy rõ những kẻ hợm hĩnh. [59, 489]

Một phần của tài liệu Trạng ngữ phương thức, trạng ngữ so sánh và trạng ngữ điều kiện trong tiếng anh (có đối chiếu với tiếng việt) (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)