Chuẩn nghiệp vụ trong công tác định chủ đề

Một phần của tài liệu Công tác xử lý tài liệu tại Thư viện Trường Đại học Sài Gòn - Thực trạng và giải pháp (Trang 56)

Do chưa xây dựng được bộ tiêu đề chủ đề chuẩn, nên việc xác định tiêu đề chủ đề ở thư viện vẫn chưa thống nhất. Hiện tại thư viện định chủ đề theo hai phương thức: định chủ đề có kiểm soát và định chủ đề tự do. Theo như khảo sát và phỏng vấn thì công cụ để cán bộ biên mục của thư viện dùng để định chủ đề có kiểm soát là Bộ tiêu đề Chủ đề của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ ( LCSH ) và bộ tiêu đề chủ đề “ Chọn Tiêu đề Đề mục cho Thư viện” được nhóm tác giả Nguyễn Minh Hiệp, Nguyễn Tuyến, Dương Thúy Hương, Nguyễn Cửu Sà, Trịnh Công Thành và Hồ Văn Thủy biên dịch từ cuốn “ Choix de vedettes matières à l’intention des bibliothèques ” của Câu lạc bộ Thư viện Pháp được hình thành trên cơ sở biên dịch hoặc dịch một phần các bộ tiêu đề chủ đề của nước ngoài.

Đối với tài liệu tiếng Việt, trước khi định tiêu đề chủ đề cho tài liệu cán bộ biên mục cũng tham khảo các tiêu đề chủ đề của các tài liệu giống như vậy ở các thư viện khác như: Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, Thư viện Đại học khoa học Tự nhiên, Thư viện Quốc gia Việt Nam, Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn TP. Hồ Chí Minh, Thư viện trung tâm rồi mới định ra tiêu đề chủ đề cho tài liệu ở thư viện.

Riêng đối với tài liệu ngoại văn, cán bộ biên mục lấy tiêu đề chủ đề hoàn toàn từ Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ, rồi dịch sang tiếng Việt.

Dựa trên khổ mẫu biên mục MARC 21, thư viện đã thống nhất sử dụng khối trường 6XX để thể hiện tiêu đề chủ đề cho tài liệu được lấy ra từ bộ LCSH và định tự do. Trong đó bao gồm các tiêu đề chủ đề cho trường 600 và 650.

Qua khảo sát cán bộ biên mục thông qua bảng câu hỏi, có 2 cán bộ trả lời là định tiêu đề chủ đề theo LCSH, 1 cán bộ theo Từ điển từ chuẩn, 1 cán

46

bộ không theo bảng tiêu đề nào. Có tới 3 cán bộ trả lời định tiêu đề chủ đề có kiểm soát, còn lại 1 cán bộ trả lời định tiêu đề chủ đề theo phương thức tự do. Như vậy ta thấy được trong việc định tiêu đề chủ đề cho tài liệu vẫn chưa có sự thống nhất trong cùng các cán bộ của thư viện.

Một phần của tài liệu Công tác xử lý tài liệu tại Thư viện Trường Đại học Sài Gòn - Thực trạng và giải pháp (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)