Tài liệu khoa học kỹ thuật và quy luật phát triển của nó

Một phần của tài liệu đề cương chi tiết tập bài giảng thông tin học đại cương (Trang 60)

- Theo quan điểm của lý thuyết thông tin (Information Theory): Thông tin là sự loại trừ tính bất định của hiện thực tự nhiên

3.3. Tài liệu khoa học kỹ thuật và quy luật phát triển của nó

3.3.1. Định nghĩa và vai trò của tài liệu khoa học kỹ thuật

 Định nghĩa

Tài liệu Khoa học kỹ thuật (KHKT) là đối tượng vật chất ghi cố định các thông tin KHKT để lưu truyền trong không gian và thời gian. Là bộ phận không thể tách rời trong hoạt động KHKT, là thành phần quan trọng nhất trong hệ thống giao lưu khoa học.

 Vai trò của tài liệu khoa học kỹ thuật

Tài liệu KHKT là công cụ ghi cố định các kết quả của các công trình nghiên cứu và triển khai, ghi lại các sáng chế phát minh, các kinh nghiệm sản xuất tiên tiến, các công nghệ mới được áp dụng, các kết quả thí nghiệm

Tài liệu KHKT là phương tiện tốt nhất để lưu trữ và phổ biến thông tin khoa học kỹ thuật theo không gian và thời gian.

Tài liệu KHKT là phương tiện chính để xác nhận quyền sở hữu các kết quả nghiên cứu khoa học, xác nhận quyền sáng chế pháp minh và do đó là phương tiện để khuyến khích sáng tạo khoa học.

Số lượng và chất lượng của tài liệu KHKT là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá thành quả hoạt động sáng tạo KHKT và đánh giá trình độ khoa học của một đất nước.

3.3.2. Quy luật phátt triển của tài liệu khoa học kỹ thuật

- Tài liệu khoa học kỹ thuật ngày càng gia tăng

- Tài liệu khoa học kỹ thuật vừa tập trung, vừa tản mạn - Quy luật về thời gian hữu ích và tính lỗi thời của tài liệu

 Tài liệu khoa học kỹ thuật ngày càng gia tăng

Hiện nay số nhà khoa học kỹ thuật chiếm tới 90 % tổng số các nhà khoa học của nhân loại từ trước đến nay. Hệ quả tất yếu là sản phẩm của họ, các tài liệu khoa học kỹ thuật cũng tăng lên.

Số lượng nhà KH 10.000.000 1.000.00 0 100.000 10.000 1000

Hình 5 : Sơ đồ gia tăng các nhà khoa học

Hình 6: Sơ đồ gia tăng số lượng báo

Hình 7: Sơ đồ gia tăng số lượng tạp chí

Số lượng tạp chí 165.000 96.000 6.000 1932 1981 1996 Năm Số lượng báo 1.000.000 100.000 10.000 1000 1850 1900 1975 nay Năm

Ngày nay, mỗi ngày trên thế giới có khoảng 2000 trang tạp chí Khoa học kỹ thuật được in ra

Sự gia tăng tài liệu đòi hỏi các cơ quan thông tin phải chọn lọc những tài liệu có giá trị về khoa học và nghệ thuật đồng thời phải phù hợp với chức năng nhiệm vụ của người dùng tin. Như thế sẽ giảm được số lũy thừa gia tăng bên ngoài.

Điều này chỉ thực hiện được bằng cách các cơ quan thông tin phải tăng cường khâu chọn lọc và xử lý tài liệu, xây dựng các hệ thống thông tin tự động hóa và mở rộng mạng lưới thông tin quốc gia và quốc tế.

 Quy luật về sự tập trung và tản mạn thông tin

Quy luật này hình thành do đặc điểm phân hoá và tổng hợp khoa học của sự phát triển khoa học hiện đại, dẫn đến sự phân hoá chuyên môn hẹp.

Năm 1920 qua thống kê, nhà thư viện học người Anh Bradford thấy rằng nếu sắp xếp số tạp chí khoa học theo thứ tự giảm dần số bài báo về một chuyên ngành nào đó thì trong danh sách nhận được ta có thể tìm thấy các “tạp chí hạt nhân”. Số tạp chí này không lớn chỉ chiếm khoảng 10 – 15% số tạp chí nhưng chứa đựng tời 90% số bài báo liên quan đến ngành đó.

Nhìn vào biểu đồ ta thấy chỉ có khoảng 10 – 15% số tạp chí là có hiệu suất cao, chúng chứa đựng hầu hết các bài báo về một chuyên ngành nào đó.

Nhờ xác định các tạp chí hạt nhân, người ta xây dựng được danh mục các tạp chí cần mua một cách hợp lý và tránh được lãng phí. Qua thực tế ta thấy tỷ lệ sau đây là thích hợp.

Từ 10 đến 15% tạp chí chuyên ngành Từ 25 đến 30% tạp chí liên quan

 Quy luật về thời gian hữu ích và tính lỗi thời của tài liệu

Thời gian hữu ích hay tuổi thọ của tài liệu khoa học kỹ thuật phụ thuộc vào lĩnh vực tri thức và giá trị nội dung của tài liệu, cũng phụ thuộc vào tính thời sự và khả năng tương thích của nó đối với tình trạng của tri thức và nhu cầu của người dùng tin.

Tuổi thọ của tài liệu được tính từ khi tài liệu được công bố, phát hành đến khi nó không được sử dụng nữa, vì vậy tuổi thọ của tài liệu là khác nhau.

Bảng thống kê người ta có thể tính như sau : + Tài liệu công nghệ : 4,8 năm

Tần suất cộng dồn số báo

Tần suất cộng dồn số tạp chí

+ Tài liệu địa lý : 16 năm + Tài liệu toán học : 10,5 năm

Người ta gọi nửa đời của tài liệu là khoảng thời gian từ khi tài liệu được công bố cho đến lúc nó được sử dụng nhiều nhất sau đó giá trị của tài liệu được giảm dần.

Việc tìm ra các quy luật có vai trò hết sức quan trọng đối với các cơ quan thông tin thư viện, vì nó đặt ra các yêu cầu thu thập tài liệu, lựa chọn, xử lý tài liệu, hoạt động giao lưu thông tin.

3.4. Nguồn thông tin điện tử - thông tin số

- Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động thông tin tư liệu, đặc biệt việc sử dụng kỹ thuật số để biểu diễn thông tin đã dẫn đến việc ra đời một nguồn thông tin mới, đó là nguồn thông tin số haycòn gọi là nguồn thông tin số .

Hình 9. Nửa đời của tài liệu 0 – t0

Có thể coi thông tin điện tử là tất cả các thông tin được xử lý, lưu trữ và truy cập trên máy tính hay trên mạng máy tính. Nó được lưu trữ trên các mang tin điện tử như các băng từ, đĩa từ, đĩa quang. Chúng tạo thành nguồn tài liệu điện tử.

- Các CSDL do đơn vị thông tin xây dựng là thông tin điện tử quan trọng có thể truy cập trực tiếp trên máy tính

* Thông tin điện tử bao gồm:

+ Các CSDL chuyên ngành, đa ngành lưu trữ trên các băng từ, đĩa từ, đĩa quang CD-ROM.

+ Các CSDL trực tuyến do các cơ quan thông tin xây dựng, muốn sử dụng phải đăng ký với một sever để truy cập

+ Bản tin điện tử, do một cơ quan phát hành, thường đặt trong trang chủ của đơn vị mình trên mạng Internet.

+ Báo và tạp chí điện tử, được ấn hành trên mạng Internet.

+ Các Website trên Internet, chứa thông tin về cơ quan hành chính,sự nghiệp….

+ Các cơ sở tri thức, chứa hệ thống các luật dùng để xác định và thay đổi các mối quan hệ giữa các sự kiện đầu vào.

* Các yêu cầu đối với tài liệu điện tử

- Thiết kế trình bày đẹp, thẩm mỹ - Dễ đọc, dễ xem

- Bảo đảm tính tòan vẹn của bản đồ, minh họa, công thức tóan học - Có khả năng tìm kiếm tòan văn bên trong tài liệu

- Có khả năng in tòan bộ hoặc một phần của tài liệu * Các đặc trưng của thông tin điện tử

- Có mật độ thông tin cao

- Thông tin luôn mới nhờ tính cập nhật nhanh, thường xuyên và kịp thời - Thông tin có thể lưu trữ ở nhiều dạng khác nhau

- Có thể truy cập ở nhiều dấu hiệu khác nhau

- Có khả năng truy cập từ xa không giới hạn về thời gian và không gian

- Tạo khả năng cho người dùng tin có thể tiếp cận được tác giả thông qua kênh thông tin phản hồi.

*Kiến thức mở rộng Bài 3

- Tìm hiểu và đánh giá vai trò tài liệu trong các cơ quan thông tin

- Các ưu điểm và nhược điểm của nguồn thông tin số, để khắc phục các nhược điểm của nguồn thông tin số chúng ta cần phải làm gì.

Một phần của tài liệu đề cương chi tiết tập bài giảng thông tin học đại cương (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w