- Theo quan điểm của lý thuyết thông tin (Information Theory): Thông tin là sự loại trừ tính bất định của hiện thực tự nhiên
1.3.2. Mối quan hệ giữa thông tin học và các khoa học liên quan
* Thư viện học : nghiên cứu những quy luật phát triển của công tác TV như là một hiện tượng xã hội liên quan đến việc sử dụng kho tàng sách, báo phục vụ lợi ích của xã hội.
* Thư mục học: nghiên cứu những quy luật phát triển lịch sử, lý luận, phương pháp nội dung của hoạt động TM. Nhiệm vụ: Tổ chức phương tiện tra cứu, phục vụ phương tiện tra cứu cho người dùng tin, biên soạn TM tra cứu.
Đặc điểm chung của 3 lĩnh vực hoạt động Thư viện học, thư mục học và thông tin học là:
+ Cùng chung mục đích: Khai thác kho TL sách, báo để phục vụ người dùng tin, bạn đọc...phục vụ lợi ích xã hội.
+ Cùng cơ sở hoạt động: đều là kho TL và các nguồn tin. + Một số thao tác cả 3 cùng sử dụng: Mô tả TL, phân loại TL..
+ Đối tượng người dùng tin: có thể đến các TV và các các trung tâm TT. + Các dịch vụ, sản phẩm TT cũng giống nhau: phục vụ tìm tin trực tuyến…
* Lý thuyết thông tin
Lý thuyết thông tin (Information theory) là lý thuyết liên quan đến các định luật toán học chi phối việc truyền, tiếp nhận và xử lý thông tin hay nó đề cập đến vấn đề đo số lượng thông tin, biểu diễn thông tin và khả năng của các hệ thống truyền thông có nhiệm vụ truyền, nhận và xử lý thông tin.
* Lý thuyết mã hóa (Coding theory)
Là khoa học nghiên cứu về các hệ thống dấu hiệu, cùng với những tính chất, quy luật cơ bản của các hệ thống này và các hình thức mã hóa. Các hệ thống đó cụ thể là: Các ngôn ngữ nhân tạo, các hệ thống đánh móoc-xơ , các hệ thống mã nhị phân dùng trong máy tính điện tử….
* Điều khiển học:
Điều khiển học (Cybernetics) là khoa học tổng quát về các quá trình điều khiển, xuất hiện do nhu cầu tự động hóa nền sản xuất hiện đại.
* Ngôn ngữ học (Linguistics)
Là khoa học nghiên cứu về ngôn ngữ. Đó là những nghiên cứu về tiếng nói, chữ viết và ngữ pháp của một ngôn ngữ cụ thể, về mối quan hệ giữa các ngôn ngữ hay các đặc trưng phổ biến của các ngôn ngữ. Nó cũng có thể nghiên cứu các khía cạnh xã hội và tâm lý của truyền thông.
*Tin học (Informatic)
Là khoa học về sự xử lý thông tin một cách hợp lý và tự động bằng cách sử dụng các thiết bị kĩ thuật hiện đại mà chủ yếu là máy tính điện tử (phần cứng) và các chương trình máy tính (phần mềm).
*Kiến thức mở rộng Bài 1
- Mối quan hệ giữa thông tin, dữ liệu và tri thức
-Kiến thức thực tế hoạt động thông tin – tư liệu của một cơ quan thông tin cụ thể. - Các yêu cầu của Thông tin khoa học khi khoa học kỹ thuật phát triển, các ngành khoa học mới ra đời.
Bài 2: Thông tin và tiến bộ xã hội * Kiến thức cốt lõi:
2.1.Vai trò của Thông tin