Bài học từ Vinashin

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ công nghiệp Nhật Minh (Trang 68)

Thời gian gần đây cái tên Vinashin được nhắc đến nhiều cùng với sự sụp đổ của một trong mười tập đoàn lớn nhất Việt Nam. Nhắc đến Vinashin người ta nghĩ ngay đến con số hằng nghìn tỷ đồng đã được tập đoàn này mang đi đầu tư mà không hề đem lại hiệu quả. Trong suốt quá trình hoạt động là một tập đoàn chịu sự quản lí của Nhà nước với phương châm lãi Nhà nước hưởng lỗ Nhà nước bù. Vì vậy hoạt động kinh doanh tại đây được triển khai một cách lỏng lẻo, thiếu khoa học dẫn đến sự phá sản của tập đoàn lớn này. Chưa thể đánh giá ngay được mức độ thiệt hại về kinh tế nhưng chỉ nhìn con số nợ lên đến 80.000 tỷ của Vinashin hiện nay đã thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Cứ có tiền là đầu tư mà chưa đủ kiến thức, kinh nghiệm để biết đầu tư thế nào cho hiệu quả nhất, không có quá trình nghiên cứu cơ hội đầu tư mà đã vội vàng bỏ vốn đã gây ra thiệt hại vô cùng to lớn cho nền kinh tế. Nguyên nhân của sự sụp đổ này xuất phát từ nhiều yếu tố, nhưng có thể thấy rằng điểm mấu chốt ở đây chính là sự thiếu sót trong khâu quản lí hoạt động đầu tư. Đã có khá nhiều bài viết bình luận và chuyên gia phân tích cho rằng: “sự nóng vội, khao khát sau một đêm tỉnh dậy trở thành khổng lồ của lãnh đạo Vinashin, được khuyến khích bởi nền tảng vững vàng là tiềm lực kinh tế đang lên của cả nước và niềm tin chắc chắn là trách nhiệm đã có Chính phủ lo, là nguyên nhân chính dẫn đến những khoản đầu tư khổng lồ, thiếu căn cứ khoa học và thực tiễn món nợ của Vinashin”. Kể từ khi lên Tập đoàn theo quyết định của Thủ tuớng chính phủ ngày 15/05/2006, sau 4 năm, Vinashin đã nợ lên đến 80.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 4,2 tỷ USD, tức là đã bằng khoảng 4% GDP của cả nước năm 2009 vừa qua. Trong khi nguồn vốn tự có của Vinashin khá là khiêm tốn thì quy mô đầu tư lại vô cùng to lớn. Vinashin đã đầu tư một cách thoải mái với nhiều siêu dự án, gồm cả vốn tự có, cả vay nợ trong nước và nước ngoài. Chính việc đầu tư dàn trải, không hợp lí, đầu tư chạy theo tình thế đã ngốn một nguồn ngân sách vô cùng lớn của tập đoàn. Để rồi khi các dự án chỉ thấy kết quả mà không thấy hiệu quả thì con số nợ của Vinashin đã lên đến hàng nghìn tỷ. Thất bại của Vinashin là bài học quý báu cho các doanh nghiệp khi tiến hành bỏ vốn đầu tư. Cũng là một bài học trong khâu quản lí, hoạch định chính sách phát triển.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ công nghiệp Nhật Minh (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w