- Quản lý các vấn đề nhân sự của công ty
Chếbản tách màu Bình bản và phơ
4.2.2.3 Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm trong hệ thống quản lý chất lượng của Công ty
của Công ty
Để đảm bảo hoạt động quản lý chất lượng một cách đồng bộ giữa các phòng ban và khu vực khác nhau trong toàn Công ty, cũng như đáp ứng theo đúng yêu cầu của hệ thống ISO 9001 thì Công ty đã xây dựng một hệ thống các quy trình phù hợp với tình hình sản xuất và hoạt động của Công ty. Hệ thống các quy trình tại Công ty được chia làm bốn nhóm chính sau:
- Quá trình các hoạt động quản lý - Quá trình cung cấp nguồn nhân lực - Quá trình thực hiện sản phẩm
- Quá trình đo lường, phân tích và cải tiến
Trong mỗi nhóm quy trình lại có những quy trình khác nhau để thực hiện một hoạt động nhất định. Hiện nay, các quy trình cũng đã thể hiện ý nghĩa quan trọng của nó trong việc hướng dẫn các công việc cho các phòng ban và cán bộ công nhân viên trong Công ty như quy trình cung cấp nguồn nhân lực, quy trình thực hiện sản phẩm. Riêng đối với quy trình hoạt động quản lý vẫn chưa được chú trọng và được thể hiện một cách hiệu quả. Do vậy, tình hình quản lý ở Công ty vẫn chưa được tốt và bên cạnh đó bài toán quản lý bao
giờ cũng là bài toán khó cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và cho bản thân Công ty nói riêng.
Để đảm bảo hoạt động quản lý chất lượng của Công ty có hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, quy trình thực hiện sản phẩm được phân tách ra 8 quy trình cụ thể như sau:
- Quá trình hoạch định việc thực hiện sản phẩm - Quá trình liên quan đến khách hàng
- Quá trình kiểm soát thiết kế và phát triển sản phẩm - Quá trình mua hàng
- Quá trình kiểm soát và cung cấp dịch vụ - Quá trình kiểm soát tài sản của khách hàng - Quá trình bảo toàn sản phẩm
- Kiểm soát phương tiện và theo dõi
Hình 4.5: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây việc hoạch định tạo sản phẩm ở Công ty còn thiếu sót, ở bộ phận khăn thơm chỉ tiêu vi sinh vật và độ chun xốp (%) của sản phẩm khăn ướt chưa hoạch định phương pháp kiểm soát bao gồm: tần suất kiểm tra, chỉ tiêu, loại mẫu kiểm tra.
Cùng với xu hướng ngày càng phát triển, các chuyên gia chất lượng trong Công ty đang dần dần hoàn thiện, bổ sung thêm những quy trình sản xuất mới để đảm bảo quá trình hoạt động sản xuất của Công ty đảm bảo được yêu cầu chất lượng ngay từ đầu.
Lập Market Tách màu điện tử
Bình bản
Chế bản In
* Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Để tạo ra sản phẩm theo đúng yêu cầu của khách hàng thì sản phẩm in phải trải qua các bước cơ bản (ở hình 4.5):
- Lập Market: Khi nhận được các tài liệu gốc trên cơ sở nội dung in, bộ phận lập Market sẽ tiến hành bố trí các tranh in như tranh ảnh, dòng cột, kiểu chữ, màu sắc, độ đậm nhạt...
- Tách màu điện tử: Đối với những bản in nhiều màu sắc (trừ màu đen) như tranh ảnh mỹ thuật, chữ màu phải được đem chụp tách màu điện tử, mỗi màu được chụp ra một bản riêng thành 4 màu chủ yếu: xanh, đỏ, đen, vàng. Việc tách màu điện tử và lập market được tiến hành đồng thời, sau đó cả hai được chuyển sang bước bình bản
- Bình bản: Trên cơ sở các Market tài liệu và phim màu điện tử, bình bản có nhiệm vụ bố trí tất cả các loại chữ, hình ảnh có cùng màu sắc vào tấm can theo từng trang in.
- Chế bản khuôn in: Trên cơ sở các tấm can do bộ phận bình bản chuyển sang, chế bản có nhiệm vụ chế bản vào khuôn in nhôm kẽm, sau đó đem phơi qua bộ phận máy phơi bản ra những bản kẽm (khâu này tương đối quan trọng đối với chất lượng in vì phụ thuộc vào thời gian và chất lượng bản in phơi già hay non và in trên chất lượng giấy gì) sau đó chỉnh sửa lại bản in.
- Khâu in: Khi nhận được các chế bản khuôn kẽm do bộ phận chế bản chuyển sang, lúc này bộ phận như in Offset tiến hành in hàng loạt theo các chế bản khuôn in đó.
- Hoàn thiện sản phẩm: Khi nhận được các trang in của bộ phận in chuyển sang, bộ phận hoàn thiện sản phẩm sẽ tiến hành xén, đóng quyển, kiểm tra của phòng quản lý chất lượng (QM) thành phẩm và đóng gói nhập kho.
* Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm tại Công ty
Chất lượng của sản phẩm được kiểm tra thông qua cán bộ quản lý chất lượng của Công ty đảm nhận, xem xét xem sản phẩm hoàn thành có đáp ứng đúng yêu cầu của các đơn đặt hàng do khách hàng đặt ra hay không? Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất ra sản phẩm in, công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm phát hiện ra sai lỗi của sản phẩm thì sẽ báo cáo với cán bộ quản lý chất lượng.
Hình 4.6: Sơ đồ quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm
Nhìn chung ở mỗi công đoạn của quá trình sản xuất đều đã có sự kiểm tra về mặt chất lượng đối với các bán thành phẩm và thành phẩm. Nhưng mới chỉ kiểm tra một cách đơn giản và theo trực giác, kinh nghiệm để đánh giá chất lượng sản phẩm. Cán bộ quản lý chất lượng chỉ ghi những gì mình nhìn thấy và phản ánh trực tiếp lên cấp liên quan, mà chưa có biện pháp cụ thể để xử lý và khắc phục. Và những sản phẩm sau khi phát hiện ra những sai lỗi thì đa số đều phải vứt bỏ và không thể sử dụng được. Do vậy, phải kiểm tra kỹ lưỡng từ khâu nhận thông tin từ sản phẩm của khách hàng đến khâu in ra sản phẩm. Bên cạnh đó, giữa các khâu của quá trình sản xuất sản phẩm chưa có sự trao đổi thông tin và liên kết với nhau một cách kỹ lưỡng của các công nhân viên.