Khái quát về thực trạng phát triển du lịch Hà Nội

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch của các Trung tâm xúc tiến Du lịch tại các địa phương nghiên cứu trường hợp tại Hà Nội (Trang 47)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.1.Khái quát về thực trạng phát triển du lịch Hà Nội

a) Khái quát về tài nguyên du lịch

Hà Nội có diện tích 3344,6 km², 6561,9 nghìn ngƣời (theo số liệu thống kê 2010), nằm ở phía tây bắc Đồng bằng châu thổ Sông Hồng.

Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế xã hội của cả nƣớc, hàng năm thu hút số lƣợng lớn khách trong và ngoài nƣớc đến tham quan, làm việc, nghiên cứu. So với các tỉnh, thành phố khác của Việt Nam, Hà Nội là một thành phố có nhiều lợi thế để phát triển du lịch.

Hà Nội là một trong ít những thủ đô trên thế giới có bề dày nghìn năm lịch sử. Hà Nội có 5175 di tích văn hóa lịch sử, trong đó có 1050 di tích đƣợc xếp hạng cấp quốc gia, nhiều lễ hội dân gian truyền thống. Đặc biệt có di tích đƣợc UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, đó là Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đƣợc UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới (31/07/2010), 82 bia Tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám đƣợc ghi

danh Di sản tƣ liệu thế giới, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc là Di sản phi vật thể, Ca Trù đƣợc công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần đƣợc bảo vệ khẩn cấp (01/10/2009). Trong nội ô, cùng với rất nhiều di tích lịch sử văn hóa, các công trình kiến trúc, Hà Nội còn sở hữu một hệ thống bảo tàng đa dạng nhất Việt Nam. Thành phố là nơi tổ chức các sự kiện lớn quy mô quốc gia và quốc tế, có nhiều lợi thế trong việc giới thiệu văn hoá Việt Nam với du khách nƣớc ngoài thông qua các nhà hát sân khấu dân gian, các làng nghề truyền thống… Đồng thời, ẩm thực Hà Nội rất phong phú, nhiều món ăn đƣợc sự đánh giá cao của hầu hết du khách, đƣợc nhiều tạp chí nƣớc ngoài bình chọn. Đến Hà Nội không du khách nào có thể quên hƣơng vị của phở, bún riêu cua, bún ốc, bún thang, xôi gà, chả cá Lã Vọng, bánh tôm hồ Tây, bánh cốm, các món nem cuốn…

Phía tây và nam thành phố, Hà Nội có một số dãy núi có phong cảnh đẹp, có vƣờn quốc gia Ba Vì, nơi hội tụ quần thể di tích danh thắng, tạo nên phong cảnh sơn thủy hữu tình. Hà Nội có nhiều hồ nƣớc trong xanh, vừa là lá phổi xanh cho thành phố, vừa là nơi thích hợp cho du lịch nghỉ dƣỡng.

b) Kết quả du lịch

* Về khách du lịch: Khách quốc tế đến Hà Nội từ hơn 160 vùng, lãnh thổ; trong đó 10 thị trƣờng khách quốc tế đứng đầu về lƣợng đến Hà Nội năm 2010 gồm: Trung Quốc, Pháp, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Thái Lan, Malaysia, Đài Loan và Singapore. Mục đích du lịch chủ yếu là du lịch hội thảo, hội nghị (tăng mạnh trong vài năm trở lại đây), du lịch văn hóa, lịch sử; lễ hội; tham quan thắng cảnh, làng nghề.

Tuy nhiên, các thống kê (Bảng 2. 1) cho thấy Hà Nội chƣa thực sự là một thành phố thu hút nhiều khách du lịch quốc tế so với tiềm năng đang có. Với nhiều du khách quốc tế, thành phố chỉ là điểm chuyển tiếp trên hành trình khám phá Việt Nam của họ. Năm 2008, trong gần 9 triệu lƣợt khách của thành phố, có hơn 1,3 triệu lƣợt khách nƣớc ngoài. Năm 2010, năm đặc biệt của Hà Nội

bởi sự kiện Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, đất Thủ đô đón khoảng 1,7 triệu lƣợt khách quốc tế (chiếm 33,7%) trong tổng số hơn 5 triệu lƣợt khách quốc tế đến Việt Nam, và 10,6 triệu lƣợt khách nội địa. Năm 2011, Hà Nội đón 1,8 triệu lƣợt, chiếm 29,9% trong số hơn 6 triệu lƣợt khách quốc tế đến Việt Nam. Số khách quốc tế đến Hà Nội thấp hơn hẳn so với khách quốc tế đến TP.Hồ Chí Minh.

Bảng 2. 1. Số lƣợt khách của Hà Nội và Việt Nam qua các năm

Đơn vị tính: lƣợt ngƣời

Năm

Khách quốc tế đến Khách nội địa

Hà Nội (a) Việt Nam (b) Tỷ trọng (%) Hà Nội (a) Việt Nam (b) Tỷ trọng (%) 2000 556.010 2.140.100 26,0 3.234.390 2001 789.115 2.330.050 33,9 3.759.132 11.700.000 32,1 2002 1.029.923 2.627.988 39,2 4.516.003 13.000.000 34,7 2003 931.760 2.428.735 38,4 4.975.982 13.500.000 36,9 2004 1.054.000 2.927.873 36,0 5.771.000 14.500.000 39,8 2005 1.251.635 3.477.500 36,0 8.808.365 16.000.000 55,1 2006 1.280.000 3.583.486 35,7 7.880.000 17.500.000 45,0 2007 1.490.500 4.229.349 35,2 9.109.500 19.200.000 47,4 2008 1.300.000 4.235.792 30,7 7.669.760 20.500.000 37,4 2009 1.200.000 3.747.431 32,0 9.200.000 25.000.000 36,8 2010 1.700.000 5.049.855 33,7 10.600.000 28.000.000 37,9 2011 1.800.000 6.014.032 29,9 11.660.000 30.000.000 38,9

Ghi chú: Tổng hợp từ nguồn: (a) Sở VHTTDL Hà Nội, (b) Bộ VHTTDL

Từ 2000-2010, tỷ trọng số lƣợt khách quốc tế đến Hà Nội thƣờng bằng khoảng 1/3 số khách đến Việt Nam, thấp nhất 26% (2000), cao nhất 39,2%

(2002); tỷ trọng khách nội địa có cao hơn, thấp nhất 32,1% (2001), cao nhất là 55,1% (2005). 0 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000 7,000,000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Hà Nội Việt Nam

Biểu đồ 2. 1. Khách quốc tế đến Việt Nam và Hà Nội 2000-2011

Hà Nội là trung tâm phân phối khách chủ yếu của khu vực phía Bắc. Nhiều khách quốc tế và nội địa đến Hà Nội, đi du lịch trên địa bàn thành phố và các tỉnh trong khu vực.

Theo số liệu điều tra (Bảng 2. 2), cho thấy con số khá khả quan với 78,5% số khách chọn đến Hà Nội do sự hấp dẫn của văn hóa, thắng cảnh, dịch vụ. Bảng 2. 2. Lý do khách du lịch đến Hà Nội (tỷ lệ %) Lý do Khách quốc tế Khách nội địa Tổng số

Sự hấp dẫn của thắng cảnh, văn hóa, dịch vụ

36,4 42,1 78,5 Công việc 2,5 14,9 17,4 Thăm bạn bè, ngƣời thân 2,5 12,4 14,9

Giá rẻ 8,3 3,3 11,6

Tò mò 18,2 5,8 24

Khác 3,3 0,8 4,1

Về độ dài thời gian lƣu trú của khách tại Hà Nội, thời gian lƣu trú bình quân hiện chƣa cao, chỉ có 2,1 ngày đối với khách quốc tế và 1,6 ngày đối với khách nội địa (theo Sở VHTTDL Hà Nội). Trong đợt khảo sát, cho thấy khách quốc tế nghỉ ở Hà Nội dài nhất là 8 ngày, và ít nhất chỉ có 0,5 ngày (Phụ lục: Bảng 7).

Theo điều tra, trong số khách nói chung (cả quốc tế và nội địa) (biểu đồ dƣới đây), đa số đều cần có thông tin trƣớc khi đến Hà Nội, chiếm 80,2%; có 3,3% không có ý kiến, và 16,5% cho là không cần có trƣớc thông tin.

Có cần, 80.2 Không cần, 16.5 Không ý kiến, 3.3

Biểu đồ 2. 2. Nhu cầu cần có thông tin trƣớc khi đến Hà Nội (%)

* Về tổng thu du lịch: Tổng thu từ hoạt động du lịch của Hà Nội có mức tăng trƣởng tƣơng đối ổn định và khá cao so với các địa bàn trọng điểm du lịch trong cả nƣớc. Năm 2000, ƣớc đạt 2.988 tỷ, năm 2005 đạt 11.552 tỷ đồng, năm 2008 đạt 23.800 tỷ đồng và năm 2010, ƣớc đạt 27.000 tỷ đồng 1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

.

* Về cơ sở lưu trú: Hiện Hà Nội có 1751 cơ sở lƣu trú phục vụ du lịch với 25.532 buồng, trong đó có 222 khách sạn đƣợc xếp hạng với 11.746 buồng (11 khách sạn 5 sao với 4841 buồng, 10 khách sạn 4 sao với 1655 buồng; số

còn lại từ 1 đến 3 sao. Công suất sử dụng buồng phòng khá cao, trong các năm gần đây đạt 55-60%, riêng năm 2010, đạt 61% 1

.

* Về doanh nghiệp lữ hành: Tính đến tháng 6/2012, Hà Nội có 456 doanh nghiệp đƣợc cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch của các Trung tâm xúc tiến Du lịch tại các địa phương nghiên cứu trường hợp tại Hà Nội (Trang 47)