- Tên đầy đủ: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CÔNG NGHỆ HÀN WELDCOM
CHƯƠNG 2: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOÀN THIỆN TRUYỀN THÔNG MARKETING THƯƠNG HIỆU
2.1.3. Khái niệm thương hiệu, truyền thông marketing thương hiệu.
2.1.2.2. Các loại công cụ truyền thông marketing.
Những doanh nghiệp hiện đại thường tổ chức điều hành một hệ thống truyền thông phức tạp. Tuy nhiên một số dạng chủ yếu thường được các doanh nghiệp sử dụng trong các chiến lược truyền thông là:
Quảng cáo: Bao gồm mọi hình thức giới thiệu một cách gián tiếp và đề cao
những ý tưởng, hàng hóa, dịch vụ được thực hiện theo yêu cầu của chủ thể quảng cáo mà chủ thể truyền thông phải thnah toán các chi phí.
Xúc tiến bán: Là những biện pháp tác động tức thời ngắn hạn để khuyến khích
việc mua sản phẩm và dịch vụ.
Quan hệ công chúng : là việc kích thích một cách gián tiếp nhằm tăng doanh thu
nhu cầu về hàng hóa dịch vụ hay uy tín của một đơn vị kinh doanh bằng cách đưa ra những thông tin về chúng trên các ấn phẩm, các thông tin đại chúng một cách thuận lợi nhất. Quan hệ công chúng còn là hoạt động tổ chức dư luận xã hội- dư luận thị trường. Các hoạt động này có thể tiến hành thông qua các bài viết, các bài phát biểu , quyên góp từ thiện, tham gia tài trọ các hoạt động xã hội…Mục tiêu của quan hệ công chúng là khuếch trương hình ảnh sản phẩm, tạo dựng hình ảnh của doanh nghiệp và ngăn chặn các sự kiện, thông tin bất lợi về doanh nghiệp.
Bán hàng trực tiếp: Không giống như hoạt động quảng cáo hay xúc tiến bán, bán
hàng cá nhân là mối quan hệ trực tiếp giữa người bán và khách hàng. Do vậy bán hàng cá nhân là sự giới thiệu bằng miệng về hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp của người bán hàng qua cuộc đối thoại giữa một hay nhiều khách hàng của doanh nghiệp nhằm mục đích bán hàng.
Sử dụng hình thức bán hàng cá nhân có những ưu điểm riêng bởi khách hàng sẽ có thể hiểu về sản phẩm dịch vụ. Khi đội ngũ bán hàng có chất lượng cao, khách hàng của họ sẽ được hướng dẫn rõ ràng về công dụng cũng như thuyết phục về giá trị của sản phẩm. Thêm vào đó, thông qua hoạt động bán hàng cá nhân mà các nhân viên có khả năng thu thập được các thông tin của khách hàng, nhu cầu khách hàng và các thông tin của các đối thủ cạnh tranh một cách chính xác nhất.
Marketing trực tiếp: là một hệ thống tương tác của marketing có sử dụng một
hay nhiều phương tiện quảng cáo để có thể tác động đến một phản ứng đáp lại đo lường được hay đạt được việc giao dịch tại một thời điểm bất kì.
Nếu như quảng cáo nhằm tạo ra sự biết đến và quan tâm, kích thích tiêu thụ mua hàng, bán hàng trực tiếp để hoàn tất bán hàng thì marketing trực tiếp cố gắng kết hợp cả ba yếu tố này lại để đi đến chỗ bán hàng trực tiếp không qua trung gian.
Để có thể hiểu rõ hơn về truyền thông marketing thương hiệu và sử dụng truyền thông marketing hiệu quả, các doanh nghiệp cần làm rõ về vai trò và các nguyên tắc truyền thông marketing về thương hiệu.
Về vai trò truyền thông thương hiệu
Thứ nhất: Truyền thông làm gia tăng nhận thức về thương hiệu trong công chúng: là hoạt động truyền tải thông tin thương hiêu tới các đối tượng truyền thông, những thông tin về logo, khẩu hiệu, tên gọi, hệ thống nhận diện thương hiệu và các thông tin hỗ trợ như giới thiệu quảng bá về thương hiệu. Thông qua những thông tin truyền thông, nhận thức về công chúng gia tăng về cả chiều sâu và chiều rộng, cũng tức là gia tăng được khả năng chọn lựa thương hiệu và sản phẩm gắn liền, góp phần thúc đẩy tăng trưởng sản phẩm, phát triển hoạt động kinh doanh
Thứ hai: Truyền thông đảm bảo sự tồn tại và phát triển của thương hiệu
Thứ 3: Truyền thông góp phần xây dựng tài sản thương hiệu- một hình thức đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
Về nguyên tắc cơ bản trong truyền thông thương hiệu
Nguyên tắc 1: Bám sát ý tưởng cần truyền tải: Ý tưởng truyền tải là kết quả của quá trình phân tích giữa chiến lược truyền thông của công ty và điều kiện của thị trường, là cơ sở để tạo dựng thông điệp truyền thông của công ty. Hoạt động truyền thông cần bám sát ý tưởng truyền tải để đảm bảo sự thống nhất với chiến lược và các quá trình tác nghiệp khác, giúp mang lại kết quả truyền thông hiệu quả nhất. Bám sát ý tưởng truyền thông cũng là yêu cầu tiên quyết để đảm bảo thông điệp được truyền tải một cách chính xác trước khi có nhận thức khách hàng.
Nguyên tắc 2: Đảm bảo tính trung thực và minh bạch. Trong truyền thông không chỉ đòi hỏi sự thống nhất với các h động trong nội bộ công ty mà đòi hỏi sự trung thực và minh bạch đối với đối tượng truyền thông mục tiêu và công chúng
Nguyên tắc 3: Hiệu quả của hoạt động truyền thông: Truyền thông cũng như mọi hoạt động khác của doanh nghiệp đều có mục tiêu xác định. Thông thường truyền thông có hai mục tiêu chính: mục tiêu về doanh số và mục tiêu về truyền thông. Tùy thuộc vào chiến lược và chương trình truyền thông mà công ty đề ra những mục tiêu làm cơ sở cho sự xác định hiệu quả của hoạt động truyền thông.
Nguyên tắc 4: Mang lại lợi ích cho các bên liên quan và cộng đồng: Đây không chỉ là yêu cầu mà còn là tiêu chí để hoạt động truyền thông hiệu quả. Một chương trình truyền thông được thực hiện dựa trên sự tham gia của rất nhiều bên liên quan( bản thân
doanh nghiệp, đối tác kinh doanh, công chúng mục tiêu) vì vậy một chương trình truyền thông tốt phải mang lại lợi ích cho hầu hết các bên tham gia.
Nguyên tắc 5: Thỏa mãn các yêu cầu về văn hóa và thẩm mỹ: Hoạt động truyền thông được thực hiện gắn liền với các khía cạnh của môi trường văn hóa như ngôn ngữ, phong tục tập quán, thói quen, ứng xử hàng ngày, cả giá trị văn hóa vật chất và thẩm mĩ. Hơn nữa, các đối tượng của truyền thông chính là con người, chủ thể của văn hóa xã hôi. Bởi vậy để truyền thông thương hiệu hiệu quả phải phù hợp với những quy tắc tại một thị trường.