Nâng cao trình độ cho cán bộ thư viện nói chung và xử lý tàiliệu nói riêng

Một phần của tài liệu Công tác xử lý tài liệu tại Thư viện Trường Đại học Sài Gòn - Thực trạng và giải pháp (Trang 83)

Số lượng Số lượng Số lượng Số lượng Số lượng Số lượng Số lượng Số lượng

3.1.3. Nâng cao trình độ cho cán bộ thư viện nói chung và xử lý tàiliệu nói riêng

cao hơn nữa nhận thức về tầm quan trọng của công tác xử lý tài liệu. Đặc biệt là cán bộ biên mục nên tự ý thức được tầm quan trọng của công tác xử lý tài liệu trong hoạt động thông tin thư viện nói chung và đối với Thư viện của Trường Đại học Sài gòn nói riêng. Vì đây là tiền đề để tạo ra các công cụ tra cứu thư mục và các xuất bản phẩm thông tin trong thư viện. Nó đảm bảo độ tin cậy, chính xác và đầy đủ cho nguồn lực thông tin được bổ sung và phát triển tạo ra nguồn tin phù hợp với nhu cầu của người dùng tin. Việc xử lý tài liệu tốt sẽ giúp cho cán bộ thư viện kiểm soát và quản lý các tài liệu trong thư viện tốt, nắm bắt được đặc điểm và nội dung vốn tài liệu để từ đó triển khai các hoạt động trong thư viện phục vụ cho người dùng tin tốt nhất. Giúp xây dựng bộ máy tra cứu với các mục lục, cơ sở dữ liệu, biên soạn các bản thư mục và tổ chức kho sách, giúp người dùng tin có thể tra cứu, truy cập tài liệu một cách chính xác, đầy đủ, thuận lợi và dễ dàng, thỏa mãn mọi nhu cầu của người dùng tin. Công tác xử lý tài liệu đạt hiệu quả sẽ giúp Thư viện Trường Đại học Sài Gòn giao lưu và chia sẻ biểu ghi dữ liệu được với các thư viện trong nước và thế giới.

3.1.3. Nâng cao trình độ cho cán bộ thư viện nói chung và xử lý tài liệu nói riêng nói riêng

Đội ngũ những cán bộ làm công tác xử lý tài liệu có vai trò rất quan trọng trong việc thực thi và áp dụng các chuẩn nghiệp vụ vào xử lý tài liệu. Năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ xử lý quyết định đến chất lượng hoạt động của thư viện và công tác xử lý tài liệu.

Theo kết quả khảo sát các cán bộ biên mục thì cả 4 cán bộ mong muốn được nâng cao trình độ về các lĩnh vực sau:

73

Ngoại ngữ có 4/4 cán bộ (chiếm 100%), tin học có 3/4 cán bộ (chiếm 75% ), xử lý thông tin/tài liệu, mô tả tài liệu, phương pháp tra cứu tìm tin, tổng hợp và phân tích thông tin, các phần mềm chuyên dụng, các chuẩn, khổ mẩu, quy tắc có tới 2/4 cán bộ (chiếm 50%). Về tổ chức kho tài liệu, các kỹ năng và phục vụ bạn đọc có 2/4 cán bộ ( chiếm 50 %).

Sở dĩ có hai cán bộ trả lời không cần học thêm về kỹ năng tổ chức kho tài liệu, các kỹ năng và phục vụ bạn đọc vì những cán bộ này làm ở bộ phân biên mục tài liệu, không làm ở bộ phân lưu hành nên không cần học hỏi thêm nội dung này.

Những lý do mà cán bộ thư viện đưa ra với mong muốn nâng cao trình độ vì: gặp khó khăn trong công việc 2/ 4 cán bộ (chiếm 50%), đang làm theo kinh nghiệm 1/4 cán bộ (chiếm 25%), muốn cập nhật thêm kiến thức mới 4/4 cán bộ (chiếm 100%), cho đủ bằng cấp 1/4 cán bộ (chiếm 25%).

Các cán bộ thư viện mong muốn nâng cao trình độ qua các hình thức: đào tạo thạc sỹ có tới 3/4 cán bộ ( chiếm 75%), còn lại 1 cán bộ mong muốn học văn bằng hai để bổ trợ thêm kiến thức cho công việc hiện tại.

Bên cạnh đó có một cán bộ học chuyên ngành quản lý giáo dục mà lại làm ở bộ phân nghiệp vụ, nên việc bổ sung thêm các kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ là điều cần thiết cho cán bộ này.

Chính vì vậy việc nâng cao trình độ cho cán bộ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp thư viện tạo ra các sản phẩm được chính xác, nhanh chóng, phù hợp với người dùng tin. Vì vậy những cán bộ này cần phải được nâng cao trình độ chuyên môn để có thể cập nhật những kiến thức và kỹ năng liên quan đến các tiêu chuẩn, công cụ trong xử lý tài liệu. Đồng thời trang bị những phương pháp và kĩ năng cần thiết để có thể tự xử lý và sao chép biểu ghi từ những nơi khác một cách khoa học và đúng đắn. Bên cạnh đó, những cán bộ này phải thường xuyên được tham gia các lớp tập huấn, các chương trình đào

74

tạo bổ sung kiến thức ở các lớp ngắn hạn; Được tham dự các hội nghị, hội thảo chuyên ngành, đặc biệt là các hội thảo khoa học về xử lý tài liệu nói chung và tiếp cận các chuẩn nghiệp vụ nói riêng; Hoặc cần được đi thăm quan, trao đổi kinh nghiệm với cán bộ xử lý tài liệu của các trung tâm thông tin – thư viện đại học lớn trong và ngoài nước. Hoặc được cử đi học các chương trình sau đại học để không chỉ nâng cao trình độ chuyên môn mà còn nâng cao khả năng tư duy, nghiên cứu để từ đó có cơ sở tiếp cận các tri thức mới trong lĩnh vực xử lý thông tin, đặc biệt là các tri thức về các chuẩn nghiệp vụ xử lý thông tin điện tử, các sưu tập số; Trình độ ngoại ngữ để các cán bộ xử lý tài liệu ngoại văn đạt hiệu quả bằng cách hỗ trợ kinh phí đi học, hoặc cán bộ nào tự đi học về thì có chế độ khen thưởng, để khuyến khích tinh thần học tập cho các cán bộ. Riêng cán bộ học trái chuyên ngành nên cho tham gia các lớp ngắn hạn đào tạo về nghiệp vụ để có thể đáp ứng được công việc hiện tại. Ngoài ra, Thư viện cũng nên thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt thường kỳ theo từng tháng, tổ trưởng tổ nghiệp vụ sẽ thống kê các lỗi thường hay mắc phải trong biên mục, những kinh nghiệm, kĩ thuật biên mục hiệu quả. Các cán bộ biên mục sẽ chia sẻ các kinh nghiệm với nhau, để từ đó học hỏi lẫn nhau và cùng thống nhất với nhau trong xử lý tài liệu.

Chỉ có như vậy, chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực xử lý thông tin của Thư viện Trường Đại học Sài gòn mới có thể thay đổi về chất.

Một phần của tài liệu Công tác xử lý tài liệu tại Thư viện Trường Đại học Sài Gòn - Thực trạng và giải pháp (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)