Các giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Chi nhánh Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Vùng đất kỹ thuật số (Trang 101)

kỹ thuật số

Về kế toán doanh thu

Hiện tại các khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dich vụ đang được theo dõi chung trên TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, không phân biệt và theo dõi riêng doanh thu của từng loại hàng hóa, của từng nhóm sản phẩm, hay doanh thu dịch vụ cung cấp điều này khiến cho việc theo dõi doanh thu của từng loại hàng hóa hay từng nhóm sản phẩm và dịch vụ cung cấp trở nên khó khăn, và cũng khó cho việc xác định kết quả kinh doanh của chúng cuối kỳ hoặc bất kỳ thời điểm nào cần thiết. Chính vì vậy kế toán tại Chi nhánh Công ty cần mở thêm những tiểu khoản để theo dõi riêng biệt, chi tiết doanh thu của từng loại hàng hóa hay từng nhóm sản phẩm và dịch vụ cung cấp. Từ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, kế toán phân loại doanh thu của từng loại hàng hóa theo nhóm sản phẩm chính và doanh thu dịch vụ tiêu thụ của Chi nhánh Công ty và mở các tiểu khoản để theo dõi chi tiết:

- TK 5111: Doanh thu bán hàng hóa Trong đó:

TK 5111-1: Doanh thu nhóm sản phẩm IBM, linh kiện TK 5111-2: Doanh thu nhóm sản phẩm thiết bị giáo dục TK 5111-3: Doanh thu nhóm sản phẩm thiết bị mạng Huawei - TK 5112: Doanh thu cung cấp dịch vụ

Song song với việc lập các sổ chi tiết để theo dõi doanh thu, Chi nhánh Công ty cần lập bảng so sánh doanh thu các mặt hàng và tỷ lệ tăng trưởng của chúng qua các năm theo bảng 4.1 như sau:

Bảng 4.1: So sánh doanh thu và tốc độ tăng trưởng qua các năm

Mã Tên TK Năm 2012 Năm 2011

Doanh

thu trọngTỷ Doanh thu trọngTỷ 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 5111 Doanh thu bán hàng 5111-1 Doanh thu nhóm sản phẩm Máy chủ IBM, linh kiện

5111-2 Doanh thu nhóm sản phẩm thiết bị giáo dục

5111-3

Doanh thu nhóm sản phẩm thiết bị mạng Huawei

5112 Doanh thu cung cấp dịch vụ

Việc phân loại và mở sổ chi tiết theo dõi doanh thu và lập bảng so sánh doanh thu, tỷ lệ tăng trưởng như trên giúp cho Chi nhánh Công ty đánh giá được thực trạng của từng mảng sản phẩm cụ thể. Từ đó kết hợp với các bộ phận tìm ra nguyên nhân và đưa ra kế hoạch cho thời gian tiếp theo: thu hẹp, giữ nguyên hay mở rộng kinh doanh ở từng mảng sản phẩm? Phân bổ nhân lực, vật lực và công tác maketing cho các mảng sản phẩm như thế nào? Thực hiện những công việc gì để công tác bán hàng được tốt hơn?....

Bảng so sánh trên cũng cần được lập để so sánh doanh thu và tỷ lệ tăng trưởng của các mặt hàng theo từng quý để đưa ra những kế hoạch cụ thể trong ngắn hạn.

Hiện tại, vốn kinh doanh của Chi nhánh Công ty đang bị chiếm dụng tạm thời do các khoản công nợ của khách hàng. Công nợ là một chính sách hỗ trợ thanh toán của Chi nhánh Công ty dành cho khách hàng, tuy nhiên thì tình trạng quá hạn công nợ đang có xu hướng tăng lên, ảnh hưởng đến nguồn vốn kinh doanh của Chi nhánh Công ty. Vì vậy, vấn đề công nợ tại Chi nhánh Công ty đang cần được tập Bộ phận kế toán của Chi nhánh Công ty theo dõi sát sao hơn và có những biện pháp cụ thể như: gửi các ông văn, thông báo công nợ đến khách hàng quá hạn công nợ … Việc xác nhận công nợ cần được kế toán Chi nhánh Công ty tiến hành hàng tháng để

tránh tình trạng dư nợ trong khách hàng. Bên cạnh đó trong tình hình kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn, tính thanh khoản trên thị trưởng giảm sút để đảm bảo khả năng kinh doanh của Chi nhánh Công ty trong trường hợp bất thường, Chi nhánh Công ty nên trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi.

Khi có bằng chứng chắc chắn về khoản nợ phải thu có thể thất thu phù hợp với quy định trong chế độ tài chính kế toán: Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ. Nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán, nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị cơ quan phát luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết. Chi nhánh Công ty có thể tính toán số dự phòng cần phải lập theo hai cách sau:

Cách 1: Có thể ước tính một tỷ lệ nhất định (theo kinh nghiệm) trên tổng doanh thu số thực hiện bán chịu:

Số dự phòng phải lập = Doanh số phải thu x Tỷ lệ ước tính

Cách 2: Dựa trên tài liệu hạch toán chi tiết các khoản nợ phải thu của từng khách hàng, phân loại theo thời hạn thu nợ, các khách hàng quá hạn được xếp loại khách hàng khó đòi, nghi ngờ. Chi nhánh Công ty cần thông báo cho khách hàng và trên cơ sở thông tin phải hồi của khách hàng, kể cả bằng phương pháp xác minh, để xác định số dự phòng cần lập theo % có khả năng mất, không thu hồi được:

Dự phòng phải

thu khó đòi = Nợ phải thu khó đòi x Số % có khả năng mất

Dự phòng và hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi được ghi vào chi phí quản lý doanh nghiệp.

Về kế toán chi phí

Hoàn thiện kế toán giá vốn hàng bán

Kế toán giá vốn hàng bán bao gồm trị giá vốn của hàng hóa tiêu thụ và giá thành dịch vụ tiêu thụ trong kỳ. Tuy nhiên tại TK 632- Giá vốn hàng bán tại Chi nhánh Công ty mới chỉ phản ánh trị giá vốn của hàng hóa tiêu thụ mà chưa phản ánh giá thành của dịch vụ tiêu thụ. Vì vậy để hoàn thiện kế toán giá vốn hàng bán cần tổ

chức lại nội dung phản ánh của TK 632 - Giá vốn hàng bán, theo đó ngoài phản ánh trị giá vốn của hàng hóa tiêu thụ cần phải phản ánh giá thành của tất cả dịch vụ tiêu thụ trong kỳ trước khi kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh, cụ thể như sau:

Từ TK 632 - giá vốn hàng bán, kế toán phân loại giá vốn của từng loại hàng hóa theo nhóm sản phẩm chính của Chi nhánh Công ty và mở các tiểu khoản để theo dõi chi tiết:

- TK 6321: Giá vốn hàng hóa tiêu thụ Trong đó:

TK 6321-1: Giá vốn hàng bán nhóm sản phẩm máy chủ IBM, linh kiện

TK 6321-2: Giá vốn hàng bán nhóm sản phẩm thiết bị giáo dục TK 6321-3: Giá vốn hàng bán nhóm sản phẩm thiết bị mạng Huawei - TK 6322: Giá thành dịch vụ cung cấp

Hoàn thiện tính giá vốn hàng hóa tiêu thụ

Việc tính giá vốn hàng bán theo phương pháp bình quân gia quyền là phương pháp tương đối chính xác. Tuy nhiên các khoản phí mua hàng hiện đang được hạch toán và theo dõi trên tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp cần được phân bổ vào giá vốn hàng bán trong kỳ. Chi phí thu mua hàng hóa phát sinh cho mảng sản phẩm nào thì phân bổ vào mảng sản phẩm đó, phân bổ cụ thể theo công thức sau:

Phí thu mua phân bổ cho hàng hóa bán ra = Chi phí mua đầu kỳ + Chi phí mua phát sinh x Giá mua của hàng bán trong kỳ Giá mua của

hàng xuất bán +

giá mua của hàng tồn

cuối kỳ

( Nguồn: Giáo trình Nguyên lý kế toán, NXB Tài chính)

Giá vốn hàng bán = Số lượng hàng hóa xuất bán x Giá đơn vị hàng hóa xuất bán + Chi phí mua đã phân bổ cho hàng hóa tiêu thụ

Hoàn thiện tính giá thành dịch vụ cung cấp

Chi nhánh Công ty CP TMDV Vùng đất kỹ thuật số cung cấp chủ yếu các loại dịch vụ: bảo hành máy chủ IBM, máy tính, laptop thương hiệu IBM, Lenovo, dịch vụ tập huấn, đào tạo, dịch vụ lắp đặt đối với nhóm thiết bị giáo dục.. Để xác định giá thành của các loại dịch vụ cung cấp, việc đầu tiên trước khi xác định được giá thành các loại dịch vụ là phải xác định được đối tượng tập hợp chi phí. Qua đó, các chi phí liên quan trực tiếp đến dịch vụ sẽ được tập hợp trực tiếp nên dịch vụ đó, các chi phí gián tiếp sẽ được phân bổ theo các tiêu thức hợp lý, từ đó có thể xác định được giá thành của các lại dịch vụ cung cấp. Việc tính giá thành dịch vụ có thể thực hiện theo phương pháp sau:

Giá thành thực tế của dịch vụ

cung cấp

=

Tổng chi phí vật liệu, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung liên quan đến

việc cung cấp dịch vụ

( Nguồn: Giáo trình Nguyên lý kế toán, NXB Tài chính)

Thứ hai: Hoàn thiện kế toán chi phí quản lý kinh doanh

Xác định chính xác chi phí quản lý kinh doanh, sẽ là căn cứ cuối cùng để xác định kết quả kinh doanh của toàn bộ Chi nhánh Công ty, nhưng quan trọng hơn của kế toán chi phí quản lý kinh doanh là giúp lãnh đạo Chi nhánh Công ty có những thông tin chính xác về chi phí này từ đó có các biện pháp giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh Công ty.

Hiện nay tại Chi nhánh Công ty, chi phí quản lý doanh nghiệp được kế toán theo dõi trên hai tài khoản chi tiết là TK 6421- Chi phí bán hàng: phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán hàng gồm Chi phí nhân viên, vật liệu, bao bì, dụng cụ, đồ dùng, khấu hao TSCĐ; dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Và TK 6422- Chi phí quản lý doanh nghiệp: phản ánh chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,...); Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn, Bảo hiểm thất nghiệp của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh

nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (Điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ...); chi phí bằng tiền khác (Tiếp khách, hội nghị khách hàng...). Chính vì chi phí quản lý kinh doanh chỉ được tập hợp theo dõi trên hai tài khoản này mà không có những tài khoản chi tiết để theo dõi từng loại chi phí nên rất khó để xác định chính xác trị giá của từng loại chi phí, tỷ trọng của từng loại chi phí đó trong tổng chi phí, giúp ban giám đốc có cái nhìn tổng quan để từ đó đưa ra những biện pháp giảm chi phí cho doanh nghiệp. Vì vậy Chi nhánh Công ty cần mở thêm các tài khoản chi tiết để theo dõi từng loại chi phí. Cụ thể như sau:

- Đối với chi phí bán hàng, TK 6421 cần được mở thêm các tài khoản chi tiết là: + TK 6421-1: Chi phí nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả cho nhân viên bán hàng, đóng gói, vận chuyển, bảo quản hàng hóa... bao gồm tiền lương, tiền ăn ca và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN...

+ TK 6421-2: Chi phí công cụ , đồ dùng: Phản ánh chi phí về công cụ, dụng cụ phục vụ cho quá trình tiêu thụ hàng hóa.

+ TK 6421-3: Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh dịch vụ mua ngoài phục vụ cho việc bán hàng như vận chuyển hàng hóa...

+ TK 6421-4: Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí bằng tiền khác phát sinh trong khâu bán hàng ngoài các chi phí trên như chi phí tiếp khách, hội nghị khách hàng, quảng cáo...

- Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp, TK 6422 cần được mở thêm các tài khoản chi tiết là:

+ TK 6422-1: Chi phí nhân viên quản lý: Phản ánh các khoản tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên quản lý, tiền ăn ca, trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN,...

+ TK 6422-2: Chi phí dụng cụ quản lý: Phản ánh chi phí về công cụ dụng cụ dùng cho quản lý...

+ TK 6422-3: Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động quản lý...

+ TK 6422-4: Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động quản lý như chi phí sủa chữa, chi phí thuê ngoài, chi phí điện, nước, điện thoại, tiền thuê TSCĐ....

+ TK 6422-5: Chi phí bằng tiền khác: phản ánh các chi phí bằng tiền ngoài các chi phí đã kể trên phục vụ cho hoạt động quản lý doanh nghiệp.

Về xác định kết quả kinh doanh

Kết quả kinh doanh của Chi nhánh Công ty hiện nay khá chính xác và phục vụ kịp thời cho lập các báo cáo tài chính, tuy nhiên trong báo caó kết quả kinh doanh đó thì ngành hàng nào, mặt hàng nào đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất thì thông tin kế toán hiện nay chưa cung cấp đầy đủ. Như vậy ban lãnh đạo khó có thể có thông tin cụ thể để có các giải pháp điều chỉnh các hoạt động nhằm phát triển hơn nữa các loại hàng hóa kinh doanh có tiềm năng và hiệu quả, nâng cao hiệu quả hoặc loại bỏ những đối với những loại hình kinh doanh kém hiệu quả. Vì vậy hoàn thiện kế toán kết quả kinh doanh phải làm cho thông tin kế toán cung cấp cụ thể, đầy đủ và hiệu quả. Để hoàn thiện nội dung này, kế toán kết quả kinh doanh cần xác định chi tiết cụ thể kết quả kinh doanh của từng loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh. Kế toán kết quả kinh doanh của Chi nhánh Công ty cần mở các tiểu khoản theo từng loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh, như:

- TK 9111: kết quả kinh doanh hàng hóa Trong đó:

TK 9111-1: kết quả kinh doanh máy chủ IBM, linh kiện TK 9111-2: Kết quả kinh doanh thiết bị giáo dục

TK 9111-3: kết quả kinh doanh thiết bị mạng Huawei - TK 9112: kết quả kinh doanh dịch vụ

4.4. Điều kiện thực hiện những giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Chi nhánh Công ty Thương mại Dịch vụ Vùng đất kỹ thuật số

Về phía Nhà nước

Nhà nước cần xem xét lại các quy định quản lý tài chính không phù hợp, loại bỏ những quy định mang tính bắt buộc để doanh nghiệp có thể tự chủ, độc lập trong

thực hiện các quy định của Nhà nước. Song song với việc loại bỏ những quy định không phù hợp, Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế tài chính đồng bộ, tạo hành lang pháp lý thông thoáng để các doanh nghiệp hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời buổi kinh tế hội nhập.

Bộ tài chính cần thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ Kế toán cũng như các cán bộ Quản lý của các Doanh nghiệp.

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý chế độ kế toán đồng bộ và thống nhất về Luận kế toán và các chuẩn mực kế toán. Tiếp tục cải cách và phát triển các tổ chức nghề nghiệp trong lĩnh vực kế toán : Hội đồng Quốc gia kế toán, Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam.

Khuyến khích các hoạt động dịch vụ tư vấn tài chính kế toán kiểm toán. Tăng cường đào tạo đội ngũ chuyên gia kế toán có trình độ cao, đáp ứng mọi nhu cầu quản lý trong lĩnh vực kế toán.

Nhà nước cần ban hành những quy định mang tính pháp lý cao để hạn chế được những gian lận về tài chính.

Về phía Chi Nhánh Công Ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Vùng Đất Kỹ Thuật Số

Cần nhận thức sâu sắc hơn vai trò của kế toán và thông tin kế toán trong hoạt động quản lý và điều hành các hoạt động tại Chi nhánh Công ty. Điều này trước hết cần có sự cố gắng của đội ngũ làm công tác kế toán, nhằm thay đổi cách nhìn nhận của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên về vai trò của kế toán trong hoạt động quản lý và kinh doanh.

Đào tạo nâng cáo trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên kế toán: Nhân

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Chi nhánh Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Vùng đất kỹ thuật số (Trang 101)