Tầm quan trọng của các phép suy luận quy nạp đối với việc rèn tư duy logic cho học sinh líp 4 trong dạy học các tính chất, quy tắc thực

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm hà nội Rèn tư duy lôgic cho học sinh lớp 4 thông qua các phép suy luận quy nạp trong dạy học các tính chất, quy tắc thực hành bốn phép tính. (Trang 36)

duy logic cho học sinh líp 4 trong dạy học các tính chất, quy tắc thực hành bôn phép tính

Mặc dù kết luận của suy luận quy nạp không đáng tìn cậy, vì chúng có thể đúng cũng có thể sai. Nhưng đối với học sinh líp 4, tư duy còn mang tính cụ thể, các em có tư duy trừu tượng được thì cũng phải dùa trên các ví dụ cụ thể, rõ ràng, những kiến thức có sẵn, các vấn đề giảng dạy đều phải thông qua thực nghiệm. Chính vì vậy, đây là phương pháp chủ yếu nhất, đơn giản nhất, dễ hiểu nhất đối với học sinh líp 4.

Nhờ phép quy nạp mà chúng ta có thể giúp các em tự tìm ra kiến thức một cách chủ động, tích cực và nắm chắc kiến thức vững vàng, có ý thức. Tuy chưa cho phép chứng minh được chân lý nhưng cũng giúp chúng ta đưa các em thật sự đến gần chân lý, giúp giải thích ở một mức độ nào đó các kiến thức mới..Bởi vậy, phép suy luận quy nap (không hoàn toàn) thường được sử dụng để hình thành các tính chất, quy tắc thực hành cho học sinh líp 4 và cũng là con đường chủ yếu để rèn tư duy lôgic cho học sinh “Đối với các em, việc phát triển tư duy lôgic chủ yếu dùa trên phương pháp quy nạp”[14; 25]

1.2.5 Điều tra thực trạng rèn tư duy lôgic cho học sinh líp 4 trong dạy học các tính chất, quy tắc thực hành bốn phép tính

Như vậy, bên cạnh việc xây dựng cơ sở lý luận, thì chương I còn giúp chúng ta nhận thức vị trí, tầm quan trọng của việc rèn tư duy lôgic cho học sinh tiểu học trong dạy học toán, đặc biệt trong dạy các tính chất, quy tăc thực hành bốn phép tính. Thế nhưng vấn đề đặt ra là thực tế việc rèn tư duy lôgic trong dạy học toán nói chung, các tính chất, quy tắc nói riêng diễn ra nh thế nào? Hiệu quả ra sao? Để làm sáng tỏ vấn đề này chúng tôi đã tiến

Tuấn

hành khảo sát điều tra thực trạng rèn tư duy lôgic trong dạy học toán, còng nh các tính chất, quy tắc thực hành bốn phép tính.

a) Mục đích điều tra

Bước đầu tìm hiểu thực trạng rèn tư duy lôgic cho học sinh líp 4 trong dạy môn toán nói chung, các tính chất, qu tắc thực hành bốn phép tính nói riêng.

b) Đối tượng và phương pháp điều tra

Chúng tôi đã tiến hành điều tra các giáo viên hiện đang trực tiếp giảng dạy tại một số trường tiểu học ở Hà Nội, vĩnh Phóc và Thanh Hoá. Trong số này, có một số Ýt giáo viên đã tốt nghiệp đại học (chính quy, tại chức), hoặc đang chuẩn hoá tại các hệ đào tạo do trường sư phạm địa phương tổ chức nên có điều kiện nghiên cứu sâu về tâm lý lứa tuổi, lôgic toán, cũng như các phương pháp dạy học mới…Đây là điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, nghiên cứu.

Quá trình điều tra thông qua các phiếu điều tra, quan sát, ghi chép, đàm thoại với giáo viên tại trường tiểu học. Phiếu điều tra tập trung vào các vấn đề: Hiểu biết của giáo viên về suy luận, tư duy lôgic; nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng, mức độ rèn tư duy lôgic, còng như việc sử dụng các phép suy luận quy nạp vào việc hình thành các tính chất, quy tắc và những khó khăn mà giáo viên gặp phải khi rèn tư duy lôgic cho học sinh líp 4 thông qua các phép suy luận quy nạp trong dạy học các tính chất, quy tắc thực hành bốn phép tính. Các nội dung điều tra trên chúng tôi ghi vào các phiếu thể hiện bằng câu hỏi gửi đến từng giáo viên.

Số phiếu chúng tôi phát ra ở Hà Nội là 100 phiếu, thu về 100, các tỉnh Vĩnh Phóc, Thanh Hoá mỗi tỉnh phát ra 100, thu về 100 phiếu. Số lượng điều tra thu được qua phiếu điều tra được xử lý bằng phương pháp thống kê toán học, dùa vào kết quả để khái quát thực trạng. Để kết quả mang tính khách quan chúng tôi xử dụng phương pháp bổ trợ khác :

Tuấn

- Đàm thoại: Với giáo viên đang trức tiếp dạy học- giáo viên dạy giỏi, người có kinh nghiệm lâu năm. Những ý kiến thu được trong quá trình đàm thoại góp phần làm sáng tỏ thêm kết quả điều tra.

- Quan sát: Được áp dụng trong các tiết dự giê ở các líp để hiểu thêm về việc rèn tư duy lôgic mà giáo viên tiến hành trong tiết học, đồng thời xem xét hiệu quả của việc rèn tư duy thông qua cách dạy của thầy, cách lĩnh hội tri thức của trò, cũng như việc áp dụng những tri thức đó vào thực hành. Qua dự giê, quan sát chúng tôi ghi chép đầy đủ các tình huống xẩy ra trên líp để làm căn cứ hoàn chỉnh đề tài.

c) Nội dung phiếu điều tra (phụ lục) d) Kết quả điểu tra

Kết quả nghiên cứu đã nêu ở trên giúp chúng tôi khái quát được thực trạng việc rèn tư duy lôgic cho học sinh tiểu học nói chung, líp 4 nói riêng trong môn toán, cũng như trong dạy học các tính chất, quy tắc thực hành bốn phép tính.

- Thực trạng hình thành các tính chất, quy tắc thực hành bốn phép tính. Đa số giáo viên được hỏi còng nh được phỏng vấn cho biết để hình thành các tính chất, hay quy tắc cho học sinh, giáo viên thường đưa ra một vài ví dụ (biểu thức hoặc một bài toán) có liên quan. Tiếp đến hướng dẫn cách làm rồi giới thiệu luôn quy tắc. Nếu có tổ chức cho học sinh phân tích, so sánh thì cũng tiến hành qua loa, chiếu lệ, giáo viên hỏi rồi tự mình trả lời...Sau đó, tổ chức cho học sinh vận dụng tính chất hay quy tắc vừa lĩnh hội vào làm bài tập (số lượng này chiếm tới 86%).

Có mét số giáo viên quan niệm dạy toán là dạy các kỹ năng nên họ coi trọng việc thực hành, luyện tập, mà xem nhẹ việc hình thành các tính chất, hay quy tắc đó. Cho nên khi hình thành các tính chất, hay quy tắc, giáo viên cũng đưa ra các ví dụ, rồi tự mình thực hiện (làm hoặc tính toán). Sau đó cũng chính giáo viên là người giới thiệu quy tắc (chiếm 3%). Chỉ có khoảng 11% giáo viên nói rằng họ thường xuyên dạy học các tính chất, quy

Tuấn

tắc thực hành bốn phép tính theo hướng: Trước tiên, giáo viên đưa ra một vài ví dụ; sau đó hướng dẫn học sinh phân tích, so sánh nhằm tìm ra những dấu hiệu, quan hệ chung bản chất của quy tắc hoặc tính chất. Trên cớ sở những dấu hiệu chung đó, giáo viên hướng dẫn học sinh khái quát thành tính chất hoặc quy tắc. Tiếp theo cho học sinh làm bài tâp. Theo các cố nếu dạy học các tính chất, quy tắc theo cách trên thì học sinh hiểu và nắm bài rất nhanh. Nên khi học sinh vận dụng vào thực hành thì đạt kết quả cao, Ýt phải nhờ đến giáo viên...

Có thể nói phần lớn giáo viên còn chưa nắm được quy trình dạy học các tính chất, quy tắc thực hành bốn phép tính. Đó là hệ quả tất yếu của hàng loạt nguyện nhân như giáo viên vừa thiếu lại vừa yếu kiến thức về tâm lý lứa tuổi, về tư duy lôgic, do thãi quen dạy học theo lối truyền thống, hay không nắm chắc chương trình...., đặc biệt là do giáo viên còn thiếu kiến thức về lôgic toán. Những hạn chế đó dẫn đến hậu quả tất yếu là không phát huy được tính tích cực, tự giác, độc lập, sáng tạo của học sinh. ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển tư duy của học sinh, đặc biệt là tư duy lôgic.

- Thực trạng dạy học toán số học có liên quan đến suy luận quy nạp theo hướng nhằm rèn luyện tư duy lôgic cho học sinh líp 4

Theo nhận xét của các giáo viên mà chúng tôi điều tra thì trong sách giáo khoa toán 4 có rất Ýt những bài tập có dạng nh những bài mà chúng tôi đã đưa ra. Những nhận xét đó hoàn toàn chính xác. Bởi phần lớn các bài tập trong sách giáo khoa là các bài tập về suy luận diễn dịch, còn những bài tập về suy luận thì rất hiếm. Chính vì vậy, khi chúng tôi đưa ra những bài tập này và yêu cầu giáo viên lùa chọn cách hướng dẫn cho học sinh thì họ tỏ ra lúng túng. Không phải bài tập quá khó đối với giáo viên mà cái khó ở đây chính là cách hướng dẫn học sinh làm. Phần lớn những người được hỏi đều cho rằng khi gặp những bài toán như ( câu 3, 5), giáo viên thường

Tuấn

dạy theo cách: Trước tiên hướng dẫn cách làm, rồi để học sinh tự làm. Trên cơ sở đó, giáo viên giới thiệu quy tắc (chiếm 85 %)

Còn đối với câu 4 các ý kiến tập trung vào hai hướng: Đưa ra một vài giá trị (trong đó có những giá trị đúng) để học sinh xét và giáo viên hướng dẫn học sinh phát hiện “khoảng” giá trị, sau đó hướng dẫn học sinh xét từng trường hợp (có thể để học sinh tự làm). Những người đồng ý với cách dạy hày chiếm tới 96%. Chỉ còn 4% thì cho những bài toán nh thế này nên để học sinh tự làm. Khi được hỏi vì sao thầy (cô) lại chọn cách đó thì được trả lời vì nó không khó đối với học sinh. Nhưng khi chúng tôi hỏi: Trong một líp không phải trình độ của học sinh đồng đều nhau, nếu gặp những học sinh yếu hay trung bình thì lùa chọn của thầy(cô) đã phù hợp chưa?, thì những giáo viên này lại không giải thích được.

Từ thực tế trên, ta thấy việc dạy học các bài toán về suy luận quy nạp đạt hiệu quả còn thấp: Chỉ dừng lại ở việc rèn các kỹ năng tính toán, mà chưa chú ý đến việc rèn các thao tư duy, phương pháp suy luận, cũng như khả năng ngôn ngữ của học sinh....Chính điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển tư duy của học sinh, đặc biết là tư duy lôgic. Những điều đó lại một lần nữa khẳng định những kiến thức về suy luận quy nạp của phần lớn giáo viên tiểu học vừa thiếu lại vừa yếu. Song những điều đó đã phản ánh đúng thực tế về việc dạy còng nh việc học các bài toán về suy luận quy nạp theo hướng nhằm rèn tư duy lôgic cho học sinh líp 4.

- Thực trạng nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc rèn tư duy lôgic, còng nh những khó khăn thường gặp khi rèn tư duy logic trong quá trình dạy học nội dung này.

Cũng không Ýt giáo viên cho việc rèn tư duy lôgic có vai trò quan trọng. Bởi theo họ mục tiêu quan trọng nhất của môn toán là trang bị cho học sinh hệ thống tri thức, rèn luyện kỹ năng (chiếm 20%). Nhưng phần lớn giáo viên (chiếm 78%) lại cho việc rèn tư duy lôgic là rất quan trọng. Họ lý giải rằng với sự bùng nổ của khoa học, công nghệ trong thời đại ngày (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuấn

nay thì những kiến thức, kỹ năng được trang bị trong trường tiểu học sẽ nhanh chóng bị lạc hậu. Cho nên, quan trọng hơn phải trang bị cho học sinh phương pháp tự học, hình thành và phát triển tư duy đặc biệt là tư duy lôgic. Chỉ có một số Ýt giáo viên coi việc rèn tư duy lôgic cho học sinh líp 4 là Ýt quan trọng. Rất may là không có giáo viên nào cho việc rèn tư duy lôgic là việc làm mà có cũng được mà khồng có cũng chẳng sao.

Hầu hết các giáo viên đã đồng ý với những khó khăn mà chúng tôi nêu ra .Nhưng mức độ đánh giá của giáo viên đối với từng khó khăn thì khác nhau. Có giáo viên lại coi việc mất nhiều thời gian chuẩn bị bài là nguyên nhân chính (32%), hay do tâm lý lo chậm chương trình (chiếm9%); ngoài ra tính trừu tượng của các tính chất, quy tắc cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc dạy học (chiếm 27%). Không những thế, việc tư duy trừu tượng của học sinh chưa phát triển cũng gậy khó khăn cho học sinh lĩnh hội các tính chất, quy tắc (chiếm39 %).Bên cạnh đó, vốn sống hạn chế của học sinh cũng góp phần không nhỏ vào những khó khăn (13%). Nhưng khó khăn hơn hết vẫn là việc giúp học sinh phát hiện những dấu hiệu, quan quan hệ bản chất Èn chứa trong tính chất hay quy tắc cần lĩnh hội rồi từ đó trừu tượng hoá, khái quát hoá thành quy tắc (83%).

Kết luận chương 1

Tóm lại: Việc rèn tư duy lôgic cho học sinh líp 4 thông qua các phép suy luận quy nạp trong dạy học các tính chất, quy tắc thực hành bốn phép tính có có cơ sở lý luận và thực tiến vững chắc. Mặc dù mọi người đã ý thức được vai trò, tầm quan trọng của việc rèn tư duy lôgic, song do hiểu biết hạn chế của giáo viên về lôgic toán, tư duy lôgic, còng như những nguyên nhân khác mà nội dung này chưa được chú ý đúng mức, đạt hiệu quả chưa cao. Có thể nói việc rèn tư duy lôgic cho học sinh líp 4 thông qua các phép suy luận quy nạp rất phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh; còng nh nội dung các tính chất, quy tắc thực hành bốn phép tính.

Tuấn

Không những thế còn tạo điều kiện để học sinh phát huy tính độc lập, tích cực, chủ động, sáng tạo.

Rèn tư duy lôgic là mọi việc làm đòi hỏi một quá trình lâu dài và phải được tiến hành ở tất cả các khấu của quá trình dạy học như trong dạy học bài mới, trong thực hành luỵên tập, trong kiểm tra đánh giá và trong cả hoạt động ngoại khoá. Để rèn luyện tư duy lôgic cho học sinh, giáo viên không những sử dụng hợp lý, mà còn phải phối hợp giữa các thao tác như rèn các thao tác tư duy, hình thành phương pháp suy luận, rèn khả năng diễn đạt, đặc biệt là rèn kỹ năng suy luận quy nạp. Trong đó, việc rèn các thao tác tư duy được coi là biện pháp nền tảng nhằm thúc đầy các biện pháp khác đạt hiệu quả cao.

Tuấn

CHƯƠNG II:

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm hà nội Rèn tư duy lôgic cho học sinh lớp 4 thông qua các phép suy luận quy nạp trong dạy học các tính chất, quy tắc thực hành bốn phép tính. (Trang 36)