Chi phí thiệt hại (Failure costs) Các chi phí này được chia làm chi phí thiệt

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty Cổ phần In Hàng Không (Trang 83)

- Quản lý các vấn đề nhân sự của công ty

G. Chi phí thiệt hại (Failure costs) Các chi phí này được chia làm chi phí thiệt

hại bên trong và chi phí thiệt hại bên ngoài. Chi phí thiệt hại bên trong phát sinh do chất lượng không phù hợp được phát hiện trước khi chuyển quyền sở hữu từ người bán đến người mua. Chi phí thiệt hại bên ngoài phát sinh do chất lượng không phù hợp được phát hiện sau khi giao hàng.

Chi phí thiệt hại bên trong (Internal failure costs) bao gồm các loại sau đây:

a. Phế phẩm loại bỏ, NVL, chi tiết, linh kiện, bán thành phẩm và thành phẩm không phù hợp với yêu cầu chất lượng và không kinh tế nếu làm lại. Nó cũng bao gồm chi phí lao động, chi phí quản lý nằm trong các phế phẩm bị loại bỏ đó.

b. Thay thế, làm lại sửa chữa. Hoạt động thay thế hoặc sửa chữa phế phẩm phù hợp với yêu cầu sử dụng bao gồm chi phí lập kế hoạch cần thiết và chi phí của các hoạt động liên quan thực hiện bởi nhân viên nhận NVL.

c. Truy tìm nguyên nhân hoặc phân tích phế phẩm/thiệt hại. Chi phí phát sinh khi phân tích NVL, chi tiết hoặc sản phẩm không phù hợp nhằm xác định nguyên nhân và

giải pháp khắc phục, hoặc xác định xem sản phảm không phù hợp đó có thể sử dụng được không và quyết định chất lượng cuối cùng.

d. Kiểm tra và thử nghiệm lại, áp dụng đối với nguyên vật liệu không đáp ứng yêu cầu chất lượng trước đó nhưng sau đó được sử dụng lại.

e. Lỗi của nhà thầu phụ. Thiệt hại phát sinh do NVL mua về không đáp ứng yêu cầu chất lượng và chi phí tiền lương phát sinh. Tín dụng nhận từ nhà thầu phụ có thể được khấu trừ, nhưng không thể bỏ qua những chi phí liên quan đến gián đoạn sản xuất của thiết bị sản xuất và chi phí lao động phát sinh do phế phẩm không đuơcj kiểm soát gây nên.

f. Sự cho phép và nhượng bộ đối với các thay đổi. Chi phí thời gian hao phí khi kiểm tra sản phẩm, thiết kế và các chỉ tiêu kỹ thuật.

g. Giảm phẩm cấp. Thiệt hại phát sinh do sự khác biệt giữa giá bán thông thường và giảm giá do các nguyên nhân chất lượng.

h. Thời gian chết. Chi phí nhân viên và sự tạm ngừng hoạt động của máy móc thiết bị phát sinh do phế phẩm và kế hoạch sản xuất bị gián đoạn.

Chi phí thiệt hại bên ngoài (external failure costs) bao gồm các loại sau:

a. Sự phàn nàn của khách hàng. Sự điều tra phàn nàn của khách hàng và bôit thường do sản phẩm kém chất lượng hoặc do sai lỗi lắp đặt.

b. Bồi thường trong thời gian bảo hành. Việc sửa chữa hoặc thay thế chi tiết, phụ tung khi bị khách hàng cho là không tốt và được nhà cung cấp thừa nhận, trong thời gian bảo hành.

c. Sản phẩm bị loại bỏ và bị trả lại. Chi phí liên quan đến các chi tiết, linh kiện phế phẩm bị trả lại. Nó có thể là hoạt động sửa chữa, thay thế hoặc sự tranh cãi pháp lý về trách nhiệm đối với chúng. Nó cũng bao gồm chi phí liên quan đến việc xử lý vấn đề này.

d. Sự nhượng bộ. Chi phí của sự nhượng bộ, ví dụ chiết khấu cho khách hàng do sản phẩm không phù hợp được khách hàng chấp nhận.

e. Thiệt hại (giảm) doanh thu. Thiệt hại (giảm) lợi nhuận do mất thị trường hiện tại do chất lượng kém

f. Chi phí thu hồi. Chi phí liên quan đến việc thu hồi sản phẩm phế phẩm hoặc sản phẩm bị nghi ngờ có vấn đề chất lượng, bao gồm cả chi phí lập kế hoạch cho việc thu hồi đó.

g. Trách nhiệm sản phẩm. Chi phí phát sinh do việc kiện tụng về trách nhiệm sản phẩm và chi phí phải trả ban đầu để đảm bảo tối thiểu hóa thiệt hại kiện tụng về trách nhiệm.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty Cổ phần In Hàng Không (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w