Tiêu chí đánh giá bài tập nhóm (Thảo luận nhóm)

Một phần của tài liệu đề cương chi tiết tập bài giảng thông tin học đại cương (Trang 70)

Thứ tự Tiêu chí đánh giá Tỷ lệ đánh giá

1 - Trình bày sạch đẹp, đúng mẫu, thể hiện sự nghiêm túc

15%

2 - Nội dung đầy đủ. Có tư duy sáng tạo, đúng hướng nội dung thảo luận

- Lập luận chặt chẽ, sáng tạo, đúng nội dung, nhận xét sắc sảo

- Có sự liên hệ, vận dụng từ thực tiễn

- Có tính khái quát khi nêu vấn đề và lý giải sát với thực tiễn

60%

3 Thuyết trình mạch lạc, dễ hiểu 10%

4 - Kết quả nghiên cứu thảo luận có ý kiến đầy đủ của tất cả thành viên trong nhóm và có phần tổng kết của nhóm.

- Nộp đúng hạn

15%

- Tiêu chí đánh giá bài kiểm tra giữa kỳ và tiểu luận cuối kỳ:

Thứ tự Tiêu chí đánh giá Tỷ lệ đánh giá

1

- Cấu trúc cân đối, cẩn thận, thể hiện sự nghiêm túc

2 - Văn phong trong sáng, dễ hiểu 10% 3 - Nội dung: Nội dung đầy đủ ,thể hiện khả năng

nhận thức vấn đề và tư duy logic trong giải quyết vấn đề. Sáng tạo và ứng dụng tốt các lý thuyết thông tin học vào thực tiễn.

65%

4 Trình bày báo cáo đúng mẫu và đẹp, nộp đúng hạn

10%

* Tổ chức, trách nhiệm của Bộ môn và GV đánh giá

Trách nhiệm của Bộ môn Trách nhiệm của GV

- Bộ môn kiểm tra và nghiệm thu khi hoàn thành tín chỉ;

- Bộ môn kiểm tra và nghiệm thu khi giảng viên hoàn thành 50% học phần báo cáo khoa cho thi giữa học phần;

- Bộ môn kiểm tra và nghiệm thu khi giảng viên hoàn thành học phần báo cáo khoa và phòng quản lý đào tạo cho thi hết học phần

- Chuẩn bị bài giảng, Hướng dẫn nội dung bài học

- Quản lý lớp học

- Giải đáp, tư vấn, đánh giá, nhận xét - Chấm điểm và nộp các bài đánh giá của SV cho GV phụ trách học phần

2.2. T ín chỉ 2: Xử lý thông tin, lưu trữ, tìm kiếm thông tin và các hệ thống thông tin

Bài 1: Xử lý thông tin và các sản phẩm, dịch vụ phổ biến thông tin *Kiến thức cốt lõi

1.1. Mô tả thư mục

1.1.1. Khái niệm chung về mô tả thư mục

Mô tả thư mục: vừa là một công đoạn xử lý thông tin vừa là một sản phẩm thông tin.

Với tư cách là một sản phẩm, người ta gọi là chỉ dẫn thư mục, nó bao gồm một tập hợp các chỉ dẫn nhằm cung cấp một mô tả duy nhất và chính xác nhất của tài liệu và được xem như một vật mang tin.

Với tư cách là một công đoạn xử lý thông tin, người ta gọi là công tác biên mục. Mô tả thư mục là bước đầu tiên của việc xử lý tài liệu, nhờ đó những chỉ dẫn được rút ra và được trình bày theo một quy tắc chặt chẽ.

Mô tả thư mục gồm các công việc sau:

- Khảo sát tài liệu để xác định một số dữ liệu nêu lên những đặc trưng hình thức của tài liệu (tác giả, nhan đề, các yếu tố xuất bản, số trang,...)

- Ghi các dữ liệu này trên một vật mang tin nhất định (phiếu, tờ nhập tin) theo các quy định và tiêu chuẩn được xác lập trên phạm vi quốc tế để khai thác sau này.

*Mục đích

Mục đích của việc mô tả thư mục là cung cấp cho tài liệu một mô tả duy nhất, không mơ hồ, nó giúp chúng ta cùng một lúc có thể xác định được tài liệu, sắp xếp chúng, đưa chúng vào các bộ phiếu và tìm kiếm các tài liệu đó một cách dễ dàng khi có yêu cầu.

1.1.2. Các vùng dữ liệu

- Mô tả thư mục bao gồm các vùng dữ liệu. Đó là những tập con của các dữ liệu ứng với các loại chỉ dẫn riêng biệt, mà mỗi yếu tố của nó mô tả một khía cạnh của tài liệu. Các vùng được sắp xếp theo một trật tự logic .

- Các vùng dữ liệu này khác nhau đối với các loại hình tài liệu khác nhau Với các tài liệu văn bản người ta xác định có khoảng 15 vùng dữ liệu.

Các chỉ dẫn của sách chuyên khảo được mô tả theo ISBD bao gồm các vùng sau: Tên sách và tác giả; xuất bản; Địa chỉ; Đặc trưng số lượng; tùng thư; phụ chú; ISBN, bìa và giá.

Các ấn phẩm định kỳ có các vùng sau: Tên Tạp chí và tác giả; xuất bản; số thứ tự; Địa chỉ; Đặc trưng số lượng; tùng thư; phụ chú; ISBN, khoá tiêu đề và giá.

1.1.3. Phương pháp mô tả thư mục

Việc mô tả thư mục được tiến hành theo các bước sau: - Làm quen với tài liệu

- Xác định loại hình tài liệu và các qui tắc có thể áp dụng trong trường hợp đặc biệt.

- Xác định mức độ thư mục cần phải xử lý.

- Xác định các dữ liệu cần thiết theo thứ tự các vùng mà các chuẩn và format đã qui định.

- Ghi lại các dữ liệu này theo các chuẩn và format đã qui định

- Kiểm tra tính đúng đắn của mô tả và tính tương hợp theo các chuẩn đã qui định

- Chuyển các mô tả cho bộ phận in và các bước tiếp theo.

Các dữ liệu thư mục được rút ra chủ yếu từ tài liệu gốc và cả nguồn phụ bên ngoài khi cần thiết. Không thể lập những dữ liệu mà chưa xác định được tính xác thực của nó.

1.1.4. Các quy tắc mô tả thư mục

Quy tắc mô tả thư mục quốc tế quốc tế ISBD (Internationnal Standard Bibliographic Description)

Cấu trúc của ISBD gồm có 8 vùng mô tả và hệ thống dấu quy định: - Các vùng mô tả trong ISBD:

Vùng 1: Vùng nhan đề và các thông tin trách nhiệm (Nhan đề chính, nhan đề song song, thông tin liên quan đến nhan đề, các thông tin về trách nhiệm)

Vùng 3: Vùng thông tin đặc thù (Các thông tin đặc trưng cho một số loại hình tài liệu như: Các ấn phẩm định kỳ, các tài liệu chuyên dạng,…

Vùng 4: Vùng địa chỉ xuất bản (Nơi xuất bản, nhà xuất bản, năm xuất bản)

Vùng 5: Vùng mô tả vật lý hay đặc trưng số lượng vật lý (Số trang, minh họa, khổ cỡ của tư liệu và các tài liệu đi kèm theo

Vùng 6: Vùng tùng thư (nhan đề tùng thư, chỉ số ISSN của xuất bản, số thứ tự cuốn sách trong tùng thư)

Vùng 7: Vùng phụ chú

Vùng 8: Vùng chỉ số ISBN, ISSN và điều kiện có được tài liệu.

Một phần của tài liệu đề cương chi tiết tập bài giảng thông tin học đại cương (Trang 70)