Lãi suất thường xuyên thay đổi

Một phần của tài liệu Một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng cho hộ nông dân trên địa bàn huyện tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Quảng Xương - Thanh Hóa (Trang 81)

Lãi suất tín dụng là tỷ lệ % giữa số tiền thu được với số tiền cho vay. Lãi suất cho vay được xác định trên cơ sở chi phí quản lý của ngân hàng, lợi nhuận của ngân

hàng và khung lãi suất của NHNN.

Lãi suất cho vay là một yếu tố quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Việc thường xuyên thay đổi các mức lãi suất từ phía NHNN là một trong những

nguyên nhân gây nên rủi ro cho các hộ nơng dân cũng như ngân hàng trong việc

kinh doanh tín dụng. Những năm gần đây, trong HĐTD với các hộ vay vốn, ngân hàng thường phải kèm theo một “ Thoả thuận lãi suất tiền vay theo cơ chế thả nổi ”

để thoả thuận việc lãi suất cho vay cĩ thể thay đổi khi cĩ sự điều chỉnh từ phía nhà

nước. Tuy nhiên, khơng phải hộ vay vốn nào cũng hiểu và chấp nhận điều này. Nhà

nước đưa ra biên độ dao động lãi suất đối với từng TCTD và tuỳ thuộc vào thời hạn

70

chi nhánh, sở giao dịch và các phịng nghiệp vụ của ngân hàng giám sát chặt chẽ, áp

dụng lãi suất hợp lý, linh hoạt để đảm bảo bù đắp các khoản chi phí và khoản sinh

lời cần thiết cho hoạt động ngân hàng cĩ lãi, đồng thời tránh được những rủi ro

trong việc thu hồi vốn cho vay.

Tại NHNo&PTNT Quảng Xương, hộ nơng dân được vay vốn với các mức

lãi suất như sau:

Bảng 2.27: Lãi suất cho vay hộ nơng dân

ĐVT:%/tháng

Thời hạn Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Ngắn hạn 1,1 1,15 1,15

Trung hạn 1,2 1,25 1,25

(Nguồn: Phịng tín dụng – kinh doanh)

Lãi suất cho vay thường gắn với thị trường, vì vậy qua các năm đều cĩ sự điều chỉnh phù hợp với sự thay đổi của thị trường, đặc biệt là phù hợp với tỷ lệ lạm

phát của nền kinh tế. Ngân hàng nơng nghiệp cĩ đối tượng phục vụ chính là hộ sản

xuất nơng nghiệp nên lãi suất mà NHNo&PTNT Quảng Xương cùng tồn hệ thống NHNo&PTNT đưa ra là mức lãi suất đã cĩ mức ưu đãi đối với ngành nơng nghiệp.

Mặc dù NHCSXH cĩ mức cho vay với lãi suất thấp hơn nhiều (0.65%), nhưng đối

với đa số các nơng hộ, NHNo&PTNT vẫn là nơi đáp ứng vốn cho bà con kịp thời

với lãi suất cĩ thể chấp nhận được. Vì vậy, mặc dù cĩ sự cạnh tranh gay gắt của các TCTD khác nhưng NHNo&PTNT Quảng Xương vẫn giữ được thị phần ổn định,

chủ lực trong thị trường tài chính nơng thơn huyện nhà. Tuy nhiên, việc áp dụng

mức lãi suất cho vay theo cơ chế thả nổi đã khiến cho mối quan hệ giữa người nơng

dân và ngân hàng gặp khơng ít rắc rối trong những năm vừa qua:

Ngày 20/01/2007, bà Nguyễn Thị Lan, thơn Vực 2 xã Quảng Yên, làm việc

tại Đội thi hành án huyện, vay vốn của ngân hàng phục vụ phương án chăn nuơi.

Mức vốn mà bà Lan vay là 20 triệu đồng, thời hạn 36 tháng, lãi suất 1,1%/tháng.

Đến ngày 11/06/2007, do ngân hàng cấp trên điều chỉnh mức lãi suất nên buộc

71

1,1%/tháng lên 1,15%/tháng. Cán bộ tín dụng đã gặp bà Lan để thoả thuận mức lãi suất mới từ ngày 11/06/2007. Cán bộ tín dụng đến gặp bà Lan tại gia đình, trong lúc

bà cùng gia đình đang ăn cơm, nên cán bộ tín dụng chỉ giải thích sơ qua rồi đề nghị

bà Lan ký vào Thỏa thuận điều chỉnh lãi suất (xem Phụ lục 2) và bà đã ký. Tuy

nhiên, ngày hơm sau, bà Lan đã lên trụ sở ngân hàng và yêu cầu hủy bỏ hợp đồng

vay vốn của bà với lý do “ngân hàng đã lừa khách hàng”. Bà Lan cho rằng, cán bộ

ngân hàng đã lợi dụng lúc bà đang ăn cơm để yêu cầu bà ký vào hợp đồng thay đổi

lãi suất và ngân hàng đã lừa dối bà vì trước đây, ngân hàng cho vay với lãi suất khác

cịn bây giờ lại cho vay với mức lãi suất khác. Bà Lan yêu cầu ngân hàng phải thay đổi mức lãi suất, trở lại với mức lãi suất ban đầu, tuy nhiên ngân hàng khơng đồng

ý. Vì vậy, trong những tháng phải trả lãi, bà Lan khơng thực hiện nghĩa vụ trả lãi vay cho ngân hàng. Cán bộ tín dụng đã nhiều lần tìm gặp đơn đốc trả nợ nhưng bà

Lan cố tình khơng thực hiện. Đến nay, mĩn nợ của bà Lan vẫn chưa được giải quyết

một cách “sạch sẽ”.

Rất nhiều trường hợp tương tự đã xảy ra, gây nên nhiều mĩn nợ mà hộ vay

vốn cố tình chây ỳ khơng trả nợ cho ngân hàng với lí do “lãi suất cho vay lừa gạt”. Ở đây, nguyên nhân sâu xa nhất vẫn là sự thay đổi lãi suất cơ bản từ phía nhà nước,

tuy nhiên cũng khơng thể phủ nhận những nguyên nhân do các hộ nơng dân vay vốn

và sai sĩt của NHNo&PTNT Quảng Xương trong việc tiếp cận khách hàng.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng cho hộ nông dân trên địa bàn huyện tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Quảng Xương - Thanh Hóa (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)