7. Cấu trúc của luận văn
2.1.1. Hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịc hở cấp quốc gia
Với mục tiêu thúc đẩy phát triển du lịch Việt Nam, trong nhiều năm qua, các hoạt động xúc tiến du lịch, trong đó có TTQB du lịch đƣợc xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành Du lịch, đƣợc cụ thể hóa thành hoạt động hàng năm trong Chƣơng trình Hành động quốc gia về du lịch (2000- 2005 và 2006-2010), Chƣơng trình Xúc tiến du lịch quốc gia (từ năm 2009 đến nay). Ở cấp quốc gia, kể từ khi sáp nhập Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vào năm 2007, các hoạt động xúc tiến du lịch cấp quốc gia chủ yếu do Cục Hợp tác quốc tế và Tổng cục Du lịch chủ trì hoặc phối hợp thực hiện. TTQB về du lịch cụ thể thông qua các hình thức và phƣơng tiện chính nhƣ sau:
- Trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng: tuyên truyền về chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc ta trong phát triển du lịch, về hoạt động của Ngành, về tình hình phát triển du lịch trong và ngoài nƣớc.
- Tổ chức các đoàn khảo sát (famtrip và presstrip): dành cho đại diện các cơ quan báo chí, các hãng lữ hành của các thị trƣờng gửi khách lớn vào tham quan, khảo sát về điểm đến Việt Nam.
- Tổ chức/tham gia các hội chợ, triển lãm du lịch, các sự kiện du lịch (chƣơng trình giới thiệu điểm đến (road show)), các hội thảo, hội nghị chuyên về du lịch ở trong nƣớc và nƣớc ngoài, đặc biệt tại thị trƣờng trọng điểm của Việt Nam nhƣ Tây Âu, ASEAN, Đông Bắc Á....
- Xây dựng tiêu đề - biểu tƣợng cho ngành Du lịch: tiêu đề - biểu tƣợng
Việt Nam - Vẻ đẹp bất tận hiện đang đƣợc sử dụng cho giai đoạn xúc tiến du lịch 2012 - 2015.
- Xây dựng và duy trì hệ thống website trên mạng internet giới thiệu về văn hóa, lịch sử, đất nƣớc, con ngƣời và tiềm năng du lịch Việt Nam, các sự kiện và hoạt động du lịch tiêu biểu trên toàn quốc, các hoạt động quản lý, điều hành của TCDL, gồm: www. vietnamtourism.com1
(bằng 5 ngôn ngữ Việt, Anh, Pháp, Trung, Nhật), www.vietnamtourism.gov.vn (Việt, Anh); www. vietnamtourism-info.com (tiếng Anh) và www.dulichvn.org.vn (tiếng Việt).
- Sản xuất và phát hành ấn phẩm, vật phẩm xúc tiến, quảng bá du lịch: sách mỏng, tập gấp du lịch chuyên đề, bản đồ du lịch, một số sản phẩm đa phƣơng tiện (multimedia) trên CD-ROM bằng nhiều ngôn ngữ; phim quảng bá du lịch Việt Nam bằng VCD, DVD; biển quảng cáo tấm lớn, băng rôn, cờ phƣớn...
2.1.2. Hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch ở các địa phương
Cùng với xu hƣớng phát triển của du lịch, các địa phƣơng đã quan tâm và đầu tƣ nhiều hơn cho công tác xúc tiến du lịch với nhiều hoạt động đa dạng, tận dụng đƣợc nhiều kênh thông tin để TTQB cho du lịch địa phƣơng. Các UBND cấp tỉnh, các Sở VHTTDL chủ động tổ chức thực hiện nhiều hoạt động TTQB cho địa phƣơng, tham gia các hoạt động xúc tiến du lịch quốc gia và liên vùng. Hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng đã thành lập riêng đơn vị có chức năng về thông tin và xúc tiến du lịch. Nhiều địa phƣơng đã xây dựng Chƣơng trình xúc tiến quảng bá du lịch tỉnh giai đoạn 2011-2015.
Hoạt động TTQB du lịch địa phƣơng nhằm cung cấp thông tin giới thiệu về thị trƣờng, sản phẩm du lịch địa phƣơng, đồng thời kêu gọi đầu tƣ từ trong và ngoài nƣớc, đƣợc thực hiện chủ yếu dƣới những hình thức nhƣ sau:
- Tổ chức, hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tham gia các hội chợ, triển lãm, các lễ hội ở trong và ngoài nƣớc nhằm quảng bá và bán sản phẩm du lịch địa phƣơng;
- Tổ chức đón các đoàn báo chí, lữ hành đến tham quan, khảo sát tour, tuyến, điểm du lịch của địa phƣơng;
- Xây dựng các trang web để giới thiệu về tiềm năng du lịch và các hoạt động du lịch địa phƣơng, có mở rộng giới thiệu hoạt động chung của ngành du lịch trên toàn quốc, chủ yếu bằng tiếng Việt, hoặc có thêm tiếng Anh, rất ít một số website địa phƣơng có thêm tiếng Pháp/Trung/Nga;
- Sản xuất các ấn phẩm quảng bá hình ảnh và sản phẩm du lịch địa phƣơng nhƣ: sách hƣớng dẫn du lịch, bản đồ du lịch, sách niên giám,... chủ yếu bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh; tùy theo thị trƣờng, một số địa phƣơng có ấn phẩm bằng các ngôn ngữ khác nhƣ tiếng Trung, tiếng Nga;
- Phối hợp với TCDL, các địa phƣơng khác để tổ chức các sự kiện du lịch, cùng xây dựng các chƣơng trình du lịch, tạo một chuỗi sản phẩm liên vùng, qua đó quảng bá đƣợc tiềm năng văn hóa du lịch đặc sắc của từng vùng, miền nhƣ “Chƣơng trình hợp tác phát triển thƣơng mại - du lịch” và “Về cội nguồn” của ba tỉnh Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ, Chƣơng trình “con đƣờng di sản Miền Trung”, Chƣơng trình du lịch theo đƣờng Hồ Chí Minh huyền thoại gắn với các tỉnh miền Trung, khảo sát Hành trình qua các kinh đô Việt cổ... Một số địa phƣơng đang có xu hƣớng liên kết với cả các tỉnh thuộc nƣớc lân cận...
- Phối hợp với Đài truyền hình TƢ và đài truyền hình địa phƣơng xây dựng phim tài liệu, phóng sự, chuyên đề về du lịch;
- Một số thành phố lớn thành lập các phòng thông tin du lịch tại sân bay quốc tế, ga tàu hoả, tại một số trung tâm thƣơng mại lớn.
Các hoạt động này phần nào đã có tác dụng tuyên truyền cho du lịch địa phƣơng, nâng cao nhận thức về phát triển du lịch, bảo vệ môi trƣờng trong cộng đồng dân cƣ, hỗ trợ cho doanh nghiệp du lịch trên địa bàn. Tuy nhiên, do các hoạt động này chƣa đƣợc tổ chức thƣờng xuyên, phạm vi, qui mô nhỏ, kinh phí nhỏ lẻ, thiếu sự chỉ đạo, điều phối của cơ quan quản lý du lịch ở trung ƣơng, nên tuyên truyền, quảng bá trong nƣớc là chủ yếu; chỉ một số thành phố lớn thực hiện đƣợc quảng bá ở nƣớc ngoài.
Nguồn ngân sách địa phƣơng cấp cho hoạt động xúc tiến du lịch tại các địa phƣơng rất khác nhau. Một số tỉnh, thành phố nhận đƣợc kinh phí hỗ trợ hoạt động xúc tiến từ ngân sách Trung ƣơng thông qua Chƣơng trình hành động quốc gia hoặc từ Chƣơng trình Xúc tiến quốc gia về Du lịch. Ngoài ra, một số địa phƣơng huy động thêm từ các nhà tài trợ, từ nguồn xã hội hóa, đóng góp của các doanh nghiệp.
2.1.3. Hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch do các Trung tâm XTDL thực hiện XTDL thực hiện
Tính đến tháng 9/2012, qua khảo sát thu thập thông tin, có 58 trên 63 tỉnh, thành phố của cả nƣớc thành lập Trung tâm có chức năng xúc tiến du lịch; đa số trung tâm là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở VHTTDL, một số ít thuộc UBND tỉnh, hoặc sở Kế hoạch và Đầu tƣ của tỉnh. Các trung tâm xúc tiến du lịch trực thuộc Sở VHTTDL hầu nhƣ mới đƣợc thành lập sau khi sáp nhập thành Bộ VHTTDL ở Trung ƣơng và Sở VHTTDL ở các địa phƣơng (năm 2007).
Do nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của du lịch và công tác xúc tiến du lịch khác nhau, tuỳ thuộc hoàn cảnh của từng địa phƣơng, quy mô của đơn vị thực hiện chức năng quảng bá xúc tiến ở các địa phƣơng cũng rất khác nhau. Các trung tâm xúc tiến có cơ cấu tổ chức khác nhau, không có một mô hình thống nhất trong toàn quốc. Nhƣng nhìn chung, các trung tâm có bộ phận xúc tiến, bộ phận thông tin, dịch vụ, bộ phận hành chính – tổng hợp, một
vài trung tâm có bộ phận tƣ vấn. Một số trung tâm không phân thành bộ phận chức năng mà Ban giám đốc điều hành dƣới hình thức các nhóm hoạt động theo mảng công việc. Về đội ngũ nhân lực, nhân lực làm việc trong các TTXT chủ yếu đƣợc điều động từ các phòng chức năng khác hoặc từ các bộ phận của các sở, ban, ngành ở địa phƣơng, về cơ bản là yêu nghề, nhiệt tình công việc, luôn sẵn sàng học hỏi, mong muốn đƣợc đào tạo để nâng cao nghiệp vụ. Tuy nhiên trình độ nghiệp vụ xúc tiến còn yếu, phải vừa làm vừa học, vừa đào tạo lại. Các trung tâm tuy có thuận lợi là có con dấu, tài khoản và hoạt động tự cân đối thu chi nhƣng thực tế chƣa huy động đƣợc nhiều nguồn kinh phí khác ngoài ngân sách nhà nƣớc.
Các trung tâm bắt đầu đi vào hoạt động mới đƣợc vài năm, đã triển khai các hoạt động xúc tiến du lịch nói chung và TTQB du lịch nói riêng cho địa phƣơng:
- Xây dựng, duy trì website về du lịch của địa phƣơng, chủ yếu là tiếng Việt, tiếng Anh.
- Xây dựng và phát hành một số ấn phẩm (hƣớng dẫn du lịch, tập gấp du lịch, bản đồ du lịch,...). Một số trung tâm xuất bản bản tin du lịch định kỳ theo tháng/quý;
- Tổ chức, tham gia các hội chợ du lịch, hội nghị, hội thảo, khảo sát tour, tuyến, điểm du lịch trong tỉnh và các địa phƣơng khác...
- Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý, xúc tiến du lịch; - Liên kết với nhiều đối tác để TTQB du lịch nhƣ: các trung tâm XTDL của các địa phƣơng khác, các hiệp hội du lịch, các doanh nghiệp,...
Thực tế hiện nay, hoạt động của các trung tâm XTDL ở các địa phƣơng bị phụ thuộc rất nhiều vào sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh và Sở VHTTDL. Công tác xúc tiến du lịch ở phần lớn các địa phƣơng nói chung và các trung tâm XTDL nói riêng chƣa chuyên nghiệp, chủ yếu là tự nghiên cứu,
tự làm và học tập rút kinh nghiệm. Nhiều trung tâm rất cần sự hợp tác xúc tiến phát triển du lịch trong mối liên kết vùng, liên kết phát triển du lịch, nhất là với các trung tâm của các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
2.1.4. Hoạt động của các doanh nghiệp và các ngành liên quan
Tính đến tháng 6/2012, trên toàn quốc đã có 1040 doanh nghiệp lữ hành có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế và trên 489 khách sạn từ 3 đến 5 sao1
. Mỗi doanh nghiệp có mục tiêu phát triển, định hƣớng khách hàng, định hƣớng sản phẩm khác nhau và đặc biệt là kinh nghiệm, trình độ chuyên môn khác nhau và khả năng tài chính cũng khác nhau nên các biện pháp tuyên truyền, quảng bá cũng khác nhau. Có thể thấy các doanh nghiệp này là lực lƣợng lớn có đóng góp cho việc quảng bá du lịch Việt Nam nói chung và cũng nhƣ từng điểm đến ở các địa phƣơng. Một số hình thức xúc tiến du lịch mà doanh nghiệp du lịch Việt Nam đang thực hiện nhƣ sau:
- Tham gia hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo về du lịch với các cách thức nhƣ: (1) Tham gia gian hàng chung theo chuỗi của các tập đoàn lớn xuyên quốc gia hay các công ty liên doanh, của Du lịch Việt Nam cùng với TCDL / Hiệp hội Du lịch, với các đối tác trong nƣớc hoặc nƣớc ngoài; (2) Thuê gian hàng riêng; (3) Tham gia với tư cách là VISITOR, nghĩa là không thuê gian hàng mà đến hội chợ để làm quen, tìm đối tác.
- Tham gia các chƣơng trình giới thiệu điểm đến ở nƣớc ngoài do Tổng cục Du lịch hoặc địa phƣơng (UBND, Sở VHTTDL) tổ chức.
- Tổ chức/tham gia các đoàn khảo sát cho hãng lữ hành và nhà báo quốc tế và trong nƣớc.
- Tuyên truyền, quảng cáo trên internet: Xây dựng website trên internet để TTQB là một hình thức phổ biến đối với các doanh nghiệp du lịch, do chi
phí thấp và khả năng tiếp cận đƣợc nhiều đối tƣợng từ nhiều nƣớc khác nhau một cách nhanh chóng.
- Sản xuất, phát hành ấn phẩm, vật phẩm quảng cáo: Sách, bản đồ, tập gấp, tờ rơi, ảnh giới thiệu những thông tin chung về đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam, về sản phẩm cụ thể của doanh nghiệp nhƣ chƣơng trình, khách sạn, các dịch vụ ăn nghỉ, tham quan và giá trọn gói hoặc giá các dịch vụ.
- Quảng cáo trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng: các tạp chí, báo, sách chuyên đề về du lịch có uy tín,
- Thành lập Văn phòng đại diện ở một số thị trƣờng trọng điểm: chỉ một số công ty lữ hành quốc tế lớn có đủ khả năng mở văn phòng đại diện ở nƣớc ngoài.
2.2. Hoạt động TTQB du lịch của Hà Nội
2.2.1. Khái quát về thực trạng phát triển du lịch Hà Nội
a) Khái quát về tài nguyên du lịch
Hà Nội có diện tích 3344,6 km², 6561,9 nghìn ngƣời (theo số liệu thống kê 2010), nằm ở phía tây bắc Đồng bằng châu thổ Sông Hồng.
Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế xã hội của cả nƣớc, hàng năm thu hút số lƣợng lớn khách trong và ngoài nƣớc đến tham quan, làm việc, nghiên cứu. So với các tỉnh, thành phố khác của Việt Nam, Hà Nội là một thành phố có nhiều lợi thế để phát triển du lịch.
Hà Nội là một trong ít những thủ đô trên thế giới có bề dày nghìn năm lịch sử. Hà Nội có 5175 di tích văn hóa lịch sử, trong đó có 1050 di tích đƣợc xếp hạng cấp quốc gia, nhiều lễ hội dân gian truyền thống. Đặc biệt có di tích đƣợc UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, đó là Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đƣợc UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới (31/07/2010), 82 bia Tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám đƣợc ghi
danh Di sản tƣ liệu thế giới, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc là Di sản phi vật thể, Ca Trù đƣợc công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần đƣợc bảo vệ khẩn cấp (01/10/2009). Trong nội ô, cùng với rất nhiều di tích lịch sử văn hóa, các công trình kiến trúc, Hà Nội còn sở hữu một hệ thống bảo tàng đa dạng nhất Việt Nam. Thành phố là nơi tổ chức các sự kiện lớn quy mô quốc gia và quốc tế, có nhiều lợi thế trong việc giới thiệu văn hoá Việt Nam với du khách nƣớc ngoài thông qua các nhà hát sân khấu dân gian, các làng nghề truyền thống… Đồng thời, ẩm thực Hà Nội rất phong phú, nhiều món ăn đƣợc sự đánh giá cao của hầu hết du khách, đƣợc nhiều tạp chí nƣớc ngoài bình chọn. Đến Hà Nội không du khách nào có thể quên hƣơng vị của phở, bún riêu cua, bún ốc, bún thang, xôi gà, chả cá Lã Vọng, bánh tôm hồ Tây, bánh cốm, các món nem cuốn…
Phía tây và nam thành phố, Hà Nội có một số dãy núi có phong cảnh đẹp, có vƣờn quốc gia Ba Vì, nơi hội tụ quần thể di tích danh thắng, tạo nên phong cảnh sơn thủy hữu tình. Hà Nội có nhiều hồ nƣớc trong xanh, vừa là lá phổi xanh cho thành phố, vừa là nơi thích hợp cho du lịch nghỉ dƣỡng.
b) Kết quả du lịch
* Về khách du lịch: Khách quốc tế đến Hà Nội từ hơn 160 vùng, lãnh thổ; trong đó 10 thị trƣờng khách quốc tế đứng đầu về lƣợng đến Hà Nội năm 2010 gồm: Trung Quốc, Pháp, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Thái Lan, Malaysia, Đài Loan và Singapore. Mục đích du lịch chủ yếu là du lịch hội thảo, hội nghị (tăng mạnh trong vài năm trở lại đây), du lịch văn hóa, lịch sử; lễ hội; tham quan thắng cảnh, làng nghề.
Tuy nhiên, các thống kê (Bảng 2. 1) cho thấy Hà Nội chƣa thực sự là một thành phố thu hút nhiều khách du lịch quốc tế so với tiềm năng đang có. Với nhiều du khách quốc tế, thành phố chỉ là điểm chuyển tiếp trên hành trình khám phá Việt Nam của họ. Năm 2008, trong gần 9 triệu lƣợt khách của thành phố, có hơn 1,3 triệu lƣợt khách nƣớc ngoài. Năm 2010, năm đặc biệt của Hà Nội
bởi sự kiện Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, đất Thủ đô đón