Chí phí thiệt hại bên trong (Internal failure costs)

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty Cổ phần In Hàng Không (Trang 51)

- Quản lý các vấn đề nhân sự của công ty

Kiểm tra thành phẩm

4.2.1 Chí phí thiệt hại bên trong (Internal failure costs)

Chi phí sai hỏng bên trong là những chi phí nảy sinh trước khi hàng được giao cho bên mua. Nó được phát hiện bị lỗi trước khi hàng đến người mua và chi phí sai hỏng trong Công ty sẽ bao gồm những hậu quả sau:

- Phế phẩm bị loại bỏ: Khoản chi phí này cán bộ quản lý chất lượng sẽ tìm hiểu nguyên nhân sản phẩm bị sai hỏng ở khâu nào trong quá trình sản xuất và do ai chịu trách nhiệm và người công nhân đó sẽ phải chịu toàn bộ giá trị cho đơn hàng in bị hỏng đó.

- Thay thế, gia công lại hoặc sửa chữa lại

- Truy tìm nguyên nhân hoặc phân tích phế phẩm/thiệt hại

- Kiểm tra và thử nghiệm lại áp dụng đối với những nguyên vật liệu không đáp ứng yêu cầu chất lượng trước đó nhưng sau đó được sử dụng lại

- Lỗi của nhà cung ứng, thiệt hại do mua nguyên vật liệu về không đáp ứng được yều cầu chất lượng chủ yếu là giấy và mực và chi phí tiền lương phát sinh, bên cạnh đó còn có chi phí liên quan đến việc vận hành sản xuất và cả gián đoạn sản xuất của thiết bị sản xuất

- Sự cho phép và nhượng bộ đối với các thay đổi

- Giảm phẩm cấp. Thiệt hại phát sinh do sự khác biệt giữa giá bán thông thường và giảm giá do các nguyên nhân chất lượng

- Thời gian chết: chi phí nhân viên và sự tạm ngừng hoạt động của máy móc thiết bị phát sinh do phế phẩm và kế hoạch sản xuất bị gián đoạn

Đối với những khách hàng lâu năm luôn đòi hỏi khắt khe về chất lượng sản phẩm như Công ty Canon, TOA,.. và mỗi sản phẩm đều có mã hàng và hàng năm Công ty đều có bảng tổng hợp về tình hình chất lượng sản phẩm riêng cho bạn hàng lâu năm đó.

Bảng 4.7: Một số khoản chi phí do sai hỏng bên trong trong năm 2010

Đơn vị: đồng

TT Khoản mục Bộ phận Giá trị

1

Bổ sung vật tư ngoài kế hoạch. Trong đó: - Giá trị vật tư vượt trội

- Chi phí vận chuyển

Phòng thị

trường 22.360.000 235.000

2

Chi phí phát sinh do tăng ca để kịp giao hàng. Trong đó:

- Lương ngoài giờ

- Tiền điện phụ trội do sử dụng vào giờ cao điểm

Xưởng

Offset 6.540.000 570.000

3

Chi phí làm lại sản phẩm. Trong đó: - NVL làm lại

- Kiểm tra

Xưởng Flexo 8.880.000 120.000 4 Phát sinh tăng do nhà thầu phụ chậm cung cấp

NVL, DN phải mua từ nhà cung cấp khác Xưởng Giấy 250.000 5 Mất điện gây:

- Thiệt hại do ngừng sản xuất

Bộ phận

khăn thơm 3.560.000 6 NVL phát sinh tăng do không tuân thủ định mức Xưởng

Offset 5.600.000 7 Máy móc hỏng

- Sản phẩm dở dang hỏng Flexo 8.540.000

8 Nhận thông tin không rõ ràng dân đến chỉ định sản xuất sai sản phẩm

Phòng thị

trường 21.440.000

9 Tổng chi phí 78.095.000

10 Doanh thu sản phẩm in năm 2008 55.650.138.466

(Nguồn: tổng hợp)

Thực tế sai hỏng sản phẩm của Công ty xảy ra thường xuyên, tháng nào cũng xảy ra. Thế nhưng, trong báo cáo hạch toán chi phí và báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm, thì việc hạch toán chi phí thông thường mới chỉ phản ánh rất nhỏ chi phí chất lượng và chủ yếu là chi phí hiện hữu mà Công ty có thể nhận biết được nên các chi phí thiệt hại chưa được phản ánh một cách đầy đủ, chỉ mới một số khoản mục rất nhỏ. Thế nhưng bản thân nó, chi phí thiệt hại luôn tồn tại đồng hành trong quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty. Sau đây là bảng báo cáo về một số khoản chi phí do sai hỏng bên trong mà em tự lập báo cáo dựa trên những số liệu của Công ty.

Như vậy, khoản chi phí phát sinh do sai hỏng bên trong không phải là nhỏ và chiếm khoảng 0,1 (%) so với doanh thu sản phẩm in với số tiền là 78.095.000 đ

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, việc sai hỏng sản phẩm là khó có thể tránh khỏi. Và bảng tổng hợp sai hỏng sản phẩm của Công ty năm 2008 sẽ cho chúng ta có cái nhìn cụ thể và chi tiết mà Công ty đã phải gánh chịu (tham khảo phần phụ lục). 4.2.2 Chí phí thiệt hại bên ngoài (External failure costs)

Chi phí thiệt hại bên ngoài là chi phí liên quan đến sản phẩm bị lỗi được phát hiện sau khi hàng đã giao đến tay khách hàng. Chi phí thiệt hại bên ngoài bao gồm:

- Sự phàn nàn của khách hàng - Sản phẩm bị loại bỏ và bị trả lại - Sự nhượng bộ

- Thiệt hại (giảm) doanh thu - Chi phí thu hồi

- Trách nhiệm sản phẩm

Bên cạnh đó, có những chi phí rất khó đo lường nhưng nó lại thực sự rất cần thiết cho Công ty để có thể đánh giá tình hình chất lượng sản phẩm ảnh hưởng như thể nào đến hoạt động quản lý chất lượng. Rõ ràng qua số liệu, tỷ lệ mức độ hài lòng của khách hàng được giảm đi đáng kể chửng tỏ Công ty đang cố gắng nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ khách hàng. Tuy nhiên, sự đánh giá mức độ hài lòng cũng chỉ mới dựa trên số khách hàng phàn nàn đánh giá, đó là vẫn dựa trên số lượng. Nhưng Công ty vẫn chưa tính được, vậy nếu khách hàng không hài lòng thì doanh nghiệp sẽ thiệt hại bao nhiêu? Một khi thiệt hại về uy tín và sự tin tưởng thì rất khó lượng hóa.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty Cổ phần In Hàng Không (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w