Phân tích tình hình huy động vốn cho đầu tư phát triển tại công ty

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ công nghiệp Nhật Minh (Trang 41)

1.2.2.1.1 Khối lượng vốn huy động

Một doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh thì cần phải có vốn. Nhân tố vốn là một nhân tố không thể thiếu trong hàm sản xuất của doanh nghiệp. Nhưng trên thực tế, không có một doanh nghiệp nào lại có nguồn vốn chủ sở hữu đủ dồi dào để cung cấp cho mọi hoạt động, do vậy, các công ty đều tìm cho mình những phương án huy động vốn hợp lí. Công ty TNHH TM & DV công nghiệp Nhật Minh là một công ty với quy mô khá nhỏ, thời gian hoạt động chưa lâu theo đó mà quy mô vốn cũng chưa lớn. Nguồn vốn của công ty hình thành chủ yếu từ vốn tự có của người sáng lập và các khoản tín dụng thương mại. Trong những năm qua, đã có sự thay đổi về khối lượng cũng như quy mô vốn của công ty. Cụ thể có thể xem chi tiết qua bảng sau:

Bảng 1.8 Quy mô vốn của công ty qua các năm giai đoạn 2006- 2011

Đơn vị: tỷ đồng, %

Năm Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Tổng vốn đầu tư Tỷ đồng 11.36 22.79 29.22 35.22 44.72 56.48 Lượng tăng tuyệt đối

định gốc Tỷ đồng - 11.43 17.86 23.86 33.36 45.12 Lượng tăng tuyệt đối

liên hoàn Tỷ đồng - 11.43 6.43 6 9.5 11.76 Tốc độ tăng định gốc % - 100.62 157.22 210.04 293.66 397.18 Tốc độ tăng liên

hoàn % - 100.62 28.21 20.53 26.97 26.30

Từ số liệu bảng trên ta thấy, từ năm 2006- 2011 khối lượng vốn của công ty tăng gần 5 lần từ 11.36 tỷ năm 2006 lên đến 56.48 tỷ năm 2011. Trung bình khối lượng vốn của công ty tăng 40% hằng năm. Nguồn vốn gia tăng này được dùng để công ty tiến hành mở rộng quy mô sản xuất, thuê tuyển thêm công nhân lao động. Có thể nhận thấy ở năm 2007 có mức tăng vốn so với năm trước là cao nhất, nguyên nhân là do năm 2007 công ty bắt đầu tổ chức sản xuất kinh doanh. Qua bảng số liệu trên ta cũng

vốn còn nhỏ hẹp so với định hướng phát triển của công ty. Với tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, việc huy động vốn là vô cùng khó khăn và cũng ít có khả năng đạt được tốc độ tăng vốn nhanh hơn trong giai đoạn này. Doanh nghiệp cần có phương án sử dụng vốn phù hợp với điều hiện tại của mình.

1.2.2.1.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động

Cơ cấu nguồn vốn thể hiện sự cân đối của các nguồn hình thành vốn. Nguồn vốn tại công ty Nhật Minh bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu, các nguồn vay nợ ngắn hạn và dài hạn, nguồn lợi nhuận giữ lại không chia. Nhìn chung, vai trò của từng nguồn hình thành vốn đều rất quan trọng. Trong tình hình nền kinh tế hiện nay, doanh nghiệp muốn tiếp cận được nguồn vốn cũng tương đối khó khăn. Do đó cần đa dạng hóa các nguồn huy động vốn để giải quyết tình trạng thiếu vốn ở các doanh nghiệp. Tận dụng mọi biện pháp để huy động vốn sao cho hiệu quả nhất. Đảm bảo nguồn vốn huy động được đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tình hình huy động vốn tại công ty TNHH TM & DV công nghiệp Nhật Minh thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1.9 Khối lượng các nguồn vốn huy động tại công ty

Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Vốn tự có 7.4 16.29 17.5 21.2 22.65 30.38 Vốn đi vay 3.96 6.5 11.72 14.02 22.07 26.1 Tổng vốn đầu tư 11.36 22.79 29.22 35.22 44.72 56.48 Nguồn : Phòng kế toán

Nguồn vốn tại công ty Nhật Minh được hình thành từ hai nguồn cơ bản là vốn tự có và vốn đi vay. Cả hai nguồn này đều đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình huy động vốn. Trong những năm qua, vốn huy động từ hai nguồn đều liên tục tăng trong đó nguồn vốn tự có vẫn đang chiếm ưu thế. Tuy nhiên có thể nhận thấy nguồn vốn đi vay đang có xu hướng tăng dần so với nguồn vốn tự có. Cụ thể có thể xem xét bảng cơ cấu nguồn vốn tại công ty TNHH TM & DV công nghiệp Nhật Minh dưới đây:

Đơn vị: % Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Vốn tự có 65.14 71.48 59.89 60.19 50.65 53.79 Vốn đi vay 34.86 28.52 40.11 39.81 49.35 46.21 Tổng vốn đầu tư 100 100 100 100 100 100 Nguồn : Phòng kế toán

Nhìn vào bảng số liệu ta có thể nhận thấy, trong cơ cấu nguồn vốn thì nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn nhất là thường đạt trên 50 %. Nguồn vay tín dụng cũng là một nguồn quan trọng và đang tăng đều hằng năm. Theo xu hướng hiện nay, tỷ trọng vốn tự có đang giảm xuống trong khi tỷ trọng vốn vay lại tăng lên. Năm 2006 tỷ trọng vốn tự có chiếm 65.14%, vốn đi vay chiếm 34.86% thì đến năm 2011 tỷ trọng vốn tự có giảm xuống còn 53.79%, tỷ trọng vốn đi vay tăng lên thành 46.21%.

Trong năm 2011 và quý I 2012 một nguồn hình vốn mới của công ty xuất hiện đó là vốn từ ngân sách Nhà nước. Kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học của công ty đã mang lại những nguồn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước. Đây là một nguồn vốn đáng lưu ý để các doanh nghiệp phấn đấu có được.

Nhìn chung các nguồn huy động vốn cho doanh nghiệp còn rất hạn chế. Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp được hình thành trên lợi nhuận của công ty, khi hoạt động kinh doanh của công ty không được thuận lợi, lợi nhuận của cộng ty giảm xuống, vốn tự có dùng để tái sản xuất giảm đi, quy mô sản xuất thu hẹp lai khiến cho lợi nhuận tiếp tục giảm. Nếu cứ tiếp tục như vậy quy mô sản xuất và lợi nhuận của công ty ngày càng giảm không thể duy trì sản xuất kinh doanh. Đối với nguồn vốn vay, trong điều kiện nền kinh tế như hiện nay, lãi suất và lạm phát cao khiến cho doanh nghiệp khó có khả năng tiếp cận. Vốn đang trở thành một vấn đề lo ngại của các doanh nghiệp. Cả hai nguồn vốn này đều không thể tài trợ bền vững cho hoạt động của doanh nghiệp. Công ty Nhật Minh cần đa đạng hóa các nguồn vốn huy động cho hoạt động ĐTPT, đảm bảo tính ổn đinh cho nguồn vốn này .

1.2.2.1.3 Khả năng huy động vốn cho hoạt động đầu tư phát triển tại công ty TNHH TM&DV công nghiệp Nhật Minh TM&DV công nghiệp Nhật Minh

Như đã phân tích, nguồn vốn của Nhật Minh được hình thành từ 2 nguồn cơ bản là vốn tự có và vốn đi vay. Trong đó, hiện vốn tự có đang chiếm tỷ trọng cao hơn và có xu hướng giảm trong tương lai. Khả năng huy động vốn của công ty đối với từng nguồn cũng có điểm khác nhau.

Đối với nguồn vốn tự có, công ty chú trọng vào việc tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, từ đó tăng lợi nhuận và lợi nhuận giữ lại tái đầu tư. Theo đó, nguồn vốn tự có sẽ được tăng thêm. Bên cạnh đó công ty cũng khuyến khích các khoản vốn góp từ công nhân viên và cổ đông có ý định đầu tư vào công ty. Ngoài nguồn vốn tự có của chủ doanh nghiệp bỏ ra từ khi thành lập, hiện nay nguồn vốn huy động thêm đã tăng lên đáng kể. Theo số liệu tính toán, trong tổng vốn tự có của doanh nghiệp, vốn phát sinh từ lợi nhuận giữ lại chiếm 62.5% nguồn vốn tự có tăng thêm hằng năm. Vốn huy động từ hình thức góp vốn chiếm 37.5%. Có thể thấy, tỷ trọng vốn huy động từ lợi nhuận cao hơn so với vốn góp. Điều này cho thấy khả năng huy động vốn từ việc góp vốn của công ty còn nhiều hạn chế.

Đối với nguồn vốn vay, tuy quy mô chưa lớn bằng vốn tự có nhưng lại đang có xu hướng tăng. Với tình hình phát triển của công ty sẽ hứa hẹn việc tiếp cận với nguồn vốn vay ngày một dễ dàng hơn nhưng trên thực tế không phải như vậy. Các ngân hàng và tổ chức cho vay đang ngày càng thắt chặt giới hạn tín dụng của họ. Đi đôi với lạm phát là lãi suất ngân hàng đang đạt mức cao đáng quan ngại. Các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc vay vốn ngân hàng để ĐTPT ngày càng khó khăn hơn. Mức lãi suất cao mà công ty phải chịu đã hạn chế khả năng vay vốn và hoàn trả. Để khắc phục vấn đề này, công ty chú trọng đầu tư có hiệu quả mang lại lợi nhuận cao. Với một báo cáo tài chính đầy thuyết phục, công ty dễ dàng hơn trong việc chuẩn bị hồ sơ vay vốn và nhận được nhiều ưu đãi hơn. Có thể nhận thấy qua bảng thống kê cơ cấu nguồn vốn huy động của công ty, nguồn vốn vay đang tăng hằng năm và khẳng định vai trò quan trọng của mình. Tuy nhiên công ty cũng nên duy trì một mức dư nợ hợp lí để đảm bảo sự an toàn trong cơ cấu nguồn vốn.

1.2.2.2 Phân tích tình hình sử dụng vốn đầu tư phát triển tại công ty1.2.2.2.1 Tình hình sử dụng vốn 1.2.2.2.1 Tình hình sử dụng vốn

Huy động vốn cho ĐTPT trong những năm gần đây là vô cùng khó khăn, các doanh nghiệp đều rất khó có thể tiếp cận nguồn vốn. Lượng vốn huy động được của

doanh nghiệp theo thống kê là không nhiều do hai nguyên nhân. Thứ nhất, nền kinh tế sau khủng hoảng chưa khôi phục hoàn toàn nên sức sản xuất và tiêu thụ của thị trường chưa cao. Doanh nghiệp không tăng được doanh số bán hàng cũng như lợi nhuận, nguồn vốn để tái đầu tư mở rộng do vậy cũng khó khăn hơn. Thứ hai, với tình hình làm phát như hiện nay, mức lãi suất cho vay của ngân hàng cao ở mức kỷ lục, doanh nghiệp muốn có được nguồn này gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những vấn đề này đặt ra cho một doanh nghiệp một yêu cầu bức thiết là phải sử dụng đồng vốn sao cho hiệu quả nhất. Một doanh nghiệp nhỏ như công ty TNHH TM & DV công nghiệp Nhật Minh cũng đã có những phương án sử dụng vốn riêng nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Sau đây là bảng thể hiện tình hình sử dụng vốn thực tế so với kế hoạch tại công ty Nhật Minh:

Bảng 1.11 Tình hình sử dụng vốn so với kế hoạch tại công ty giai đoạn 2006- 2011

Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Kế hoạch sử dụng vốn 13.2 23.4 29.85 37.9 48.45 60.5 Vốn sử dụng 11.36 22.79 29.22 35.22 44.72 56.48 Phần trăm kế hoạch vốn sử dụng 86.06 97.39 97.89 92.93 92.30 93.36 Nguồn : Phòng kế toán

Có thể thấy rằng tỷ lệ sử dụng vốn so với kế hoạch của công ty là khá cao, thường xuyên đạt ở mức trên 90%. Trong đó, năm 2007 và 2008 đạt được tỷ lệ sử dụng cao nhất. Ở hai năm này công ty tập trung vốn cho việc bắt đầu hoạt động nhà máy sản xuất nhựa. Những nguồn vốn huy động trong thời gian này được sử dụng triệt để nhằm đẩy nhanh hoạt động của công ty. Năm 2011 tuy có kể hoạch sư dụng vốn lớn nhưng phần trăm sử dụng được lại chỉ đạt 93.36% là do kế hoạch sản xuất năm này có sử dụng vốn NSNN cần một số thủ tục pháp lí nên giải ngân chưa kịp tiến độ.

Vốn được đầu tư cho từng nội dung được chi tiết ở bảng dưới đây:

Bảng 1.12 Tổng vốn đầu tư theo từng nội dung của công ty giai đoạn 2006- 2011

Đơn vị: Tỷ đồng

Tổng vốn đầu tư 11.36 22.79 29.22 35.22 44.72 56.48 Đầu tư vào tài sản cố định 5.4 12.9 15.5 19.1 26.2 35.9 Đầu tư cho hàng tồn trữ 3 5 6.5 8.5 9.2 10 Đầu tư vào phát triển nguồn

nhân lực 1.36 2.43 2.92 3.08 3.71 4.48 Đầu tư cho hoạt động

marketing, quảng bá thương hiệu

0.4 1.1 1.8 1.94 2.21 2.5 Đầu tư phát triển khác 1.2 1.36 2.5 2.6 3.4 3.6

Nguồn : Phòng kế toán

Qua bảng trên ta thấy, nguồn vốn đầu tư được sử dụng tăng hăng năm với mức tăng trung bình là %/ năm. Nguồn vốn được sử dụng với tỷ trọng lớn nhất cho đầu tư TSCĐ, năm 2006 chiếm 47.54 %, 2007 là 56.6% và đến năm 2011 là 63.56%. Có thể thấy rằng đầu tư cho TSCĐ đang ngày càng tăng tại công ty Nhật Minh. Điều này thể hiện công ty đang phát triển theo chiều rộng, dựa trên việc tăng quy mô để tăng lợi nhuận. Trong khi đó, sử dụng vốn đầu tư cho các khoản mục khác cũng tăng hằng năm nhưng với mức tăng tuyệt đối và tương đối đều thấp hơn. Đơn cử như vốn đầu tư cho NNL, ta có thể thấy năm 2010 mức vốn này đạt 3.71 tỷ, năm 2011 đạt 4.48 tỷ - tăng 20.75% thấp hơn so mức tăng của vốn đầu tư vào TSCĐ.

1.2.2.1.2 Thuận lợi, hợp lý

Những thuận lợi và hợp lí có thể kể đến trong việc sử dụng vốn tại công ty TNHH TM & DV công nghiệp Nhật Minh là:

- Có lượng vốn sử dụng tăng đều qua các năm thể hiện rằng công ty đang có mức phát triển cao, nhu cầu và lượng vốn năm sau lại cao hơn năm trước

- Tình hình sử dụng vốn so với kế hoạch vốn đặt ra được thực hiện khá tốt, mức sử dụng vốn so với kế hoạch thường xuyên ở mức trên 90 %, có những giai đoạn chỉ tiêu này gần đạt 100%.

- Tăng tổng vốn đầu tư sử dụng đi kèm với sự tăng vốn của tất cả nội dung đầu tư, đảm bảo sự cân bằng trong cơ cấu sử dụng vốn.

- Nguồn vốn sử dụng cho ĐTPT cơ sở vật chất kỹ thuật khá lớn, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu bền của công ty.

- Hiệu quả sử dụng vốn trong một số năm được đánh giá là khá cao, vượt xa mức chi phí phải bỏ ra để có được lượng vốn đó.

Những thuận lợi hợp lí trong quá trình sử dụng vốn đã giúp cho công ty TNHH TM & DV công nghiệp Nhật Minh đạt được mức tăng trưởng trong những năm qua. Dù tình hình kinh tế quốc gia và thế giới còn nhiều khó khăn nhưng doanh nghiệp vẫn trụ vững giữa những biến động bất lợi của nền kinh tế.

1.2.2.1.3 Khó khăn, bất hợp lí

Bên cạnh những điểm hợp lí, tạo thuận lợi cho phát triển thì công tác sử dụng vốn cũng có những hạn chế căn bản do sử dụng không hợp lí gây khó khăn cho công ty trong quá trình hoạt động. Cụ thể là:

- Trong khi nhu cầu vốn tăng cao theo sự phát triển mở rộng của công ty thì tình hình huy động vốn lại gặp nhiều khó khăn. Chi phí vốn lớn đòi hiệu quả sử dụng vốn phải cao trong khi để đạt được kết quả này tương đối khó.

- Tỷ trọng vốn đầu tư cho các nội dung có sự chệnh lệch khá lớn. Chênh lệch này thể hiện công ty đang chú trọng ĐTPT theo chiều rộng, lấy sự gia tăng về quy mô làm tiền đề tạo ra lợi nhuận. Trong khi đó, các yếu tố đầu tư theo chiều sâu lại chưa đuợc đầu tư đúng mức. Hệ số năng suất tổng hợp TFP tại công ty nếu được tính toán cụ thể sẽ chưa cao. Sự phát triển này về lai dài là không bền vững.

- Tiến hành hoạt động đầu tư cần có kế hoạch, quy hoạch cụ thể. Đồng vốn đưa ra sử dụng cần được tính toán sao cho lợi ích mang lại là lớn nhất. Tại công ty Nhật Minh, việc chuyên môn hóa quản lí đầu tư chưa có nên sử dụng vốn cho đầu tư phát triển còn nhiều hạn chế, nhiều trường hợp đầu tư không mang lại hiệu quả gây thất thoát lãng phí.

- Lượng vốn cố định lớn hơn nhiều so với vốn lưu động không phải là một cơ cấu vốn hợp lí đối với một công ty thương mại dịch vụ. Những hoạt động sản xuất gắn với TSCĐ lại không tạo ra nhiều lợi nhuận bằng hoạt động thương mại và dịch vụ

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ công nghiệp Nhật Minh (Trang 41)