Phân tích tình hình đầu tư vào hàng tồn trữ

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ công nghiệp Nhật Minh (Trang 27)

Đầu tư vào hàng tồn trữ là một hoạt động không thể thiếu đối với mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh để đảm bảo cho quá trình hoạt động được diễn ra liên tục thuận lợi. Hàng tồn trữ hay còn gọi là hàng tồn kho bao gồm: hàng mua về để bán (hàng tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đi bán, hàng gửi đi gia công); thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán; sản phẩm dở dang (sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm); nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường; chi phí dịch vụ dở dang.

Hàng tồn kho được tính theo giá gốc, trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.Giá gốc hàng tồn kho gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Hàng tồn kho chiếm một phần lớn trong tỷ lệ tài sản kinh doanh của doanh nghiệp, bởi vì doanh thu từ hàng tồn kho là một trong những nguồn cơ bản tạo ra doanh thu và những khoản thu nhập thêm sau này cho doanh nghiệp. Đó là những tài sản đã sẵn sàng để đem ra bán hoặc sẽ được đem ra bán.

Đầu tư vào hàng tồn trữ là một hoạt động thường niên của doanh nghiệp. Công ty TNHH TM & DV công nghiệp Nhật Minh luôn chú trọng đầu tư và khoản mục này để đảm bảo hoạt đông SXKD diễn ra thuận lợi. Thông thường, chỉ tiêu hàng tồn kho cũng là một tiêu chí đánh giá năng lực kinh doanh của công ty. Một số lượng hàng tồn kho thích hợp sẽ phản ánh rằng doanh nghiệp đang hoạt động tốt, bên cạnh đó do tính chất tồn lâu, chôn vốn, chi phí phát sinh thêm của nó nên nếu để tồn hàng tồn kho quá lâu thì sẽ làm ảnh hưởng không tốt tới quá trình kinh doanh do doanh nghiệp sẽ phải tốn

chi phí dự trữ, chi phí thanh lý hay cải tiến hàng bị lỗi thời và thanh lý hàng hư hỏng. Sau đây là biểu đồ thể hiện giá trị hàng tồn kho của công ty TNHH TM & DV công nghiệp Nhật Minh.

Biểu 1.1: Giá trị hàng tồn kho tại công ty TNHH TM & DV công nghiệp Nhật Minh giai đoạn 2006-2011

Theo quan sát trên biểu đồ, nhìn chung lượng hàng tồn kho của công ty có xu hướng tăng qua các năm. Điều này được lí giải là do việc mở rộng thị trường tiêu thụ, có thêm nhiều nguồn khách hàng mới nên cần phải có một lượng hàng dự trữ đủ để cung cấp khi cần thiết. Từ năm 2006-2007 giá trị hàng tồn kho tăng 3.3 tỷ tương ứng với mức tăng 76.74%. Con số này khá lớn do năm 2007 bắt đầu tiến hành sản xuất, lượng tồn kho cũng tăng theo. Tình hình kinh tế sau khủng hoảng không khả quan khiến cho lượng hàng hóa tồn kho những năm 2009, 2010 đều tăng mạnh cụ thể đạt mức 8 tỷ năm 2009 và 9.7 tỷ năm 2010. Trước tình hình đó công ty đã có biện pháp nhằm đẩy mạnh hiệu suất bán hàng , tăng doanh số. Đến năm 2011 lượng hàng tồn kho giảm còn 8.5 tỷ. Trong giai đoạn những năm trở lại đây, nền kinh tế khó khăn là trở ngại chung của mọi doanh nghiệp, doanh thu hàng bán tăng chậm trong khi giá vốn

ngày một tăng. Trong khi đó giá trị hàng tồn kho của công ty lại ở mức cao, găm giữ một lượng vốn lớn. Mức dự trữ hàng tồn kho không hợp lí. Có thể thấy rằng với quy mô vốn và doanh thu đạt được thì lượng hàng tồn kho này là khá cao trong khi số vòng quay của hàng tồn kho lại đạt mức thấp cụ thể như bảng sau.

Bảng 1.3 Vòng quay của hàng tồn kho tại công ty TNHH TM & DV công nghiệp Nhật Minh giai đoạn 2006-2011

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Giá vốn hàng bán 9.6 12.5 18.6 25.5 36.7 51.8

Bình quân hàng tồn kho 4.1 5.95 7.55 7.75 8.85 9.1

Vòng quay hàng tồn kho 2.3 2.1 2.5 3.3 4.1 5.7 Có thể thấy số vòng quay hàng tồn kho tăng qua các năm. Đặc biệt trong 3 năm trở lại đây có mức tăng cao hơn so với giai đoạn trước. Tuy nhiên với một công ty thương mại dịch vụ thì hệ số này còn thấp tức là lượng hàng bị ứ đọng trong kho nhiều. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là sự phát triển trì trệ của nền kinh tế. Sau khủng hoảng nền kinh tế vẫn chưa thể phát triển lành lặn, nhu cầu của thị trường cũng giảm. Ngoài ra, khâu vận chuyển, thanh toán tiền hàng chậm cũng là một nguyên nhân khiến cho mức tồn kho tăng lên. Tại công ty Nhật Minh, để giải quyết việc thực hiện một đơn hàng còn gặp nhiều khúc mắc. Trong một số giai đoạn ngắn, hàng tồn kho không đủ để cung cấp cho khách hàng khiến doanh nghiệp phải lùi thời gian giao hàng. Bên cạnh đó, việc thành toán các đơn hàng của công ty đối với nhà cung cấp và của khách hàng với công ty cũng có nhiều điểm bất cập. Số vòng quay của vốn lưu động còn thấp khiến cho việc thanh toán trở nên khó khăn. Các khoản công nợ của công ty đang là một vấn đề đáng lo ngại trong việc giữ chân những nhà cung cấp uy tín.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ công nghiệp Nhật Minh (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w