Những hạn chế

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty Cổ phần In Hàng Không (Trang 54)

- Quản lý các vấn đề nhân sự của công ty

Kiểm tra thành phẩm

4.3.2 Những hạn chế

- Hoạt động kiểm soát sản phẩm không phù hợp ở Công ty tuy đã được triển khai, nhưng không theo một quy trình nào và không có tính hệ thống, văn bản hướng dẫn chưa cụ thể và chi tiết. Chính vì vậy mà chưa tìm được nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề, dẫn đến chưa có biện pháp xử lý hiệu quả để phòng ngừa cho các lần sau. Như vậy do trình độ của cán bộ nhân viên chất lượng chưa cao, chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về phương pháp và cách làm việc trong việc kiểm soát chất lượng. Bên cạnh đó, quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm chưa được thực hiện một cách đồng bộ giữa các bộ phận và chưa có sự trao đổi, kiểm tra giữa các nhân viên với nhau trong các khâu của quy trình sản xuất sản phẩm.

- Hầu hết tất cả các quả thu được về sự sai hỏng của sản phẩm do chuyên viên quản lý chất lượng đều rời rạc, chưa được tổng hợp và phân tích một cách chi tiết, cụ thể . Và quan trọng là chưa đánh giá được một cách cụ thể về chi phí thiệt hại do sai hỏng sản phẩm mang lại cho Công ty. Chương trình tính chi phí chất lượng chưa được đưa vào áp dụng và triển khai trong Công ty, nên chưa được tổng hợp và phân tích một cách đầy đủ về các chi phí thiệt hại trong quá trình sản xuất sản phẩm.

- Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm chỉ mang tính trực giác, kinh nghiệm, bằng mắt thường và không theo một phương pháp khoa học nào. Nên việc đánh giá xem sản phẩm có đạt yêu cầu chất lượng hay không chỉ mang tính định tính. Do Công ty chưa áp dụng các công cụ thống kê một cách đầy đủ, Công ty chỉ mới sử dụng một công cụ thống

kê đó là biểu đồ Pareto ttrong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm nên việc tổng hợp tình hình chất lượng sản phẩm chưa được thống kê một cách tổng quát, chưa xác định được rõ nguyên nhân chủ yếu và từ đó nên chưa có phương án thích hợp để khắc phục được những hạn chế về sự sai hỏng trong sản phẩm.

- Hệ thống tài liệu và văn bản HTQLCL về thực hiện sản phẩm chỉ mang tính hình thức chưa được áp dụng một cách hiệu quả trong thực tế và hướng dẫn cụ thể trong từng khâu công việc.

- Một tồn tại cần phải được xem xét ngay là bộ phận quản lý chất lượng của Công ty thuộc phòng thị trường, nên chưa phát huy được hiệu quả hoạt động cũng như lĩnh vực chất lượng chưa được thực sự quan tâm tương ứng với tầm quan trọng của nó.

CHƯƠNG 5

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty Cổ phần In Hàng Không (Trang 54)