Phân tích tình hình đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ công nghiệp Nhật Minh (Trang 29)

Đầu tư phát triển nguồn nhân lực là một hoạt động có vai trò vô cùng quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Yếu tố con người luôn được coi là cội rễ của sự phát triển, quyết định kết quả của hoạt động kinh doanh. Vì vậy, đầu tư phát triển con người là hình thức đầu tư không thể thiếu cho mọi lĩnh vực, mọi hoạt động. Con người tạo nên

họ tạo ra là một phương tiện để thu được hiệu quả cao trong công việc nhưng không thể thay được con người . Chất lượng nguồn nhân lực thể hiện năng lực của một doanh nghiệp, một nền kinh tế, một quốc gia. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực là một hình thức đầu tư hướng đến sự phát triển lâu dài, bền vững.

Tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ công nghiệp Nhật Minh vấn đề nguồn nhân lực được xếp hàng đầu trong mọi hoạt động đầu tư phát triển. Ngay từ ngày thành lập công ty đã xác đinh chiến lược phát triển công ty lấy yếu tố con người làm cơ sở và động lực phát triển. Nhằm không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty đã và đang từng bước xây dựng một cơ chế tuyển dụng, đào tạo khoa học. Tạo điều kiện cho nhân viên công ty có được môi trường làm việc lành mạnh, chuyên nghiệp nhất. Nhờ đó, trong những năm qua chất lượng nguồn nhân lực tại Nhật Minh đã liên tục tăng. Tuy nhiên, do nguồn vốn đầu tư cho hoạt động này còn hạn chế, cũng như còn tồn tại một số bất cập trong khâu đào tạo cho nên sự phát triển của nguồn nhân lực về mặt chất lượng còn chưa được như mục tiêu đề ra.

Để xem xét tỷ trọng vốn đầu tư cho nguồn nhân lực ta cùng xem xét bảng thống kê lượng vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực trong một số năm qua như sau:

Bảng 1.4 Vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực tại công tygiai đoạn 2006-2011

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Tổng vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân

lực 1.36 2.43 2.92 3.08 3.71 4.48

Chi phí tuyển dụng 0.13 0.18 0.21 0.2 0.22 0.35

Chi phí đào tạo 0.2 0.49 0.58 0.6 0.74 0.8

Chi phí đầu tư cải thiện môi trường làm

việc 0.07 0.09 0.12 0.14 0.21 0.3

Tiền lương 0.8 1.4 1.7 1.8 2.1 2.5

Chi phí đóng BHXH 0.16 0.27 0.31 0.34 0.44 0.53

Nguồn: Phòng kế toán

Nguồn vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực được phân bổ cho các nội dung như đầu tư cho tuyển dụng, đào tạo, cải thiện môi trường làm việc, tiền lương và các

chi phí BHXH. Theo bảng trên ta có thể thấy tổng vốn đầu tư cho PTNNL đang tăng hằng năm trong đó tăng đều ở các nội dung đầu tư. Đầu tư cho vấn đề tiền lương của người lao động được chú trọng hàng đầu và chiếm một lượng vốn lớn. Với phương châm coi việc trả lương đúng và đủ cho người lao động cũng là một hình thức ĐTPT, công ty Nhật Minh đã không ngừng nỗ lực để đưa ra một chế độ tiền lương hợp lí, khuyến khích người lao động làm việc hiệu quả. Về cơ cấu vốn đầu tư PTNNL có thể theo dõi chi tiết ở bảng sau:

Bảng 1.5 Cơ cấu nguồn vốn ĐTPT NNL tại công ty giai đoạn 2006-2011 Đơn vị: %

Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Tổng vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực

100 100 100 100 100 100

Chi phí tuyển dụng 9.56 7.41 7.19 6.49 5.93 7.81 Chi phí đào tạo 14.71 20.16 19.86 19.48 19.95 17.86 Chi phí đầu tư cải thiện

môi trường làm việc 5.15 3.70 4.11 4.55 5.66 6.70 Tiền lương 58.82 57.61 58.22 58.44 56.60 55.80 Chi phí đóng BHXH 11.76 11.11 10.62 11.04 11.86 11.83

Nguồn: Phòng kế toán

So với quy mô công ty thì nguồn vốn đầu tư cho nguồn nhân lực như vậy là khá lớn được phân bổ cho các hạng mục như tuyển dụng, đào tạo, phúc lợi. Nguồn vốn này đang tăng dần thể hiện công ty đang ngày càng quan tâm đến vấn đề chất lượng nguồn nhân lực. Tính riêng tổng nguồn vốn đầu tư cho phát triển NNL năm 2011 đã đạt 4.48 tỷ đồng và tăng so với 2006 3.12 tỷ đống tướng ứng với mức tăng tương đối là 229.4%. Chi phí cho tiền lương chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn đầu tư cho nguồn nhân lực, tiếp đến là chi phí đào tạo rồi đến các chi phí đóng BHXH. Công ty Nhật Minh đã lập kế hoạch tuyển dụng và đào tạo một cách khoa học và bài bản. Hàng năm công ty đã tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, tạo điều kiện cho các cán bộ công nhân

viên trong công ty nâng cao năng lực làm việc của mình. Trong những năm qua, số lượng, chất lượng nguồn nhân lực của công ty có sự biến đổi thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1.6 Số lượng và trình độ nguồn nhân lực của công ty

Đơn vị: Người

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Đại học và sau đại học 13 18 24 26 30 35

Cao đẳng và trung cấp 25 27 36 39 45 50

Công nhân lành nghề - 20 32 33 35 58

Công nhân thời vụ 2 37 41 47 50 64

Tổng 40 102 133 145 160 207

Nguồn: Phòng kế toán

Lượng lao động của công ty hằng năm đều tăng do công ty luôn tiếp có những đợt tuyển dụng để bổ sung nguồn nhân lực. Nhìn vào bảng số liệu có thể nhận thấy năm 2006 số lượng cán bộ công nhân viên của công ty là 40 người thì năm 2007 đã là 102 và năm 2011 là 207 người. Về cơ cấu nguồn lao động năm 2006, công ty chưa tiến hành hoạt động sản xuất nên không thuê công nhân sản xuất. Khi đó tỷ trọng nhân viên có trình độ đại học và sau đại học chiếm 32,5%, cao đẳng và trung cấp chiếm 62.5% và công nhân thời vụ là 5%. Bước sang năm 2007, công ty tiến hành xây dựng cơ sở sản xuất nhân sự có sự thay đổi lớn khi số lượng cán bộ công nhân viên tăng 2.55 lần tuyển thêm 20 công nhân lành nghề và 37 công nhân thời vụ. Cơ cấu nguồn nhân lực vì thế mà cũng có sự thay đổi lớn, nguồn nhân lực có trình độ đại học và sau đại học chiếm 17.6%, cao đẳng và trung cấp chiếm 26.5%, công nhân lành nghề chiếm 19.6%, công nhân thời vụ 36.3. Đến năm 2011 quy mô sản xuất lại được mở rộng khi vận hành nhà máy sản xuất linh kiện nhựa điện tử. Lúc này cơ cấu nguồn nhân lực của công ty như sau:

Nguồn: Báo cáo công ty năm 2011

Biểu 1.2 Cơ cấu nguồn nhân lực công ty năm 2011

Nhìn vào biểu đồ thể hiện cơ cấu có thể rằng năm 2011 tỷ trọng công nhân thời vụ đang là lớn nhất, tiếp đó là cao đẳng và trung cấp và xếp cuối cùng chính là tỷ trọng của lao động có trình độ đại học và sau đại học. Đối với mọi doanh nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực đều đóng vai trò quan trọng. Chất lượng nguồn nhân lực tốt thể hiện doanh nghiệp đang phát triển bền vững. Tại công ty Nhật Minh dễ dàng nhận thấy rằng nguồn nhân lực chất lượng cao đang chiếm tỷ trọng thấp. Đối với một doanh nghiệp vừa chuyên về sản xuất, vừa chuyên về thương mại dịch vụ thì nguồn nhân lực chất lượng cao là không thể thiếu. Hoạt động sản xuất kinh doanh có hàm lượng kỹ thuật cao mà nguồn nhân lực lại không theo kịp chính là bất cấp lớn của công ty. Trong khi đó, kể cả những sản phẩm mà công ty kinh doanh là các sản phẩm cơ khí, cũng cần người có hiểu biết về kỹ thuật mới có thể kinh doanh được. Như vậy có thể nói rằng nguồn nhân lực của công ty chưa đảm bảo được yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực của công ty trong những năm qua dù chưa đạt nhiều thành tựu nổi bật, nhưng cũng không thể phủ nhận sự có gắng nâng cao nguồn lực này của ban quản lí công ty. Các nội dung của ĐTPT nguồn nhân lực được thực hiện ở công ty bao gồm:

a. Tuyểndụng

Nhằm tạo ra được một đội ngũ nhân viên phục vụ cho quá trình hoạt động của công ty, hằng năm công ty liên tục tổ chức tuyển dụng các vị trí khi có nhu cầu. Để lựa chọn được những ứng viên phù hợp nhất công ty đã tiến hành tuyển dụng một cách khoa học qua các bước cụ thể, đảm bảo những người được tuyển bao giờ cũng là những người có năng lực nhất. Quy trình tuyển dụng bao gồm các bước sau:

- Đăng tin tuyển dụng trên website của công ty và một số trang mạng uy tín khác. - Nhận hồ sơ và tiến hành lựa chọn hồ sơ phù hợp.

- Thông báo và thực hiện phỏng vấn trực tiếp với các ứng viên qua vòng hồ sơ. - Tiến hành thi nghiệp vụ để kiểm tra trình độ.

- Sắp xếp, bố trí công việc cho các ứng viên được lựa chọn.

Nhân viên mới được nhận vào công ty sẽ phải qua thời gian thử việc nhất định tùy vào tính chất của công việc. Trong thời gian này nhân viên mới được hướng dẫn làm quen với công việc cũng như tìm hiểu về những chiến lược chung của công ty, bên cạnh đó họ cũng chịu sự giám sát đánh giá của cấp trên. Nếu trong khoảng thời gian này, nhân viên mới không thể hiện được phong độ làm việc tốt, thường xuyên sai sót, không hoàn thành công việc được giao thì có thể bị sa thải. Nhân viên thử việc nếu vượt qua được giai đoạn thử thách này của công ty sẽ được kí hợp đồng làm việc lâu dài với công ty và sẽ lưu kết quả đã được xác nhận vào hồ sơ nhân sự. Trở thành nhân viên chính thức của công ty và được hưởng mọi quyền lợi như những nhân viên chính thức khác.

Bên cạnh việc tuyển dụng nhân sự chính thức, tùy vào tình hình sản xuất kinh doanh mà công ty còn tổ chức tuyển dụng nhân viên thời vụ. Những nhân viên này chủ yếu là lao động trực tiếp trong nhà máy sản xuất. Việc quản lí những loại lao động này công ty thực hiên kí kết hợp đồng theo đúng quy đinh của luật lao động. Những lao động này thường được tuyển tại khu vực dân cư quanh nhà máy sản xuất nên đa số đều là những trường hợp có kinh tế khó khăn. Do vậy công ty cũng thực hiện chính sách lương thưởng phù hợp để hỗ trợ cho cuộc sống của người lao động. Ngoài ra công ty cũng chú ý tìm ra những lao động có khả năng làm việc hiệu quả để đào tạo thêm trở thành nhân viên chính thức.

b.Đào tạo

Nhận thấy tầm quan trọng của nguồn nhân lực và sự cần thiết phải nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng tay nghề cho cán bộ công nhân viên nhằm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, công ty đã tiến hành hoạt động đào tạo theo nhiều nội dung. Cụ thể bao gồm những nội dung sau:

-Đào tạo nhân viên mới: mọi nhân viên mới được tuyển vào công ty đều được tham gia các lớp đào tạo nghiệp vụ. Ở đây họ được hướng dẫn bởi những người có kinh nghiệm, được trực tiếp làm những việc mà sau này họ phải làm. Trong thời gian này người lao động phần lớn thời gian phải xem người khác làm và theo, họ cũng sẽ được nhận một mức lương thử việc mà theo quy định của công ty thì bằng 70% lương chính thức. Khoảng thời gian này thường kéo dài từ 1 đến 3 tháng.

-Đào tạo nâng cao trình độ định kì cho nhân viên. Hằng năm, công ty tổ chức những đợt đào tạo bắt buộc đối với mọi nhân viên công ty. Họ sẽ phải tham gia những lớp học do công ty sắp xếp để được giảng dạy nâng cao trình độ chuyên môn cũng như tay nghề. Xuất phát từ sự phát triển nhanh chóng và không ngừng của công nghệ, việc tổ chức hình thức đào tạo này giúp cho mọi nhân viên có thể cập nhật những công nghệ mới, phù hợp với nhu cầu của công việc

-Hỗ trợ nhân viên tham gia các khóa đào tạo khác có liên quan đến việc phục vụ công việc: Trong trường hợp một số nhân viên có nhu cầu tham gia một số khóa đào tạo nhằm nâng cao trình độ học vấn và nghiệp vụ để có thể thăng tiến hơn trong công việc. Công ty sẽ xem xét hỗ trợ kinh phí học tập trong điều kiện người lao động đó có ý định gắn bó lâu dài với công ty. Công ty cũng chủ động cử một số nhân viên xuất sắc đi ra nước ngoài tham gia những khóa học của các chuyên gia nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân viên.

Công tác đào tạo là một trong những công tác được quan tâm nhất. Hiểu rõ tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, công ty TNHH TM & DV công nghiệp Nhật Minh đã không ngần ngại đầu tư cho quá trình này. Kết quả là trong những năm qua chất lượng nguồn nhân lực và số lượng nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công ty ngày càng tăng.

c.Công tác chăm sóc sức khỏe, y tế, cải thiện môi trường, điểu kiện làm việc cho người lao động

Nguồn nhân lực có chất lượng cao, phải là nguồn nhân lực có chất lượng cả về thể lực và trí lực. Nếu như hoạt động đầu tư cho đào tạo nhằm nâng cao tri thức, đổi mới tư duy hoàn thiện năng lực làm việc cho lực lượng lao động, thì y tế góp phần đảm bảo cho một cộng đồng khỏe mạnh. Chăm sóc sức khỏe cho người lao động là sự đầu tư lâu dài nhằm đảm bảo một nguồn nhân lực đẩy đủ sức khỏe tham gia hoạt động sản xuất. Hằng quý, công ty định kì tổ chức khám sức khỏe cho người lao động. Phát hiện sớm những trường hợp không đủ sức khỏe làm việc để có biện pháp giải quyết kịp thời. Bên cạnh đó, công ty cũng đầu tư cho sức khỏe của công nhân thông qua chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho một ngày làm việc của người lao động. Nhờ vậy, hiện theo đánh giá chung thì mặt bằng về sức khỏe của người lao động trong công ty Nhật Minh đều khá tốt, đảm bảo làm việc với năng suất cao nhất.

Cải thiện môi trường làm việc không những đem lại hiệu quả cao công việc mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động, chính điều này cũng tác động tích cực tới năng suất lao động hoạt động trong công ty nói riêng và sự phát triển xã hội nói chung. Hiểu được tầm quan trọng của công tác này, hiện nay công ty luôn có những chính sách để không ngừng cải thiện môi trường làm việc cho công nhân. Cụ thể là:

-Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho khối văn phòng, cũng như khu vực sản xuất. -Tổ chức các đợt mua sắm, cung cấp trang thiết bị phù hợp với điều kiện làm việc của công nhân

-Tổ chức các cuộc giao lưu (văn hóa, thể thao…) giữa các phân xưởng, phòng, chi nhánh của công ty, tạo điều kiện cho lao động có tinh thần hưng phấn, thoải mái hơn trong công việc.

Chính việc chú trọng đầu tư cho công tác y tế, cải thiện môi trường, điều kiện làm việc đã tạo ra hệ quả tích cực cho việc tăng năng suất lao động công nhân. Góp phần không nhỏ vào thành tựu phát triển của công ty qua từng năm.

d.Tiền lương

Đã từ lâu, vấn đề tiền lương là một trong những mối quan tâm hàng đầu của cả người lao động, đến các nhà quản lý, các chủ doanh nghiệp.

Mức lương được trả cho người lao động dựa trên quan hệ cung cầu và giá cả sức lao động trên thị trường. Đối với người lao động, tiền lương là thu nhập từ quá trình lao động của họ, phần thu nhập chủ yếu đối với đại đa số lao động trong xã hội. Phấn đấu nâng cao tiền lương là mục đích của hết thảy mọi người lao động. Mục đích này tạo ra

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ công nghiệp Nhật Minh (Trang 29)