TNHH TM & DV CÔNG NGHIỆP NHẬT MINH
2.1.1 Quan điểm và nguyên tắc phát triển tại công ty TNHH TM&DV công nghiệp Nhật Minh
Tuy là một công ty TNHH với quy mô nhỏ, lịch sử hoạt động chưa lâu nhưng ban điều hành từ những ngày thành lập đã thống nhất quan điểm chung về phát triển tại công ty TNHH TM&DV công nghiệp Nhật Minh. Quan điểm này được thể hiện cụ thể như sau:
-Phát triển bền vững trên cơ sở lấy sự thỏa mãn của khách hàng làm mục tiêu phấn đấu.
- Không ngừng mở rộng phạm vi lĩnh vực kinh doanh nhằm đưa thương hiệu Nhật Minh trở thành một thương hiệu mạnh trong nước và quốc tế.
- Giữ vững quan hệ hợp tác tốt đẹp với những đối tác sẵn có kết hợp với việc tìm kiếm những bạn hàng mới, tiếp cận cả những thị trường khó tính trong và ngoài nước.
- Tăng cường phát huy nội lực, coi nhân tố con người làm động lực phát triển kết hợp với việc áp dụng các công nghệ mới trong quá trình hoạt động quản lí và sản xuất.
Những quan điểm trên cần được nhất quán thực hiện dựa trên nguyên tắc sau: - Khách hàng là thượng đế.
- Phát triển hiệu quả, an toàn, bền vững.
- Đảm bảo uy tín, chất lượng của hàng hóa và dịch vụ.
- Xây dựng mô hình công ty với phương pháp quản lí tiên tiến. - Đảm bảo điều kiện làm việc tốt nhất cho công nhân viên. - Giữ vững và mở rộng thương hiệu của công ty.
2.1.2 Định hướng hoạt động ĐTPT tại công ty
Qua phân tích thực trạng hoạt động đầu tư phát triển tại công ty TNHH T & DV công nghiệp Nhật Minh ta thấy rằng hiện công ty đã đạt được một số thành tựu nhất định nhưng cũng còn nhiều hạn chế. Trong những năm tới, nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển, công ty đã định hướng cho hoạt động đầu tư phát triển tăng về cả chiều sâu lẫn chiều rộng. Cụ thể, trong cuộc họp tổng kết hiệu quả hoạt động công ty hằng năm đã thông qua định hướng cho hoạt động đầu tư phát triển như sau:
- Không ngừng mở rộng quy mô sản xuất của nhà máy sản xuất nhựa, đầu tư dây chuyền máy móc sản xuất hiện đại, tăng sản lượng sản xuất hằng năm từ đó tăng doanh thu cũng như lợi nhuận của công ty. Năm 2012 bắt đầu vận hành nhà máy sản xuất linh kiện nhựa chính xác nên đòi hỏi một dây chuyền công nghệ hiện đại và đội ngũ công nhân kỹ thuật có trình độ cao. Do vậy trong một vài năm tới cần không ngừng tăng huy động vốn, tuyển dụng thêm công nhân.
- Thực hiện hiệu quả các hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn, đảm bảo cung cấp đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặt mục tiêu đến quý IV năm 2012 quy mô vốn của công ty lên đến 70.000.000.000 đồng.
- Đầu tư phát triển nguồn nhân lực vẫn được chú trọng phát triển, phấn đấu tăng tỷ lệ đại học, cao đẳng trong khối nhân viên văn phòng, nâng cao tay nghề cho khối công nhân sản xuất. Đảm bảo đời sống và việc làm cho cán bộ,công nhân viên ,tăng cường hơn nữa công tác đầu tư phát triển nguồn nhân lực.
- Xây dựng củng cố thương hiệu Nhật Minh trên cả 2 mảng nhựa công nghiệp và dụng cụ cắt công nghiệp. Đàm phán hợp tác để trở thành đại lí phân phối sản phẩm của các công ty danh tiếng nước ngoài.
2.2 PHÂN TÍCH SWOT HOẠT ĐỘNG ĐTPT TẠI CÔNG TY TNHH TM & DV CÔNG NGHIỆP NHẬT MINH CÔNG NGHIỆP NHẬT MINH
2.2.1 Điểm mạnh
Điểm mạnh của công ty thể hiện ở một số mặt sau:
-Sau 8 năm đi vào hoạt động công ty đã xác lập được chỗ đứng trên thị trường nhựa và cơ khí. Các sản phẩm nhựa của công ty Nhật Minh đã có mặt trên phạm vi toàn quốc và được đánh giá cao về mặt chất lượng cũng như giá cả hợp lí. Công ty cũng đã
trở thành đại lý chính thức tại Việt Nam của các thương hiệu lớn như : Nidec Nissin, Trusco, … Sản phẩm nhựa và các sản phẩm cắt đang mang lại một nguồn lợi lớn cho công ty trong những năm qua.
-Nhà máy sản xuất với diện tích trên 5000m2 tại khu công nghiệp Hà Bình Phương, Thường Tín, Hà Nội đã được xây dựng và vận hành trong vòng 5 năm qua. Nhà máy được đầu tư dây chuyền hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến được nhập khẩu từ Nhật Bản. Hiện quy mô nhà máy đang đươc mở rông khi vận hành thêm xưởng sản xuất linh kiện nhựa kỹ thuật có độ chính xác cao. Đây là một bước tiến mới trong hoạt động sản xuất đối với công ty nói riêng và đối với sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ trong nước nói chung. Sắp tới, công ty sẽ là bạn hàng tin cậy của các thương hiệu lớn nhứ Canon, Samsung, Yamaha…
- Công ty có đội ngũ cán bộ có trình độ khá cao, phần lớn bộ phận quản lí đều có trình độ đại học và trên đại học. Với phương châm trẻ hóa cán bộ đã được công ty áp dụng từ lâu, hiện nay đội ngũ nhân viên của công ty đa phần đều là những người trẻ tuổi, năng động, chịu khó học hỏi và cầu tiến trong công việc. Công ty có quy mô khá nhỏ nên bộ máy quản lí đơn giản, tuy nhiên không vì thế mà bộ máy này hoạt động kém hiệu quả.
-Công ty có mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương, với các cơ quan hành chính có liên quan đến hoạt động quản lí các doanh nghiệp như cục thuế, bộ chủ quản… Các mối quan hệ hợp tác, kinh doanh, các bạn hàng trong nước và quốc tế cũng không ngừng được củng cố, duy trì và phát triển dựa trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi. Nhờ đó công ty luôn dễ dàng trong việc giải quyết các thủ tục hành chính, tạo sự tin tưởng cho các đối tác làm ăn. Điều này sẽ giúp công ty tận dụng tốt các cơ hội kinh doanh mà một số công ty khác không có được.
2.2.2 Điểm yếu
Là một công ty có thời gian thành lập chưa lâu, quy mô hoạt động còn bó hẹp, công ty cũng có những điểm yếu nhất định gây khó khăn cho quá trình phát triển chung. Điểm yếu này đa phần xuất phát từ tính chất của một công ty TNHH hoạt động trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động. Cụ thể có thể chỉ ra một số điểm yếu cơ bản sau:
-Hoạt động SXKD và hoạt động ĐTPT của công ty đều cần một khối lượng vốn lớn. Nhưng thực tế hiện nay, do sự bất ổn của nền kinh tế nên doanh nghiệp ngày một khó khăn hơn trong việc tiếp cận các nguồn vốn. Chi phí để tiếp cận những nguồn vốn này ngày một tăng trong khi tình hình kinh tế chung lại đang kìm hãm sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Công ty TNHH TM & DV công nghiệp Nhật Minh cũng không ngoại lệ. Điểm yếu lớn nhất của công ty là khả năng huy động vốn còn yếu và chủ yếu dựa vào nguồn vốn chủ sở hữu và lợi nhuận giữ lại công ty. Nguồn vốn này tuy có tính an toàn cao nhưng lại bị giới hạn bởi khả năng tài chính và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
-Mô hình công ty TNHH một thành viên hướng sự phát triển của công ty theo kiểu công ty gia đình. Bộ máy quản lí tuy đơn giản gọn nhẹ nhưng lại mang tính chủ quan của chủ doanh nghiệp. Sự tập trung quyền lực điều hành công ty cũng khiến cho việc góp ý xây dựng công ty của một số nhân viên không được chú ý. Gây tâm lí bất mãn trong khối nhân sự của công ty.
-Tuy đạt được những thành tựu trong việc marketing quảng bá thương hiệu nhưng lượng hợp đồng mới được kí kết là không nhiều. Chủ yếu là từ một số bạn hàng quen từ trước. Công tác quảng cáo, xây dựng website thể hiện bộ mặt của công ty vẫn còn nhiều hạn chế.
-Nguồn nhân lực khối quản lí có trình độ khá cao, đa phần từ đại học trở lên nhưng lực lượng này còn chiếm một tỷ trọng ít. Trong khi đó khối công nhân sản xuất đa phần đều có tay nghề kém, được tuyển vào công ty khi chưa qua đào tạo. Năng suất lao động chưa cao.
-Chính sách của công ty thường xuyên thay đổi gây khó khăn cho việc điều hành quản lí và xác định chiến lược phát triển lâu dài cho công ty.
2.2.3 Cơ hội
Cơ hội phát triển mở ra cho công ty Nhật Minh xuất phát từ sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và nền kinh tế thế giới. Kinh tế nước ta giai đoạn từ sau đổi mới đến nay đã có bước phát triển vượt bậc. Đặc biệt sự hội nhập sâu rộng của nền kinh tế trong nước vào nền kinh tế khu vực và thế giới đã tạo ra hàng trăm cơ hội cho doanh nghiệp trong nước phát triển. Năm bắt xu thế chung của thời đại, công ty TNHH TM & DV
công nghiệp Nhật Minh cũng đã mở ra cho mình những cơ hội phát triển mới, hứa hẹn một tương lai tươi sáng.
- Thị trường sản phẩm sản xuất của công ty đang ngày càng được mở rộng. Các sản phẩm nhựa công nghiệp và dụng cụ cắt đã trở thành một mặt hàng thiết yếu trong quá trình phát triển của nền kinh tế. Do vậy, công ty có cơ sở để tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất trong tương lai. Bên cạnh đó cũng có thể tính đến việc mở rộng lĩnh vực hoạt động.
- Hội nhập kinh tế của Việt Nam trong thập kỷ qua đã tạo cơ hội cho mọi doanh nghiệp phát triển. Đặc biệt là việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đánh dấu bước phát triển mới của nền kinh tế. Công ty Nhật Minh coi đó là một lợi thế để điều chỉnh chiến lược phát triển nhằm tận dụng mọi cơ hội đang đến.
- Hiện nay, Nhà nước đang có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích, ưu đãi để thu hút đầu tư, đây là một điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động ĐTPT đã và đang thực hiện của công ty của Công ty.
2.2.4 Thách thức
Bên cạnh những cơ hội được mở ra là không ít những thách thức.
- Chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát trong nước đang ở mức rất cao, và có xu hướng tăng. Chính phủ đã có nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng này nhưng chưa thấy hiệu quả. Vì thế phần nào làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động đầu tư và kết quả kinh doanh của Công ty.
-Nền kinh tế đất nước và thế giới đang ở giai đoạn hậu khủng hoảng khiến cho tình hình sản xuất kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn. Thời gian để nền kinh tế có thể vực dậy còn phải lâu dài nên doanh nghiệp cần xác định hướng phát triển phù hợp.
-Sự tăng giá của những nguyên nhiên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất đang trở thành một bài toán khó cho mọi doanh nghiệp. Chí phí sản xuất tăng lên khiến công ty phải tiến hành điều chỉnh tăng giá các mặt hàng. Từ đó sức cạnh tranh của công ty củng giảm.
-Hội nhập kinh tế thế giới đang thể hiện tình hai mặt của nó khi cùng một lúc doanh nghiệp được tiếp cận với nhiều cơ hội mới nhưng cũng gặp phải khó khăn lớn trước sự cạnh tranh của doanh nghiệp đầu tư từ nước ngoài.
-Hao mòn vô hình và hữu hình của máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất đòi hỏi công ty phải có biện pháp cải tiến để các thiệt bị tiếp tục hoạt động hiệu quả. Chi phí cho việc trích khấu hao, bảo dưỡng máy móc thiết bị là khá lớn trong khi khả năng về vốn của công ty là có hạn
Điểm mạnh Điểm yếu
-Đã xác lập được vị trí, chỗ đứng trên thị trường nhựa và cơ khí.
-Đã xây dựng cơ sở sản xuất các sản phẩm nhựa công nghiệp với dây chuyền sản xuất tương đối hiện đại, công nghệ tiên tiến.
-Đội ngũ nhân lực chất lương cao đang ngày một tăng về số lượng. Xây dựng được bộ máy quản lí gọn nhẹ, khá hiệu quả -Tạo được mối quan hệ tốt đẹp với các cơ quan chức năng và các bạn hàng lớn trong ngoài nước. Thuận lợi trong khâu giải quyết các thủ tục hành chính và tạo sự tin tưởng từ phía nhà cung cấp
-Khả năng huy động vốn còn yếu và thiếu, chủ yếu dựa vào nguồn vốn tự có của chủ sở hữu
-Cơ chế và bộ máy quản lí còn nhiều chỗ kém khoa học, chưa đạt được sự ủng hộ từ phần đông cán bộ công nhân viên.
-Còn thụ động, thiếu ngạy bén trong cách chiến dịch Marketing, quảng bá thương hiệu cho công ty.
-Tình trạng nguồn lao động sản xuất trực tiếp tay nghề còn non, chưa có được hệ thống đào tạo bài bản
-Chính sách thường xuyên thay đổi
Cơ hội Thách thức
-Thị trường các sản phẩm của công ty ngày càng được mở rộng và chiếm ưu thế.
-Sự hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam đang tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp trong nước phát triển
-Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân có môi trường phát triển tốt
-Chỉ số giá tiêu dung và lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công tuy
-Nền kinh tế hậu khủng hoảng còn nhiều khó khăn
-Giá cả nguyên nhiên vật liệu đầu vào ngày càng tăng khiến chi phí sản xuất tăng
-Sự cạnh tranh gay gắt của không chỉ doanh nghiệp trong nước mà cả doanh nghiệp nước ngoài
2.3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠTĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI MỘT SỐ CÔNG TY TẬP ĐOÀN LỚN ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI MỘT SỐ CÔNG TY TẬP ĐOÀN LỚN
2.3.1 Bài học từ Vinashin
Thời gian gần đây cái tên Vinashin được nhắc đến nhiều cùng với sự sụp đổ của một trong mười tập đoàn lớn nhất Việt Nam. Nhắc đến Vinashin người ta nghĩ ngay đến con số hằng nghìn tỷ đồng đã được tập đoàn này mang đi đầu tư mà không hề đem lại hiệu quả. Trong suốt quá trình hoạt động là một tập đoàn chịu sự quản lí của Nhà nước với phương châm lãi Nhà nước hưởng lỗ Nhà nước bù. Vì vậy hoạt động kinh doanh tại đây được triển khai một cách lỏng lẻo, thiếu khoa học dẫn đến sự phá sản của tập đoàn lớn này. Chưa thể đánh giá ngay được mức độ thiệt hại về kinh tế nhưng chỉ nhìn con số nợ lên đến 80.000 tỷ của Vinashin hiện nay đã thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Cứ có tiền là đầu tư mà chưa đủ kiến thức, kinh nghiệm để biết đầu tư thế nào cho hiệu quả nhất, không có quá trình nghiên cứu cơ hội đầu tư mà đã vội vàng bỏ vốn đã gây ra thiệt hại vô cùng to lớn cho nền kinh tế. Nguyên nhân của sự sụp đổ này xuất phát từ nhiều yếu tố, nhưng có thể thấy rằng điểm mấu chốt ở đây chính là sự thiếu sót trong khâu quản lí hoạt động đầu tư. Đã có khá nhiều bài viết bình luận và chuyên gia phân tích cho rằng: “sự nóng vội, khao khát sau một đêm tỉnh dậy trở thành khổng lồ của lãnh đạo Vinashin, được khuyến khích bởi nền tảng vững vàng là tiềm lực kinh tế đang lên của cả nước và niềm tin chắc chắn là trách nhiệm đã có Chính phủ lo, là nguyên nhân chính dẫn đến những khoản đầu tư khổng lồ, thiếu căn cứ khoa học và thực tiễn món nợ của Vinashin”. Kể từ khi lên Tập đoàn theo quyết định của Thủ tuớng chính phủ ngày 15/05/2006, sau 4 năm, Vinashin đã nợ lên đến 80.000 tỷ đồng,