Khả năng huy động vốn cho hoạt động đầu tư phát triển tạ

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ công nghiệp Nhật Minh (Trang 43)

Như đã phân tích, nguồn vốn của Nhật Minh được hình thành từ 2 nguồn cơ bản là vốn tự có và vốn đi vay. Trong đó, hiện vốn tự có đang chiếm tỷ trọng cao hơn và có xu hướng giảm trong tương lai. Khả năng huy động vốn của công ty đối với từng nguồn cũng có điểm khác nhau.

Đối với nguồn vốn tự có, công ty chú trọng vào việc tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, từ đó tăng lợi nhuận và lợi nhuận giữ lại tái đầu tư. Theo đó, nguồn vốn tự có sẽ được tăng thêm. Bên cạnh đó công ty cũng khuyến khích các khoản vốn góp từ công nhân viên và cổ đông có ý định đầu tư vào công ty. Ngoài nguồn vốn tự có của chủ doanh nghiệp bỏ ra từ khi thành lập, hiện nay nguồn vốn huy động thêm đã tăng lên đáng kể. Theo số liệu tính toán, trong tổng vốn tự có của doanh nghiệp, vốn phát sinh từ lợi nhuận giữ lại chiếm 62.5% nguồn vốn tự có tăng thêm hằng năm. Vốn huy động từ hình thức góp vốn chiếm 37.5%. Có thể thấy, tỷ trọng vốn huy động từ lợi nhuận cao hơn so với vốn góp. Điều này cho thấy khả năng huy động vốn từ việc góp vốn của công ty còn nhiều hạn chế.

Đối với nguồn vốn vay, tuy quy mô chưa lớn bằng vốn tự có nhưng lại đang có xu hướng tăng. Với tình hình phát triển của công ty sẽ hứa hẹn việc tiếp cận với nguồn vốn vay ngày một dễ dàng hơn nhưng trên thực tế không phải như vậy. Các ngân hàng và tổ chức cho vay đang ngày càng thắt chặt giới hạn tín dụng của họ. Đi đôi với lạm phát là lãi suất ngân hàng đang đạt mức cao đáng quan ngại. Các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc vay vốn ngân hàng để ĐTPT ngày càng khó khăn hơn. Mức lãi suất cao mà công ty phải chịu đã hạn chế khả năng vay vốn và hoàn trả. Để khắc phục vấn đề này, công ty chú trọng đầu tư có hiệu quả mang lại lợi nhuận cao. Với một báo cáo tài chính đầy thuyết phục, công ty dễ dàng hơn trong việc chuẩn bị hồ sơ vay vốn và nhận được nhiều ưu đãi hơn. Có thể nhận thấy qua bảng thống kê cơ cấu nguồn vốn huy động của công ty, nguồn vốn vay đang tăng hằng năm và khẳng định vai trò quan trọng của mình. Tuy nhiên công ty cũng nên duy trì một mức dư nợ hợp lí để đảm bảo sự an toàn trong cơ cấu nguồn vốn.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ công nghiệp Nhật Minh (Trang 43)