- Quản lý các vấn đề nhân sự của công ty
a. Sự cần thiết triển khai 5S
6.2.2. Về phía công ty
Dù đã thực hiện phân tích đánh giá tình hình chất lượng của công ty, đề ra và thực hiện một số biện pháp cải tiến nhưng kết quả vẫn chưa thực sự đạt. Do đó để đạt được kết
quả tốt hơn đề tài có một số kiến nghị về máy móc, con người, nguyên vật liệu, phương pháp sản xuất, môi trường làm việc như sau:
Về con người:
Thường xuyên mở các lớp dạy về an toàn, nhận diện các dạng lỗi cho công nhân, việc đào tạo công nhân tập trung ở các kỹ năng sau:
- Cách áp dụng PDCA trong công việc - Các biện pháp làm đúng ngay từ đầu
Động viên họ làm việc theo nhóm để thúc đẩy quá trình học hỏi, tư duy sáng tạo trong quá trình sản xuất
Khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên thông qua các lớp huấn luyện , các buổi vui chơi dã ngoại
Về máy móc thiết bị:
Thường xuyên đánh giá năng lực thiết bị để từ đó có kế hoạch chuyển giao công nghệ, áp dụng các quy trình công nghệ mới có năng suất cao vào sản xuất
Lập chế độ bảo dưỡng thích hợp, không để bị động trong quá trình sản xuất Về nguyên liệu:
Kiểm tra kỹ nguyên vật liệu đầu vào hay áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008
vào quy trình thu mua nguyên vật liệu, để từ đó nhà máy có được đội ngũ nhà cung cấp đáng tin cậy trong việ đảm bảo chất lượng sản phẩm
Về phương pháp sản xuất:
Áp dụng các công cụ quản lý hiện đại và nâng cao năng suất vào việc sản
xuất như six sigma, lean... Đây là phương pháp tiên tiến đã được triển khai và áp dụng thành công ở nhiều nước, đang dần được triển khai ở Việt Nam như công ty dệt Thái Tuấn, công ty bút bi Thiên Long,...
Về môi trường:
Sơ đồ tổ chức mặt bằng bề bộn chưa thực hiện 5S, do đó công ty nên tổ chức mặt bằng theo 5S , mái tôn phải thông thoáng cũng như đèn điện chiếu sáng nơi công nhân làm việc
• Lãng phí vì phế phẩm: loại lãng phí này chủ yếu do ý thức của công nhân vận hành và do lỗi cảu nguyên vật liệu đầu vào. Để giải quyết loại lãng phí này đề nghị nâng cao khả năng kiểm soát nguyên vật liệu đầu vào nhờ thiết lập các tiêu chuẩn về thu mua, tồn kho theo ISO 9001:2008 đối với công ty và nhà cung cấp.
• Lãng phí về thời gian chết máy: việc bảo trì máy móc trong nhà máy chỉ thực hiện cầm chừng, chưa được quan tâm đúng và chỉ dựa vào kỹ sư cơ khí Đỗ Đức Cường. Do đó việc thực hiện chế độ bảo trì năng suất tổng thể hay còn gọi là TPM( total product maintenance) là một giải pháp hữu hiệu và trong đó chế độ bảo trì tự quản (autonomous maintenance) là phương pháo thích hợp với nhà máy. Các nội dung cần thực hiện trong chế độ bảo trì tự quản như sau:
- Huấn luyện công nhân vận hành thực hiện kiểm tra thiết bị và vệ sinh máy móc hiệu quả nhằm loại bỏ sự hư hỏng.
- Huấn luyện nhân viên vận hành các kỹ năng chính để nhanh chóng giải quyết và ngăn ngừa các lỗi nhỏ trên máy móc, thiết bị để giảm thời gian ngừng máy
- Xây dựng tinh thần làm việc theo nhóm và ý thức cải tiến thiết bị liên tục - Đưa tất cả thiết bị sản xuất, máy móc về điều kiện cơ bản, nhằm đảm bảo
điều kiện vận hành an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm và nâng cao năng lực sản xuất của nhà máy