- Theo quan điểm của lý thuyết thông tin (Information Theory): Thông tin là sự loại trừ tính bất định của hiện thực tự nhiên
2.1.2. Thông tin là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế và sản xuất
- Mọi hoạt động kinh tế và sản xuất đều cần đến thông tin.
- Từ giữa thế kỷ XX, nền sản xuất công nghiệp và kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ, nhiều nhu cầu thông tin và xử lý thông tin mới nảy sinh nhanh chóng và đòi hỏi được đáp ứng kịp thời, do đó vai trò của thông tin trong kinh tế ngày càng quan trọng.
+ Nguồn nhân lực + Nguồn vật liệu + Máy móc, thiết bị + Nguồn vốn
+ Sự quản lý (sắp xếp nhân lực, quản lý, giám sát kiểm tra…)
+ Thông tin chính là nguồn lực thứ sáu của mỗi nền kinh tế, là nguồn lực có sức mạnh cạnh tranh, nó tác động liên kết các nguồn lực trên theo một phương thức tương tác tối ưu nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong mỗi hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Trong điều kiện cuộc cách mạng KH&CN hiện nay, Khoa học, kỹ thuật và sản xuất có quan hệ khăng khít với nhau tạo thành chu trình: “Khoa học –Kỹ thuật -sản xuất” và thực chất của mối quan hệ này chính là sự trao đổi thông tin. Như vậy, thông tin có thể coi là bộ phận cấu thành của chu trình “KH-KT-SX" , góp phần rút ngắn qúa trình từ nghiên cứu đến sản xuất và nâng cao hiệu quả của các quá trình hoạt động này.
Chu trình “ Khoa học - Kỹ thuật-sản xuất” thông qua tác động của quản lý được A. D. Urxul thể hiện bằng mô hình sau:
KH KT
QL L
Hình 3: Chu trình “Khoa học- Kỹ thuật-sản xuất”
Qua sơ đồ chúng ta có thể hiểu: Sự liên hệ giữa thông tin và máy móc trong sản xuất mang tính hai chiều, đó là thông tin được sử dụng để điều hành máy móc và máy móc lại lưu giữ thông tin trong quá trình sản xuất, chế biến tạo ra thông tin mới phục vụ cho việc ra quyết định điều hành sản xuất mới.