Khái niệm, đặc điểm, mô hình truyền thông tổng quát

Một phần của tài liệu luận văn khoa marketing Hoàn thiện truyền thông marketing thương hiệu của công ty trách nhiệm hữu hạn Công nghệ hàn Weldcom (Trang 58)

- Tên đầy đủ: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CÔNG NGHỆ HÀN WELDCOM

2.1.1.Khái niệm, đặc điểm, mô hình truyền thông tổng quát

CHƯƠNG 2: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOÀN THIỆN TRUYỀN THÔNG MARKETING THƯƠNG HIỆU

2.1.1.Khái niệm, đặc điểm, mô hình truyền thông tổng quát

2.1.1.2. Đặc điểm truyền thông

Truyền thông mang tính liên tục, đối tượng tác động rộng lớn, đông đảo công chúng trong xã hội. Vấn đề truyền thông liên quan đến nhiều người (vấn đề cá nhân mang tính đại diện, nhiều người gặp phải, nhiều người học tập cách giải quyết vấn đề này). Truyền thông mang tính gián tiếp: không tiếp xúc trong quá trình phổ cập và phát tán thông tin mà sử dụng kỹ thuật làm lực lượng trung gian. Có tính chất dễ nhớ, dễ hiểu, dễ tiếp cận và dễ làm theo. Có mục đích rõ ràng nhằm mục đích nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi. Có sự tham gia rộng rãi của quần chúng nhân dân (thể hiện tính tương tác qua lại giữa nhiều người). Tính phong phú đa dạng: Có nhiều cách thể hiện khác nhau như hình ảnh, âm thanh, chữ viết, hoặc nhiều người thể hiện thông điệp; hình thức thể loại linh hoạt, phong phú; đối tượng tiếp nhận đa dạng; đối tượng phản ánh ở nhiều lĩnh vực khác nhau; nội dung thông điệp đáp ứng nhu cầu phát tiển của con người và xã hội; hệ thống tín hiệu, phương tiện, phương thức sản xuất, truyền tải thông điệp đa dạng.

2.1.1.3. Mô hình truyền thông tổng quát

Để khái quát quá trình truyền thông, chúng ta sẽ tìm hiểu mô hình truyền thông sau:

Người gửi: là chủ thể của quá trình truyền thông marketing. Đó là doanh nghiệp, tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông tới khách hàng hay công chúng mục tiêu.

Thông điệp chủ định: Thông điệp chủ đinh là thông điệp nhằm mục đích tác động váo khách hàng mục tiêu để mong nhận được điều gì đó ở khách hàng theo chủ đinh của người gửi tin.

Mã hóa thông điệp: là việc dùng ngôn ngữ truyền thông để truyền các ý tưởng thành các hình thức có tính biểu tượng cao sao cho thuận tiện cho người nhận tin lĩnh hội được ý tưởng đó.

Truyền đạt thông điệp: Tập hợp các kí hiệu bằng một thông điệp do người gửi truyền đi qua nhiều phương tiện.

Phương tiện truyền tin: Thông điệp có thể truyền đến người nhận bằng các phương tiện như: truyền hình, truyền thanh, báo chí, internet…

Giải mã: Là quá trình người nhận thông tin xử lí thông điệp truyền thông đã được má hóa của chủ thể truyền tin. Để đảm bảo thông điệp có hiệu quả thì quá trình mã hóa của người gửi phải phù hợp với quá trình giải mã của người nhận. Do vậy, thông điệp cơ bản phải là những tín hiệu quen thuộc với người nhận.

Người nhận tin: Là công chúng mục tiêu mà chủ thể truyền tin đang muốn thuyết phục.

Phản ứng đáp lại: Là những phản ứng của người nhận tin sau khi lĩnh hội thông tin. Người truyền tin cần nắm bắt được những phản ứng của người nhận tin để điều chỉnh chiến lược, chiến thuật truyền thông.

Thông tin phản hồi: Thông điệp từ người nhận tác động trở lại người gửi tin. Qua đó, người gửi tin biết được hiệu quả của chương trình truyền thông.

Nhiễu: Là các tác động đến thông điệp làm cho nó sai lệch so với trạng thái ban đầu. Nhiễu có thể do môi trường vật lý gây ra, nhưng cũng có thể do người gửi tin không hiểu được quan điểm, nền tảng văn hóa của người nhận.

Một phần của tài liệu luận văn khoa marketing Hoàn thiện truyền thông marketing thương hiệu của công ty trách nhiệm hữu hạn Công nghệ hàn Weldcom (Trang 58)