Cơ cấu nguồn vốn huy động

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ công nghiệp Nhật Minh (Trang 42)

Cơ cấu nguồn vốn thể hiện sự cân đối của các nguồn hình thành vốn. Nguồn vốn tại công ty Nhật Minh bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu, các nguồn vay nợ ngắn hạn và dài hạn, nguồn lợi nhuận giữ lại không chia. Nhìn chung, vai trò của từng nguồn hình thành vốn đều rất quan trọng. Trong tình hình nền kinh tế hiện nay, doanh nghiệp muốn tiếp cận được nguồn vốn cũng tương đối khó khăn. Do đó cần đa dạng hóa các nguồn huy động vốn để giải quyết tình trạng thiếu vốn ở các doanh nghiệp. Tận dụng mọi biện pháp để huy động vốn sao cho hiệu quả nhất. Đảm bảo nguồn vốn huy động được đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tình hình huy động vốn tại công ty TNHH TM & DV công nghiệp Nhật Minh thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1.9 Khối lượng các nguồn vốn huy động tại công ty

Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Vốn tự có 7.4 16.29 17.5 21.2 22.65 30.38 Vốn đi vay 3.96 6.5 11.72 14.02 22.07 26.1 Tổng vốn đầu tư 11.36 22.79 29.22 35.22 44.72 56.48 Nguồn : Phòng kế toán

Nguồn vốn tại công ty Nhật Minh được hình thành từ hai nguồn cơ bản là vốn tự có và vốn đi vay. Cả hai nguồn này đều đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình huy động vốn. Trong những năm qua, vốn huy động từ hai nguồn đều liên tục tăng trong đó nguồn vốn tự có vẫn đang chiếm ưu thế. Tuy nhiên có thể nhận thấy nguồn vốn đi vay đang có xu hướng tăng dần so với nguồn vốn tự có. Cụ thể có thể xem xét bảng cơ cấu nguồn vốn tại công ty TNHH TM & DV công nghiệp Nhật Minh dưới đây:

Đơn vị: % Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Vốn tự có 65.14 71.48 59.89 60.19 50.65 53.79 Vốn đi vay 34.86 28.52 40.11 39.81 49.35 46.21 Tổng vốn đầu tư 100 100 100 100 100 100 Nguồn : Phòng kế toán

Nhìn vào bảng số liệu ta có thể nhận thấy, trong cơ cấu nguồn vốn thì nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn nhất là thường đạt trên 50 %. Nguồn vay tín dụng cũng là một nguồn quan trọng và đang tăng đều hằng năm. Theo xu hướng hiện nay, tỷ trọng vốn tự có đang giảm xuống trong khi tỷ trọng vốn vay lại tăng lên. Năm 2006 tỷ trọng vốn tự có chiếm 65.14%, vốn đi vay chiếm 34.86% thì đến năm 2011 tỷ trọng vốn tự có giảm xuống còn 53.79%, tỷ trọng vốn đi vay tăng lên thành 46.21%.

Trong năm 2011 và quý I 2012 một nguồn hình vốn mới của công ty xuất hiện đó là vốn từ ngân sách Nhà nước. Kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học của công ty đã mang lại những nguồn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước. Đây là một nguồn vốn đáng lưu ý để các doanh nghiệp phấn đấu có được.

Nhìn chung các nguồn huy động vốn cho doanh nghiệp còn rất hạn chế. Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp được hình thành trên lợi nhuận của công ty, khi hoạt động kinh doanh của công ty không được thuận lợi, lợi nhuận của cộng ty giảm xuống, vốn tự có dùng để tái sản xuất giảm đi, quy mô sản xuất thu hẹp lai khiến cho lợi nhuận tiếp tục giảm. Nếu cứ tiếp tục như vậy quy mô sản xuất và lợi nhuận của công ty ngày càng giảm không thể duy trì sản xuất kinh doanh. Đối với nguồn vốn vay, trong điều kiện nền kinh tế như hiện nay, lãi suất và lạm phát cao khiến cho doanh nghiệp khó có khả năng tiếp cận. Vốn đang trở thành một vấn đề lo ngại của các doanh nghiệp. Cả hai nguồn vốn này đều không thể tài trợ bền vững cho hoạt động của doanh nghiệp. Công ty Nhật Minh cần đa đạng hóa các nguồn vốn huy động cho hoạt động ĐTPT, đảm bảo tính ổn đinh cho nguồn vốn này .

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ công nghiệp Nhật Minh (Trang 42)