Phân tích tình hình sử dụng vốn đầu tư phát triển tại công ty

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ công nghiệp Nhật Minh (Trang 44)

1.2.2.2.1 Tình hình sử dụng vốn

Huy động vốn cho ĐTPT trong những năm gần đây là vô cùng khó khăn, các doanh nghiệp đều rất khó có thể tiếp cận nguồn vốn. Lượng vốn huy động được của

doanh nghiệp theo thống kê là không nhiều do hai nguyên nhân. Thứ nhất, nền kinh tế sau khủng hoảng chưa khôi phục hoàn toàn nên sức sản xuất và tiêu thụ của thị trường chưa cao. Doanh nghiệp không tăng được doanh số bán hàng cũng như lợi nhuận, nguồn vốn để tái đầu tư mở rộng do vậy cũng khó khăn hơn. Thứ hai, với tình hình làm phát như hiện nay, mức lãi suất cho vay của ngân hàng cao ở mức kỷ lục, doanh nghiệp muốn có được nguồn này gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những vấn đề này đặt ra cho một doanh nghiệp một yêu cầu bức thiết là phải sử dụng đồng vốn sao cho hiệu quả nhất. Một doanh nghiệp nhỏ như công ty TNHH TM & DV công nghiệp Nhật Minh cũng đã có những phương án sử dụng vốn riêng nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Sau đây là bảng thể hiện tình hình sử dụng vốn thực tế so với kế hoạch tại công ty Nhật Minh:

Bảng 1.11 Tình hình sử dụng vốn so với kế hoạch tại công ty giai đoạn 2006- 2011

Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Kế hoạch sử dụng vốn 13.2 23.4 29.85 37.9 48.45 60.5 Vốn sử dụng 11.36 22.79 29.22 35.22 44.72 56.48 Phần trăm kế hoạch vốn sử dụng 86.06 97.39 97.89 92.93 92.30 93.36 Nguồn : Phòng kế toán

Có thể thấy rằng tỷ lệ sử dụng vốn so với kế hoạch của công ty là khá cao, thường xuyên đạt ở mức trên 90%. Trong đó, năm 2007 và 2008 đạt được tỷ lệ sử dụng cao nhất. Ở hai năm này công ty tập trung vốn cho việc bắt đầu hoạt động nhà máy sản xuất nhựa. Những nguồn vốn huy động trong thời gian này được sử dụng triệt để nhằm đẩy nhanh hoạt động của công ty. Năm 2011 tuy có kể hoạch sư dụng vốn lớn nhưng phần trăm sử dụng được lại chỉ đạt 93.36% là do kế hoạch sản xuất năm này có sử dụng vốn NSNN cần một số thủ tục pháp lí nên giải ngân chưa kịp tiến độ.

Vốn được đầu tư cho từng nội dung được chi tiết ở bảng dưới đây:

Bảng 1.12 Tổng vốn đầu tư theo từng nội dung của công ty giai đoạn 2006- 2011

Đơn vị: Tỷ đồng

Tổng vốn đầu tư 11.36 22.79 29.22 35.22 44.72 56.48 Đầu tư vào tài sản cố định 5.4 12.9 15.5 19.1 26.2 35.9 Đầu tư cho hàng tồn trữ 3 5 6.5 8.5 9.2 10 Đầu tư vào phát triển nguồn

nhân lực 1.36 2.43 2.92 3.08 3.71 4.48 Đầu tư cho hoạt động

marketing, quảng bá thương hiệu

0.4 1.1 1.8 1.94 2.21 2.5 Đầu tư phát triển khác 1.2 1.36 2.5 2.6 3.4 3.6

Nguồn : Phòng kế toán

Qua bảng trên ta thấy, nguồn vốn đầu tư được sử dụng tăng hăng năm với mức tăng trung bình là %/ năm. Nguồn vốn được sử dụng với tỷ trọng lớn nhất cho đầu tư TSCĐ, năm 2006 chiếm 47.54 %, 2007 là 56.6% và đến năm 2011 là 63.56%. Có thể thấy rằng đầu tư cho TSCĐ đang ngày càng tăng tại công ty Nhật Minh. Điều này thể hiện công ty đang phát triển theo chiều rộng, dựa trên việc tăng quy mô để tăng lợi nhuận. Trong khi đó, sử dụng vốn đầu tư cho các khoản mục khác cũng tăng hằng năm nhưng với mức tăng tuyệt đối và tương đối đều thấp hơn. Đơn cử như vốn đầu tư cho NNL, ta có thể thấy năm 2010 mức vốn này đạt 3.71 tỷ, năm 2011 đạt 4.48 tỷ - tăng 20.75% thấp hơn so mức tăng của vốn đầu tư vào TSCĐ.

1.2.2.1.2 Thuận lợi, hợp lý

Những thuận lợi và hợp lí có thể kể đến trong việc sử dụng vốn tại công ty TNHH TM & DV công nghiệp Nhật Minh là:

- Có lượng vốn sử dụng tăng đều qua các năm thể hiện rằng công ty đang có mức phát triển cao, nhu cầu và lượng vốn năm sau lại cao hơn năm trước

- Tình hình sử dụng vốn so với kế hoạch vốn đặt ra được thực hiện khá tốt, mức sử dụng vốn so với kế hoạch thường xuyên ở mức trên 90 %, có những giai đoạn chỉ tiêu này gần đạt 100%.

- Tăng tổng vốn đầu tư sử dụng đi kèm với sự tăng vốn của tất cả nội dung đầu tư, đảm bảo sự cân bằng trong cơ cấu sử dụng vốn.

- Nguồn vốn sử dụng cho ĐTPT cơ sở vật chất kỹ thuật khá lớn, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu bền của công ty.

- Hiệu quả sử dụng vốn trong một số năm được đánh giá là khá cao, vượt xa mức chi phí phải bỏ ra để có được lượng vốn đó.

Những thuận lợi hợp lí trong quá trình sử dụng vốn đã giúp cho công ty TNHH TM & DV công nghiệp Nhật Minh đạt được mức tăng trưởng trong những năm qua. Dù tình hình kinh tế quốc gia và thế giới còn nhiều khó khăn nhưng doanh nghiệp vẫn trụ vững giữa những biến động bất lợi của nền kinh tế.

1.2.2.1.3 Khó khăn, bất hợp lí

Bên cạnh những điểm hợp lí, tạo thuận lợi cho phát triển thì công tác sử dụng vốn cũng có những hạn chế căn bản do sử dụng không hợp lí gây khó khăn cho công ty trong quá trình hoạt động. Cụ thể là:

- Trong khi nhu cầu vốn tăng cao theo sự phát triển mở rộng của công ty thì tình hình huy động vốn lại gặp nhiều khó khăn. Chi phí vốn lớn đòi hiệu quả sử dụng vốn phải cao trong khi để đạt được kết quả này tương đối khó.

- Tỷ trọng vốn đầu tư cho các nội dung có sự chệnh lệch khá lớn. Chênh lệch này thể hiện công ty đang chú trọng ĐTPT theo chiều rộng, lấy sự gia tăng về quy mô làm tiền đề tạo ra lợi nhuận. Trong khi đó, các yếu tố đầu tư theo chiều sâu lại chưa đuợc đầu tư đúng mức. Hệ số năng suất tổng hợp TFP tại công ty nếu được tính toán cụ thể sẽ chưa cao. Sự phát triển này về lai dài là không bền vững.

- Tiến hành hoạt động đầu tư cần có kế hoạch, quy hoạch cụ thể. Đồng vốn đưa ra sử dụng cần được tính toán sao cho lợi ích mang lại là lớn nhất. Tại công ty Nhật Minh, việc chuyên môn hóa quản lí đầu tư chưa có nên sử dụng vốn cho đầu tư phát triển còn nhiều hạn chế, nhiều trường hợp đầu tư không mang lại hiệu quả gây thất thoát lãng phí.

- Lượng vốn cố định lớn hơn nhiều so với vốn lưu động không phải là một cơ cấu vốn hợp lí đối với một công ty thương mại dịch vụ. Những hoạt động sản xuất gắn với TSCĐ lại không tạo ra nhiều lợi nhuận bằng hoạt động thương mại và dịch vụ trong khi đó chúng lại sử dụng nhiều vốn hơn.

1.2.2.3 Phân tích tính hình quản lý sau đầu tư tại công ty TNHH TM& DV công nghiệpNhật Minh Nhật Minh

Kết quả của hoạt động ĐTPT có tính lâu dài và phát huy hiệu quả nay tại nơi thực hiện đầu tư. Mọi kết quả này sẽ có tác động trong một khoảng thời gian dài sau

đó. Do vậy, quản lí sau đầu tư là vô cùng quan trọng, cần phải có biện pháp thực hiện cụ thể. Tại công ty TNHH TM & DV công nghiệp Nhật Minh công tác quản lí sau đầu tư đã được thực hiện một cách nghiêm túc. Tuy nhiên quá trình này cũng có những điểm đã làm được và những điểm chưa làm được.

- Về TSCĐ: công ty đã dành một lượng vốn lớn để mua sắm các TSCĐ phục vụ sản xuất kinh doanh. Sau khi mua sắm và đưa vào sử dụng, công ty đã tổ chức việc quản lí và bảo trì những thiết bị này. Hằng năm, công trích quỹ khấu hao TSCĐ nhằm tiến hành việc sửa chữa, nâng cấp thiết bị. Tuy nhiên với sự phát triển chóng mặt của khoa học công nghệ, hao mòn vô hình của những thiết bị này vô cùng lớn, công ty phải thường xuyên có biện pháp cải tiến công nghệ. Việc quản lí máy móc thiết bị được thực hiện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ban quản lí công ty, chưa thành lập được phòng ban chuyên về vấn đề này nên việc quản lí chưa đạt hiệu quả tốt.

- Hàng tồn kho là một khoản mục không thể thiếu trong hoạt động của doanh nghiệp. Sau khi mua sắm hàng tồn kho cần phải tiến hành bảo quản hàng hóa một cách cẩn thận. Mức dự trữ hàng tồn kho phải phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh.

- ĐTPT nguồn nhân lực là một hoạt động đầu tư có tính dài hạn, công việc này không thể kết thúc sau một số năm thực hiện đầu tư mà luôn phải chú trọng đầu tư bổ sung. Công ty khi đã tuyển dụng và đạo tạo được những cán bộ công nhân viên có trình độ tay nghề cao cần có biện pháp tạo điều kiện để mỗi cá nhân trong công ty đều có thể phát triển. Có như vậy người lao động mới gắn bó với công ty một cách lâu dài, bền vững.

- Xây dựng được thương hiệu mạnh trên thị trường là một vấn đề phức tạp và phải thực hiện trong thời gian dài. Nhưng sau khi đã có được thương hiệu thì việc giữ vững thương hiệu đó lại còn khó hơn. Công ty Nhật Minh tuy chưa có nhiều tiếng tăm trên thị trường nhưng cũng đã hình thành được những ấn tượng tốt trong giới tiêu thụ. Gần đây vốn đầu tư cho marketing, quảng cáo của công ty đang ngày càng tăng thể hiện quyết tâm mở rộng thị phận trên thị trường. Để đạt được mục tiêu đó, công ty cũng đã thực hiện một số chiến dịch mở rộng thị trường, tiếp xúc khách hàng khó tính. Với phương châm phục vụ coi khách hàng là thượng đế, thương hiệu Nhật Minh đang ngày càng được ưa chuộng trên thị trường.

Công tác quản lí sau đầu tư đóng vai trò quan trọng quyết định thành công của hoạt động đầu tư. Biết được điều đó công ty TNHH TM & DV công nghiệp Nhật Minh ngay từ đầu đã chú trọng đến công tác này. Tuy nhiên do trình độ chuyên môn quản lí còn chưa cao nên cũng không thể tránh khỏi những sai lầm. Hiện công ty đang nỗ lực nâng cao chất lượng quản lí sau đầu tư để giữ vững những thành quả đã đạt được.

1.3 KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ ĐTPT TẠI CÔNG TY TNHH TM &DV CÔNG NGHIỆP NHẬT MINH

1.3.1 Kết quả đầu tư phát triển tại công ty

1.3.1.1.Về khối lượng vốn đầu tư.

Hoạt động đầu tư của công ty đã có sự gia tăng đáng kể về quy mô .Vốn đầu tư thực hiện năm 2011 đạt 56.48 tỷ đồng, trung bình mỗi năm công ty đã đầu tư hơn 33.2 tỷ đồng. Trong đó đầu tư cho tài sản cố định trung bình là 19.2 tỷ đồng , hàng tồn kho là 7.03 tỷ đồng, đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực 3 tỷ đồng, đầu tư cho hoạt động marketing là 1.66 tỷ đồng, đầu tư cho các lĩnh vực khác là 2.44 tỷ đồng. So với năm 2006, lương vốn đầu tư năm 2011 đã tăng 45,12 tỷ đồng tướng ứng với mức tăng hơn 397%. Nhìn vào bảng mức đầu tư qua các năm đã được đưa ta ở trên ta có thể thấy rằng năm 2011 là năm có tổng mức đầu tư lớn nhất, do công ty TNHH TM&DV công nghiệp Nhật Minh là công ty đầu tư nhiều cho sản phẩm đầu vào đòi hỏi lượng vốn lưu động trong từng năm là rất lớn, chi phí thiết bị máy móc cao. Tổng vốn đầu tư các năm sau đều tăng hơn các năm trước, điều đó cũng được thể hiện ở sự gia tăng mức đầu tư ở các nội dụng đầu tư của công ty. Biểu đồ thể hiện giá trị vốn đầu tư qua các năm giai đoạn 2006-2011

Nguồn : Phòng kế toán

Biểu 1.4 Tổng vốn đầu tư của công ty giai đoạn 2006-2011

Nhìn vào biểu đồ có thể thấy xu hướng tăng vốn đầu tư rõ rệt qua từng năm. Như vậy về khối lượng vốn, công ty đã đạt được mức tăng đáng kể sau 8 năm hoạt động sản xuất. Tốc độ tăng vốn tuy nhanh nhưng quy mô vốn còn khá nhỏ, chưa thể đáp ứng được kế hoạch phát triển của công ty.

1.3.1.2. Kết quả đầu tư cho TSCĐ

Với một lượng vốn khá lớn được đem đầu tư cho TSCĐ trong những năm qua, có thể nhận thấy kết quả rõ rệt nhất chính là lượng TSCĐ của công ty tăng về số lượng và chất lượng. Từ một công ty nhỏ với số lượng nhân công 25 người ngày thành lập, hiện nay công ty đã có văn phòng làm việc khang trang, được trang bị đầy đủ máy móc thiết bị cần thiết, một nhà xưởng với diện tích lên đến 5000 m2 tại khu công nghiệp Hà Bình Phương, Thường Tín, Hà Nội, một văn phòng chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Lượng TSCĐ đã không ngừng tăng gắn liền với việc mở rộng quy mô sản xuất. Theo ước tính giá trị các TSCĐ hiện có của công ty theo đánh giá vào quý IV năm 2011 đạt trên 60 tỷ đồng. Đây là một con số đang kể đối với một doanh nghiệp thuộc diện vừa và nhỏ như công ty TNHH TM & DV công nghiệp Nhật Minh. Lượng vốn đầu tư cho đã hình thành TSCĐ phục vụ cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của

công ty. Tốc độ tăng TSCĐ qua các năm thể hiện một mức độ tăng lớn. Nhà máy sản xuất nhựa công nghiệp và linh kiện nhựa kỹ thuật đang đi vào hoạt động môt cách liên tục. Số lượng máy móc tại công ty đa dạng về chủng loại và phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất. Nhiều máy móc được nhập từ nước ngoài với công suất lớn, công nghệ hiện đại sẽ góp phần làm tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm. Có thể nói, với lượng vốn đầu tư đáng kể, công ty TNHH TM & DV công nghiệp Nhật Minh đã hình thành lượng TSCĐ lớn, có chất lượng cao, luôn phục vụ đầy đủ cho mọi hoạt động sản xuất của doanh nghiệp

1.3.1.3 Kết quả đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực.

Trong những năm vừa qua, Công ty luôn chú trọng cho công tác đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Công cuộc đầu tư cho hoạt động này đã thu được những kết quả nhất định. Số lượng công nhân viên của công ty đã tăng qua từng năm, năm 2005 là 25 nguời trong khi năm 2011 là 207 người. Trung bình mỗi năm tăng gần 23 người. Trình độ của cán bộ công nhân viên trong công ty đã có những biến chuyển tích cực.Tỷ trọng lao động có trình độ trên đại học,cao đẳng và tay nghề cao ngày càng tăng nhẹ trong khi tỷ trọng lao động có trình độ phổ thông trung học và tay nghề thấp ngày giảm. Một nguồn vốn khá lớn hằng năm đã được dụng để đầu tư cho PTNNL tại công ty Nhật Minh.

Lao động của làm việc tại công ty được đạo tào để nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề. Trong những năm qua lượng nhân viên được công ty tiến hành đào tạo thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1.13 Tình hình lao động được đào tạo tại công ty giai đoạn 2006 – 2009

Đơn vị: người; %

Mục Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Tổng số lao động qua đào tạo Người 26 33 28 40 27 52 Đào tạo trong nước Người 25 32 25 35 21 47

Đào tạo nước ngoài Người 1 1 3 5 6 5

Tỷ lệ lao động được đào tạo trong nước/ tổng số lao động được đào tạo

% 96.15 96.97 89.27 87.5 77.78 90.4

Tỷ lệ lđ được đào tạo nước ngoài /

Về mặt số lượng có thể thấy rằng lượng lao động được đào tạo khi làm việc tại công ty đều tăng qua các năm. Trong đó lượng được đào tạo trong nước luôn lớn hơn

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ công nghiệp Nhật Minh (Trang 44)